Các loại mụn trên mặt: Phân biệt, nguyên nhân & cách điều trị

Mụn là gì

Mụn là những nốt có kích thước khác nhau, nổi cộm trên da. Thông thường sẽ xuất hiện ở các vị trí như mặt, lưng, cổ, ngực, mông và bộ phận sinh dục,... Các nốt mụn không gây đau (thuộc tình trạng nhẹ), sưng tấy, viêm đỏ (thuộc tình trạng trung bình) hoặc rất đau nhức, có bọc mủ bên trong kèm lây lan đỏ ra các vùng xung quanh (thuộc tình trạng nặng). Mụn là bệnh lý về da liễu thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi dậy thì và thanh thiếu niên. Tuy chúng không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe nhưng gây khá nhiều sự bất tiện cho cuộc sống hằng ngày, làm mất vẻ tự tin cho nhiều người. Vậy nên đối với làn da nhạy cảm này bạn cần phải có các bước chăm sóc da mụn chuyên biệt.

Nguyên nhân gây mụn là do hoạt động quá mức của nội tiết tố làm tăng sự tiết dầu nhờn trên da khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Giai đoạn cơ thể thay đổi hàm lượng nội tiết tố là khi bước vào tuổi dậy thì (xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới). Bên cạnh đó, những yếu tố ngoại sinh cũng có thể khiến mụn xuất hiện như thay đổi thời tiết bất thường, dùng thực phẩm cay nóng, uống nước ngọt, có gas, chất kích thích như cà phê, môi trường nhiều bụi bẩn, nguồn nước sử dụng hàng ngày bị nhiễm kim loại nặng, không đảm bảo vệ sinh. Tần suất trang điểm quá nhiều và không tẩy trang kỹ lưỡng là nguyên do gây mụn thường thấy ở phái đẹp. Khi đó, do chăm sóc da không đúng cách sẽ làm tăng tiết bã nhờn, viêm nang lông và hình thành nên mụn. Nặn mụn xong nên làm gì? Và sau khi lấy nhân mụn để làm sạch da thì với làm da dễ kích ứng cũng phải chăm sóc thật cẩn thận.

>>> Xem thêm: 6 cách trị mụn ở tuổi dậy thì hiệu quả nhất

>>> Xem thêm: Giải mã 9 vị trí mụn trên mặt nói lên tình trạng sức khỏe

>>> Xem thêm: https://www.eucerin.vn/san-pham/pro-acne

Phân biệt các loại mụn không viêm

Banner Tinh chất giảm thâm nám cho da nhờn & hỗn hợp Eucerin Crystal Booster Serum

Mụn đầu đen

Khái niệm: Mụn đầu đen là một loại mụn trứng cá không viêm, chúng có dạng những nốt mụn màu đen xuất hiện trên bề mặt da, nhân mụn hở. Khi nhân mụn nhô lên sẽ tiếp xúc với oxi bên ngoài, sau một thời gian sẽ bị oxi hóa và có màu đen.

phân biệt mụn đầu đen

Mụn đầu đen với những nốt mụn màu đen xuất hiện trên da (Nguồn: Internet)

Cách nhận biết: Bạn có thể phân biệt các loại mụn khác với mụn đầu đen qua những đặc điểm sau:

Vị trí thường xuất hiện: Mụn đầu đen thường xuất hiện nhiều ở vùng mặt gồm mụn đầu đen ở mũi, trán, 2 bên má và một số vùng khác trên cơ thể như vai, lưng.

Nguyên nhân: Mụn đầu đen hình thành do bã nhờn và tế bào chết tích tụ bên trong lỗ chân lông. Lúc này, lỗ chân lông sẽ mở rộng và đẩy nhân mụn hở ra ngoài.

>>> Xem thêm: 9 nguyên nhân gây mụn trên mặt và cách điều trị chuẩn khoa học

>>> Xem thêm Quy trình các bước skincare cho da dầu mụn ngày và đêm hiệu quả

Mụn đầu trắng

Khái niệm: Mụn đầu trắng hay còn được gọi là mụn cám, là một trong những loại mụn trứng cá thường gặp. Loại mụn này nằm ẩn dưới da, lỗ chân lông khép kín.

mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng không gây sưng, không đau nhức (Nguồn: Internet)

Cách nhận biết: Một số dấu hiệu giúp bạn phân biệt các loại mụn với mụn đầu trắng:

Vị trí thường xuất hiện: Mụn đầu trắng xuất hiện phổ biến ở các vùng trên da mặt như má, mũi, trán,...

Nguyên nhân: Mặt nổi mụn trắng nhỏ li ti do sự tích tụ của bã nhờn, tế bào chết, bụi bẩn, vi khuẩn, làm bít tắc lỗ chân lông. Lỗ chân lông đóng nên hỗn hợp này sẽ ẩn dưới bề mặt da và đội da lên. Hỗn hợp tích tụ được da bao bọc, không bị oxi hóa nên mụn có đầu trắng.

>>> Xem thêm: Peel da trị mụn là gì? Có tốt và hiệu quả không? Những điều cần lưu ý

>>> Xem thêm: Bị mụn ở má: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị dứt điểm

>>> Xem thêm: Cách trị mụn đầu trắng hiệu quả

Mụn ẩn

Khái niệm: Mụn ẩn là mụn nằm ẩn dưới da nên khó nhận thấy bằng mắt thường. Mụn ẩn cũng là một dạng của mụn trứng cá, không gây đau nhưng khiến làn da trở nên sần sùi, thô ráp.

mụn ẩn

Mụn ẩn dưới da khó nhìn thấy bằng mắt thường (Nguồn: Internet)

Cách nhận biết: Bạn có thể phân biệt các loại mụn khác với mụn ẩn qua những dấu hiệu sau:

Vị trí thường xuất hiện: Mụn ẩn thường xuất hiện nhiều ở trán, 2 bên má, quai hàm và quanh miệng. Nguyên nhân:

>>> Xem thêm: Mụn bọc không đầu là gì? Nguyên nhân gây nên mụn bọc và cách điều trị

Phân biệt các loại mụn viêm

Mụn bọc

Khái niệm: Mụn bọc là mụn chứa mủ màu trắng hoặc vàng và máu, gây viêm sưng, cứng và đau nhức. Mụn nằm ẩn sâu bên trong da, có thể gây ra cho vùng da nhiều biến chứng sau mụn, thường gặp nhất là sẹo lõm. Mụn là kết quả khi da bị viêm nhiễm, kết hợp với bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết và vi khuẩn khiến nang lông bị kích ứng.

mụn bọc

Mụn bọc sưng đỏ, gây đau nhức, khó chịu (Nguồn: Internet)

Cách nhận biết: Phân biệt các loại mụn với mụn bọc qua những dấu hiệu sau:

Vị trí thường xuất hiện: Mụn bọc có thế xuất hiện ở nhiều vùng da mặt gồm mũi trán, má,... Nguyên nhân:

>>> Xem thêm: Cách chăm sóc da dầu mụn hàng ngày với 8 bước đơn giản

>>> Xem thêm: Có nên nặn mụn không?

Mụn nhọt

Khái niệm: Mụn nhọt là một tình trạng nhiễm trùng da. Mụn hình thành dưới da với các nốt mụn sưng, đau, có mủ.

mụn nhọt

Mụn nhọt có mủ mọc ở nhiều vùng da khác nhau (Nguồn: Internet)

Cách nhận biết:

Vị trí thường xuất hiện: Mụn nhọt có thế xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể như vùng da mặt và những vùng da khác như nách, cổ, mông, đùi,… Nguyên nhân:

Mụn đinh râu

Khái niệm: Mụn đinh râu hay còn có tên gọi khác là mụn đầu đinh, đây là loại mụn có ngòi mủ. Lúc mới hình thành, mụn gây sưng đỏ ở gốc sợi râu, có cảm giác đau nhức. Nếu không chăm sóc da đúng cách mụn sẽ sưng to và có mủ vàng xuất hiện trên đỉnh mụn. Nặng hơn, mụn có thể gây sưng phù mặt, sốt cao.

mụn đinh râu

Mụn đinh râu là một trong những loại mụn nguy hiểm nhất (Nguồn: Internet)

Cách nhận biết: Mụn đinh râu là loại mụn độc, rất nguy hiểm, có thể phân biệt các loại mụn khác với mụn đinh râu qua các dấu hiệu:

Vị trí thường xuất hiện: quanh môi, mũi,... Nguyên nhân:

Mụn nang

Khái niệm: Mụn nang hay còn gọi là mụn u nang, là một biến thể của mụn trứng cá. Mụn phát triển từ sâu bên trong da thành những nốt sưng đỏ như những khối u trên bề mặt da. Mụn chứa đầy dịch mủ, gây đau nhức, khó chịu.

mụn nang

Mụn nang xuất hiện theo từng đám, viêm đỏ, sưng tấy nặng và có mủ (Nguồn: Internet)

Cách nhận biết: Bạn cần phân biệt các loại mụn với mụn nang qua những dấu hiệu sau:

Vị trí thường xuất hiện: Mụn nang xuất hiện trên da mặt và một số vùng da khác trên cơ thể cổ, lưng, ngực. Nguyên nhân:

Các loại mụn khác

Mụn thịt

Khái niệm: Mụn thịt những u lành tính nhú trên bề mặt da, không gây bất kỳ cảm giác đau nhức nào nhưng lại khiến da sần sùi, mất thẩm mỹ.

mụn thịt

Mụn thịt mọc xung quanh mắt (Nguồn: Internet)

Cách nhận biết:

Vị trí thường xuất hiện: Mụn thịt xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, phổ biến là vùng mắt, má, trán, cổ, nách, ngực, bụng,… Nguyên nhân:

Mụn cóc

Khái niệm: Mụn cóc hay còn được gọi là mụn hạt cơm. Mụn cóc là những u nhỏ lành tính, hình thành do nhiễm vi rút HPV, có thể gặp ở cả nam và nữ.

mụn cóc

Mụn cóc sần sùi nhô lên khỏi bề mặt da (Nguồn: Internet)

Cách nhận biết: Để phân biệt các loại mụn khác với mụn cóc, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

Vị trí thường xuất hiện: Mụn cóc có thể xuất hiện trên mặt, bàn tay, móng tay, lòng bàn chân, móng chân, mắt cá chân,… Nguyên nhân:

Cách điều trị các loại mụn trên mặt

Sau khi biết các phân biệt các loại mụn, bạn sẽ xác định được chính xác loại mụn mình gặp phải để có cách trị mụn phù hợp. Sau đây là một số cách điều trị các loại mụn trên mặt mà bạn có thể tham khảo:

Duy trì lối sống lành mạnh

Xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học điều độ giúp ngăn ngừa mụn tái phát. Luyện tập thói quen ngủ sớm (ngủ lúc 22h mỗi ngày), ngủ đủ giấc 8 tiếng/ngày để đủ thời gian cho hệ bài tiết hoạt động đào thải. Hạn chế tối đa ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng vì chúng làm tăng sự tiết nhờn trên làn da làm tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến mụn hình thành. Uống đủ nước và bổ sung rau củ, trái cây để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh bị căng thẳng, áp lực quá mức để không nổi mụn.

ăn uống lành mạnh

Không ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ (Nguồn: Internet)

Tẩy trang, vệ sinh da kỹ

Thường xuyên tẩy trang cho làn da vào mỗi cuối ngày, kể cả khi không ra ngoài hoặc không trang điểm. Sau bước tẩy trang, nên sử dụng thêm sữa rửa mặt giúp loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn trên da mặt, giúp da dẻ trông thông thoáng và sạch sâu. Duy trì vệ sinh da bằng sữa rửa mặt có độ PH phù hợp, cung cấp đủ độ ẩm 2 lần/ngày (sáng và tối). Tuy nhiên, không được nhầm lẫn rằng rửa mặt nhiều lần và càng lâu là tốt hơn. Bởi vì rửa mặt quá 3 lần/ngày sẽ làm mất cân bằng độ ẩm khiến da mặt nổi mụn nhiều hơn.

>>> Xem thêm: Nước tẩy trang cho da mụn Pro Acne Micellar

Thực hiện các bước chăm sóc da đúng cách

Không được tự ý chích nặn mụn tại nhà vì nếu áp dụng sai phương pháp sẽ khiến tình trạng da trở nên tổn thương nghiêm trọng hơn. Đối với da mụn, nên có các bước skincare cho da dầu mụn phù hợp. Kiên trì đắp mặt nạ đất sét 2 lần/tuần để hút bã nhờn, thu nhỏ lỗ chân lông, ngăn ngừa tiết dầu hiệu quả. Tẩy tế bào chết thường xuyên 2-3 lần mỗi tuần là bước quan trọng giúp loại bỏ da chết và được tái tạo mới. Bạn cần chú ý thoa đều hình xoắn ốc nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương, chảy xệ da.

>>> Xem thêm: Sữa rửa mặt cho da mụn Eucerin ProAcne

Sử dụng mỹ phẩm phù hợp

Lựa chọn, sử dụng mỹ phẩm phù hợp là cách để ngăn mụn quay trở lại. Đối với da mụn thì nên sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, chất lượng, thành phần lành tính chuyên trị mụn (như tràm trà, bí đao, rau má, diếp cá). Có khả năng thẩm thấu nhanh, không gây nặng, bí da mặt, dễ có nguy cơ kích ứng.

Tạo thói quen sử dụng kem chống nắng

Bạn nên thoa kem chống nắng dành cho da mụn thường xuyên kể cả khi ở nhà. Chỉ số SPF phù hợp cho làn da mụn là từ 30+ đến 50+. Ngoài ra, cần chú ý che chắn kỹ càng khi ra nắng (mặc thêm áo khoác chống nắng, đeo kính chống tia UV, đội mũ vành rộng tránh nắng chiếu trực tiếp vô mặt) để bảo vệ da tốt nhất. Để kỹ lưỡng hơn nữa thì tránh ra đường vào khoảng thời gian từ 10h-16h hàng ngày.

>>> Xem thêm: Kem chống nắng SPF 50+ cho da nhờn mụn

Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc bôi ngoài da dạng kem, dạng gel được áp dụng trong điều trị các loại mụn, hạn chế viêm nhiễm, ngăn ngừa mụn tái phát. Thuốc bôi trị mụn thường có một hoặc một số thành phần như Retinol, Benzoyl Peroxide, Salicylic Acid, Azelaic Acid,… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và điều trị hiệu quả, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ da liễu khi lựa chọn thuốc.

Điều trị với thuốc uống được bác sĩ kê đơn

Với những trường hợp mụn quá nặng thì bạn có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống. Lưu ý, khi sử dụng thuốc uống, bạn không nên kết hợp thuốc bôi có chứa Retinol và Benzoyl Peroxide. Hơn nữa, thuốc uống cần do bác sĩ kê đơn, uống theo đúng liệu trình, không nên lạm dụng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Áp dụng các liệu pháp công nghệ cao

trị mụn bằng laser

Trị mụn an toàn, hiệu quả nhờ ứng dụng công nghệ cao (Nguồn: Internet)

Qua bài viết này, Eucerin đã giúp bạn phân biệt các loại mụn trên mặt cũng như tư vấn một số cách điều trị mụn an toàn và hiệu quả. Nếu làn da bạn đang bị mụn thì trước tiên cần xác định chính xác loại mụn mình gặp phải là gì để có phương pháp điều trị mụn phù hợp. Chúc bạn sớm có được làn da sạch mụn, mịn màng như ý.

Có thể bạn quan tâm:

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/phan-biet-cac-loai-mun-a12730.html