Mảng trắng trong miệng là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Mảng trắng trong miệng dễ dàng khiến bạn bị đau rát, thậm chí là chảy máu khi sử dụng dụng cụ cạo lưỡi. Vậy mảng trắng trong miệng là bệnh gì và điều trị như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Mảng trắng trong miệng là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Mảng trắng trong miệng là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

I. Mảng trắng trong miệng là bệnh gì?

Mảng trắng trong miệng bám dai và chắc, bề mặt lưỡi rất có thể là biểu hiện của bệnh nấm miệng. Đây là một dạng nhiễm nấm candida. Candida được biết đến là một sinh vật thường trú trong miệng mỗi người tuy nhiên vì một nguyên nhân nào đó khiến chúng phát triển vượt mức kiểm soát sẽ gây ra chứng nấm miệng.

Mảng trắng trong miệng rất có khả năng là dấu hiệu của bệnh nấm miệng
Mảng trắng trong miệng rất có khả năng là dấu hiệu của bệnh nấm miệng

II. Nguyên nhân có mảng trắng trong miệng

Mảng trắng trong miệng, cụ thể là bệnh nấm miệng thường xảy ra ở những trường hợp bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc sử dụng các loại thuốc kháng sinh khiến hệ vi sinh vật tự nhiên trong cơ thể bị xáo trộn, mất cân bằng.

Thông thường, những tình trạng sau sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm miệng mà bạn nên biết:

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng

III. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nấm miệng

Các triệu chứng của nấm miệng sẽ khác nhau ở mỗi người. Và tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các dấu hiệu, triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển từ từ, kéo dài trong nhiều tuần. Một số dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận biết bệnh nấm miệng:

Miệng xuất hiện mảng trắng và thường xuyên có cảm giác đau nhức
Miệng xuất hiện mảng trắng và thường xuyên có cảm giác đau nhức

IV. Phương pháp chẩn đoán bệnh nấm miệng

Bệnh nấm miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy mà phương pháp chẩn đoán cũng tương đối đa dạng:

Chẩn đoán bệnh nấm miệng bằng cách kiểm tra những tổn thương trong khoang miệng
Chẩn đoán bệnh nấm miệng bằng cách kiểm tra những tổn thương trong khoang miệng

V. Những ai thường mắc bệnh nấm miệng?

Bệnh nấm miệng có thể xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi, giới tính. Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng:

VI. Mảng trắng trong miệng có ảnh hưởng gì không?

Mảng trắng do nấm miệng thường nhẹ và ít gây những vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, với những người đang mắc các bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch thì nấm miệng lại trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều.

Việc chậm trễ điều trị, nấm miệng sẽ lan đến thực quản. Lúc này người bệnh thường có những biểu hiện như khó nuốt, cảm giác vướng nghẹn ở cổ. Nhiều trường hợp còn gặp tình trạng ợ chua, buồn nôn, nóng rát phần cổ, ngực.

Và thời điểm sức đề kháng suy giảm, các lợi khuẩn trở nên yếu thế, nấm miệng sẽ lan ra toàn thân đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

Nấm miệng nếu không điều trị sẽ dẫn đến hiện tượng khó nuốt
Nấm miệng nếu không điều trị sẽ dẫn đến hiện tượng khó nuốt

VII. Cách khắc phục mảng trắng trong miệng

Bệnh nấm miệng rất dễ điều trị ở những người khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc trị nấm miệng. Những loại thuốc này thường được điều chế ở dạng gel hoặc chất lỏng, bôi trực tiếp vào bên trong khoang miệng.

Đôi khi thuốc điều trị nấm miệng cũng có thể ở dạng viên nén hoặc viên nang, bạn sẽ uống theo liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ định. Thông thường, việc điều trị bằng thuốc sẽ mất khoảng từ 7 - 14 ngày mới khỏi bệnh.

Sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ điều trị
Sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ điều trị

Trong trường hợp bệnh nấm miệng được cho là xuất phát từ nguyên nhân sử dụng thuốc kháng sinh hoặc corticosteroid thì bác sĩ sẽ xem xét điều chỉnh giảm liều lượng hoặc đổi sang loại thuốc khác.

Bệnh nấm miệng có thể điều trị thành công bằng cách sử dụng thuốc và điều kiện đi kèm là sức khỏe tốt. Ngược lại, với những người có hệ miễn dịch yếu do mắc bệnh thì quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn. Lúc này, bác sĩ sẽ kết hợp điều trị nấm miệng với các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của bệnh nhân.

VIII. Biện pháp phòng ngừa

Bệnh nấm miệng có thể ngăn ngừa, kiểm soát bằng việc duy trì những thói quen tốt trong sinh hoạt, ăn uống hằng ngày. Cụ thể:

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp.

Khi vệ sinh răng miệng, đừng quên làm sạch bề mặt lưỡi của bạn vì đây cũng là nơi mảng bám tồn đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Có thể làm sạch lưỡi bằng bàn chải hoặc dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp khoang miệng được làm sạch một cách tốt nhất.

Thường xuyên chải lưỡi sạch sẽ loại bỏ mảng bám
Thường xuyên chải lưỡi sạch sẽ loại bỏ mảng bám

Định kỳ 3 tháng hoặc bất kỳ khi nào thấy lông bàn chải đã bị tòe, bạn cần thay cái mới. Đặc biệt, thời điểm hoàn thành quá trình điều trị nấm miệng cũng cần đổi bàn chải đánh răng mới.

Không nên lạm dụng các loại nước xịt thơm miệng. Vì việc xịt thơm miệng trong khoảng thời gian dài, đặc biệt là những sản phẩm chứa cồn sẽ làm khô niêm mạc miệng, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển nhanh hơn.

Nếu bạn đang đeo răng giả, hãy đảm bảo rằng chúng được làm sạch và bảo quản đúng cách nhằm ngăn ngừa sự phát triển của nấm candida.

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, chứa chất lên men có trong thức ăn như kẹo, bánh mì, rượu, đồ muối chua,… Thay vào đó, nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin có trong các loại rau củ quả tươi như cà rốt, ổi, cam, rau ngót, rau cải, rau chân vịt,…

Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C tốt cho sức khỏe răng miệng và hệ miễn dịch
Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C tốt cho sức khỏe răng miệng và hệ miễn dịch

Đặc biệt, trong thời gian điều trị bạn nên ăn nhiều sữa chua. Thực phẩm này chứa lượng lớn lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng, kìm hãm sự phát triển của nấm candida. Mặt khác, sữa chua còn mềm mịn, rất phù hợp cho những người bệnh gặp tình trạng khó nuốt, đau khi ăn nhai.

VIIII. Khi nào thì nên đi gặp bác sĩ?

Trên thực tế, mức độ nặng nhẹ và thời gian tiến triển bệnh nấm miệng ở mỗi người là khác nhau. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nấm miệng bạn nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Gặp bác sĩ ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh nấm miệng
Gặp bác sĩ ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh nấm miệng

Tránh tình trạng chủ quan, chậm trễ trong việc kiểm tra, bỏ lỡ giai đoạn điều trị thuận lợi khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. Lúc này việc chữa trị sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian.

Như vậy, hiểu rõ nguyên nhân cũng như ảnh hưởng của mảng trắng trong miệng sẽ giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ kiểm tra thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm bệnh răng miệng:

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/trong-mieng-co-cac-mang-trang-a14496.html