Thủ Tục Thành Lập Công Ty/Doanh Nghiệp Mới Nhất

thủ tục thành lập công ty trọn gói

Thủ tục thành lập công ty tại Việt Nam là bước không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Thành lập công ty mang lại nhiều lợi ích về mặt pháp lý và đảm bảo được pháp luật bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp. Tại bài viết này, cùng Bảo Tín tìm hiểu tất tần tật quy trình thành lập công ty bao gồm hồ sơ và thủ tục ra sao nhé!

➨ Tham khảo ngay: Dịch vụ thành lập công trọn gói, giá rẻ chỉ từ 3 ngày

Khi nào nên thành lập công ty?

Doanh nghiệp thường phân vân với quyết định “Khi nào nên thành lập công ty?”. Việc lựa chọn thời điểm “vàng” để kinh doanh, đây cũng chính là quyết định đóng vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông thường việc tiến hành thủ tục thành lập công ty dựa trên các yếu tố sau:

Đây là các yếu tố tất yếu để doanh nghiệp đánh giá và dự tính được kết quả kinh doanh, cũng như đo lường được khả năng thu lợi nhuận và chọn thời điểm phù hợp để mở công ty. Nếu bạn đang ấp ủ dự định kinh doanh và chưa biết bắt đầu từ đâu, hay lo lắng về các vấn đề pháp lý khi tiến hành thủ tục thành lập công ty? Hãy liên hệ ngay với Bảo Tín thông qua số hotline 0786440486 để được tư vấn chi tiết về gói Thành lập công ty trọn gói nhé!

Thành lập công ty cần những điều kiện gì?

Qua từng năm, điều kiện thành lập công ty đã được cập nhật. Chủ doanh nghiệp khi muốn thành lập công ty cần tham khảo và nắm rõ các điều kiện sau theo quy định của Pháp Luật. Cùng Bảo Tín điểm qua các điều kiện thành lập công ty mới nhất dưới đây:

Nộp hồ sơ thành lập công ty ở đâu?

Tính tới thời điểm hiện tại, nộp hồ sơ làm thủ tục thành lập công ty có thể được tiến hành qua 3 phương pháp như sau (Đối với các doanh nghiệp tại TPHCM), Còn đối với các tỉnh, thành khác chủ doanh nghiệp xác định rõ cơ quan có thẩm quyền như Sở KH&ĐT hoặc cổng thông tin Quốc Gia để tránh mất thời gian khi đăng ký doanh nghiệp:

Quy trình, thủ tục thành lập công ty mới nhất (kể từ 01/01/2024)

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết để làm hồ sơ

Tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau, các danh mục giấy tờ được yêu cầu phải chuẩn bị trong bộ hồ sơ xin đăng ký Thành lập công ty có sự khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung, có một số điểm chung được yêu cầu trong bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty của mọi loại hình doanh nghiệp.

Căn cứ dựa trên những quy định tại Chương IV, Nghị định số 01/20121 của Luật Doanh nghiệp 2020, bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty cần được chuẩn bị đủ và đúng như những danh mục nội dung đã được nhà nước quy định, bao gồm:

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp được phép lựa chọn 1 trong 5 loại hình doanh nghiệp sau khi muốn thành lập công ty ở Việt Nam (Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện nay):

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp được quyền tự do lựa chọn kinh doanh bất kì ngành nghề nào, miễn là những ngành nghề này không thuộc danh sách các ngành nghề kinh doanh bị nhà nước cấm trong Điều 6 Luật Đầu tư thì doanh nghiệp. Quy định về các ngành nghề được phép đăng ký kinh doanh nằm trong Điều 7 Nghị định số 01/2021 về đăng ký kinh doanh.

Đối với một số ngành nghề đặc biệt, nhà nước có yêu cầu giấy phép kinh doanh hay chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Đặt tên công ty

Tên công ty được khai báo khi đăng ký thành lập công ty cũng được chia làm nhiều loại với những yêu cầu, điều kiện riêng mà chủ doanh nghiệp cần lưu ý, bao gồm:

Các quy định về cách đặt tên công ty được thể hiện rõ ràng, cụ thể và chi tiết trong Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020.

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp là tên được viết và đọc bằng ngôn ngữ Việt Nam (theo tiếng dân tộc Kinh). Cách đặt tên công ty theo tiếng Việt cần đáp ứng phải theo cấu trúc sau:

[pullquote]Tên doanh nghiệp = Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng[/pullquote]

Tên riêng của doanh nghiệp, cũng cần tuân theo một số quy định:

Khi doanh nghiệp quyết định lựa chọn đặt tên công ty bằng tiếng nước ngoài, một số điều mà chủ doanh nghiệp cần lưu ý là:

Tên doanh nghiệp ở hình thức viết tắt có thể được viết bắt bằng các chữ cái đứng đầu mỗi từ của

Bên cạnh những quy định dành cho tên doanh nghiệp, cũng có một vài lưu ý về tên gọi khi đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh:

Xác định địa chỉ trụ sở công ty

Các quy định về địa chỉ của trụ sở chính khi thành lập công ty Điều 42, Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, địa chỉ trụ sở công ty, cần đầy đủ các cấp hành chính:

Xác định thành viên/cổ đông góp vốn

Thành viên hoặc cổ đông góp vốn là chủ sở hữu công ty từ khi công ty mới thành lập

Điều bạn cần lưu ý:

Xác định mức vốn điều lệ

Vốn điều lệ của công ty là số vốn các thành viên hoặc cổ đông cam kết góp vốn trong khoảng thời gian xác định (tuy nhiên không được quá 90 ngày kể từ khi cấp phép giấy phép hoạt động) và sẽ được ghi vào bảng điều lệ của công ty.

Vốn điều lệ xác định bằng tổng số vốn các thành viên hoặc cổ đông trong công ty.

Lưu ý: Thuế môn bài hàng năm được xác định dựa trên vốn điều lệ của công ty.

Xác định người đại diện pháp luật

Người được phép tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty có thể là:

Dựa trên những quy định của pháp luật, Trong trường hợp người trực tiếp tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty không phải là chủ sở hữu của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân để thay mặt chủ doanh nghiệp thực hiện thủ tục trước khi tiến hành đăng ký thành lập công ty.

Các danh mục giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty

Việc tiến hành thủ tục thành lập công ty là một quy trình phức tạp với nhiều yêu cầu pháp lý và tốn nhiều thời gian.

Đối với những người không thường xuyên thực hiện các thủ tục hành chính - pháp lý, quy trình tiến hành thực hiện việc thành lập có thể gặp nhiều khó khăn.

Việc có sự chuẩn bị đầy đủ và chính xác các danh mục tài liệu trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và gia tăng khả năng kết quả thủ tục được xét duyệt thành công.

Giấy đề nghị đăng ký công ty

Giấy đề nghị đăng ký công ty cần được chủ doanh nghiệp chuẩn bị căn cứ theo loại hình doanh nghiệp, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có mẫu giấy đăng ký công ty riêng theo quy định của nhà nước, cụ thể như sau:

Điều lệ công ty

Doanh nghiệp phải chuẩn bị Bản dự thảo Điều lệ Công ty để trình nộp lên phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT nơi công ty dự định đặt trụ sở chính khi làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong điều lệ phải có đầy đủ họ tên và chữ ký của những thành viên sau đây:

Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn

Mẫu danh sách cổ đông, thành viên góp vốn được quy định tại Phụ lục 5, ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính.

Bản sao giấy tờ tùy thân của các thành viên/cổ đông góp vốn

Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân đối với:

Bản sao giấy tờ tùy thân được yêu cầu có chứng thực, có thể là:

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được yêu cầu đối với:

Giấy tờ bổ sung trong trường hợp thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức

Đối với trường hợp thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức, cần bổ sung Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, cụ thể:

Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty

Người tiến hành thủ tục thành lập công ty có thể là:

Trong trường hợp người Thành lập công ty không trực tiếp tiến hành thủ tục đăng ký thành lập công ty, người thành lập công ty có thể uỷ quyền cho một người khác thay mình tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty. Khi này, cần bổ sung Văn bản uỷ quyền có xác nhận của chủ doanh nghiệp đính kèm trong bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty

Các loại hồ sơ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Danh mục 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được nhà nước quy định tại Phụ lục 4 - Luật đầu tư và được sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Để được hoạt động kinh doanh hợp pháp các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì giám đốc, người đứng đầu hoặc cán bộ chuyên môn của doanh nghiệp đó bắt buộc phải được nhà nước cấp duyệt chứng chỉ hành nghề.

Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau xét theo các quy định của pháp luật chuyên ngành, sẽ có sự khác nhau trong yêu cầu về:

Chứng chỉ hành nghề phải đảm bảo các điều kiện để cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định, xét cấp bởi:

Bước 3: Nộp hồ sơ & đăng bố cáo

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các danh mục hồ sơ được yêu cầu, bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty sẽ được tiến hành trình nộp và đăng bố cáo.

Xác định cơ quan đăng ký trực thuộc (nơi tiếp nhận hồ sơ)

Hồ sơ xin Đăng ký thành lập công ty có thể được nộp thông qua 1 trong 2 hình thức:

Nộp hồ sơ & nộp lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp

Người tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty có thể là người Thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (có văn bản uỷ quyền đính kèm). Lệ phí xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được nộp song song với thủ tục nộp hồ sơ trực tiếp, ngay sau khi bộ hồ sơ được cán bộ tiếp nhận sơ kiểm đầy đủ và hợp lệ (căn cứ theo Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).Đối với trường hợp thực hiện đăng ký thành lập công ty trực tuyến qua mạng điện tử, doanh nghiệp được miễn nộp khoản lệ phí đăng ký thành lập công ty.

Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Hồ sơ xin đăng ký thành lập công ty sẽ được chờ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và xem xét xử lý trong vòng 03 ngày làm việc, tính từ ngày bộ hồ sơ hợp lệ được tiếp nhận, không bao gồm thời gian vận chuyển kết quả hồ sơ trả về. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu và được xét duyệt chấp thuận, chủ doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả sẽ được trả về theo đường bưu điện bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp và Mã số thuế của doanh nghiệp

Đăng bố cáo

Quy định nhà nước ban hành trong Luật doanh nghiệp 2020 yêu cầu doanh nghiệp phải tiến hành công bố nội dung đăng ký thành lập công ty trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong thời hạn tối đa 30 ngày, tính từ ngày nhận được thông báo đăng ký thành lập doanh nghiệp thành công.

Bước 4: Làm con dấu pháp nhân

Ngay khi được xét duyệt đăng ký thành lập công ty thành công, doanh nghiệp có thể chính thức đi vào hoạt động kinh doanh dưới tư cách pháp nhân. Chính vì thế, việc tiến hành làm con dấu pháp nhân có tính pháp lý mang dấu hiệu nhận biết cho công ty là việc cần thiết.

Thiết kế mẫu dấu

Mẫu dấu được chủ doanh nghiệp toàn quyền tự do quyết định trong thiết kế, loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu. Trong đó, con dấu doanh nghiệp bao gồm:

Khắc dấu

Doanh nghiệp được tự do lựa chọn cơ sở khắc dấu sau khi hoàn thành đăng ký thành lập công ty và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời gian khắc dấu có thể kéo dài từ 01-02 ngày. Thời gian và chi phí khắc con dấu doanh nghiệp phụ thuộc vào cơ sở khắc dấu, loại con dấu và các yêu cầu đặc biệt khác của doanh nghiệp.

Nhận con dấu pháp nhân và đăng ký mẫu dấu

Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, con dấu pháp nhân chỉ có hiệu lực pháp lý và được sử dụng hợp pháp khi được đăng ký mẫu con dấu với cơ quan có thẩm quyền. Chính vì thế, sau khi hoàn tất khắc dấu và nhận con dấu pháp nhân, chủ doanh nghiệp cần tiến hành Đăng bố cáo để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi mẫu dấu được chính thức đưa vào sử dụng. Việc đăng ký mẫu dấu có thể mất từ 03-05 ngày làm việc để được trả kết quả xét duyệt.

Bước 5: Thủ tục sau khi thành lập công ty

Sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước chấp thuận xét duyệt hồ sơ đăng ký thành lập công ty và cấp giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, vẫn còn một số công việc hậu phần mà doanh nghiệp cần tiến hành để hoàn thiện công tác thành lập công ty của mình và có thể đi vào vận hành hoạt động kinh doanh hợp pháp một cách suôn sẻ.

Treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở công ty

Theo quy định của nhà nước, doanh nghiệp cần làm bảng hiệu và tiến hành treo tại trụ sở chính của công ty sau khi có giấy phép thành lập doanh nghiệp. Mức xử phạt được xét theo Khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, có thể nằm trong khoảng 30.000.000 đồng - 50.000.000 đồng và có thể bị khóa mã số thuế nếu vi phạm quy định trên.

Đăng ký chữ ký số

Doanh nghiệp không bắt buộc phải sử dụng chữ ký số. Tuy nhiên, đây là một trong những danh mục đáng cân nhắc và rất tiện lợi vì có thể hỗ trợ đáng kể cho doanh nghiệp trong việc dễ dàng kê khai nộp thuế điện tử, kê khai hải quan điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử,… mà không không cần phải đi lại nhiều lần, mất nhiều thời gian và công sức, giúp việc điều hành công ty dễ dàng hơn. Hiện nay, có hơn 15 nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số cho doanh nghiệp tự do chọn lựa sử dụng dịch vụ, trong đó các đơn vị uy tín nhất có thể kể đến như: Viettel, Bkav, Fpt, Newca,…

Đăng ký tài khoản ngân hàng

Để dễ dàng thực hiện các giao dịch và nhận các ưu đãi về thuế, doanh nghiệp nên tiến hành mở tài khoản ngân hàng cho công ty sau khi đăng ký thành lập công ty thành công. Theo quy định của pháp luật, các khoản chi phí của doanh nghiệp từ 20 triệu đồng trở lên đều bắt buộc phải thanh toán bằng tài khoản ngân hàng công ty để được khấu trừ khi tính thuế TNDN và thuế GTGT đầu vào. Pháp luật hiện hành cho phép doanh nghiệp được đăng ký mở tài khoản công ty ở bất kỳ ngân hàng thương mại nào của Việt Nam và có thể mở nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau tùy theo nhu cầu sản xuất và kinh doanh của công ty.

Đăng ký khai thuế qua mạng

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thủ tục khai thuế ban đầu cần được tiến hành thông qua hệ thống thuế điện tử Etax (Tài khoản được cơ quan thuế cung cấp) trong vòng 10 ngày. Trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế, doanh nghiệp có thể bị phạt cảnh cáo.

Nộp tờ khai & nộp thuế môn bài

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp phải nộp tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 1 năm sau.

Mức lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp được tính dựa trên vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của công ty. Cụ thể:

Vốn điều lệ Mức lệ phí môn bài Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh 1.000.000 đồng/năm

Tuy nhiên, trong năm đầu thành lập kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí môn bài theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định.

Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT

Phương pháp kê khai thuế GTGT được nhà nước quy định mặc định là phương pháp kê khai thuế GTGT theo hình thức khấu trừ với thời hạn kê khai theo Quý. Theo quy định của nhà nước:

Trong trường hợp Doanh nghiệp không muốn áp dụng một trong hai quy định trên, doanh nghiệp phải chủ động thực hiện việc khai báo và đăng ký chuyển đổi với cơ quan quản lý thuế để được áp dụng phương pháp kê khai thuế GTGT như mong muốn.

Đăng ký và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử

Đối với các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh có nhu cầu xuất hóa đơn thì việc cần làm sau khi thành lập công ty chính là mua hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn gửi đến cơ quan thuế 2 ngày trước khi sử dụng.

Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Trong số các ngành nghề được phép hoạt động kinh doanh, có một số ngành nghề được đính kèm thêm các quy định riêng bởi mang tính chất đặc thù hoặc có tầm ảnh hưởng đến xã hội - đời sống. Nếu doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến các lĩnh vực thuộc ngành nghề trong danh sách đặc thù này, các điều kiện và quy định mà nhà nước đã đề ra phải được doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng và duy trì chấp hành đúng - đủ theo pháp luật. Khi đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký GPKD có điều kiện.

Đăng ký giấy phép con cho ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh hợp pháp những lĩnh vực thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện bắt buộc phải tiến hành xin giấy phép kinh doanh có điều kiện (hay còn gọi là giấy phép con). Từng ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ được xét cấp loại GPKD có điều kiện tương ứng khi đăng ký GPKD.

Kết quả sau khi đã hoàn tất các thủ tục thành lập công ty về mặt pháp lý

Sau khi đã hoàn tất thực hiện đầy đủ quy trình các bước tiến hành thủ tục đăng ký Thành lập công ty, người thực hiện thủ tục cần lưu ý kiểm tra đầy đủ và đảm bảo độ chính xác của các thông tin trên toàn bộ tài liệu và hồ sơ kết quả được trả về.

Bộ tài liệu và hồ sơ kết quả Thành lập công ty được trả về bao gồm:

Việc kiểm tra kỹ lưỡng tài liệu kết quả Đăng ký Thành lập công ty là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo một công ty hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và tránh những rủi ro phát sinh về mặt pháp lý gây cản trở hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp về sau.

Ưu và nhược điểm khi thành lập công ty

Ưu điểm khi tiến hành thành lập công ty

Một số ưu điểm khi hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau:

Nhược điểm khi tiến hành thành lập công ty

Bên cạnh những ưu điểm thì cũng phải kể đến những nhược điểm khi tiến hành thủ tục thành lập công ty như sau:

Cam kết dịch vụ trọn gói không phát sinh chi phí từ Bảo Tín

Thấu hiểu tâm lý, nỗi đau cũng như những mong muốn của khách hàng, Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp Bảo Tín đã cho ra đời gói DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI, cam kết không phát sinh chi phí và đảm bảo kết quả thành công để hỗ trợ doanh nghiệp trong chặng đường thành lập và phát triển.

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói Nhận giấy phép nhanh chóng trong vòng 3 ngày Phí dịch vụ cạnh tranh chỉ từ 1.500.000đ Hỗ trợ doanh nghiệp sau thành lập bởi chuyên viên giàu kinh nghiệm

Liên hệ ngay với Bảo Tín để được tư vấn chi tiết các gói dịch vụ Thành lập công ty trọn gói của chúng tôi

Dịch vụ Thành lập công ty của Bảo Tín với lợi thế:

Các câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty

Câu hỏi 1: Thời gian thành lập công ty bao lâu?

Thủ tục thành lập công ty sẽ kéo dài từ 07 ngày (không bao gồm thời gian tiếp nhận và thời gian vận chuyển) kể từ khi hoàn tất việc nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty. Nếu hồ sơ được xét duyệt hợp lệ thì doanh nghiệp được cấp GPKD, ngược lại nếu hồ sơ không hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ nhận được yêu cầu bổ sung giấy tờ bằng văn bản.

Câu hỏi 2: Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì?

Để quá trình hoàn tất thủ tục thành lập công ty được diễn ra nhanh chóng, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dưới đây:

Câu hỏi 3: Thời gian thành lập công ty bao lâu?

Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty, bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty sẽ được cán bộ pháp lý của cơ quan có thẩm quyền xét duyệt trong 07 ngày làm việc, tính từ ngày bộ hồ sơ hợp lệ và đầy đủ giấy tờ được tiếp nhận, không bao gồm thời gian vận chuyển trả kết quả hồ sơ về địa chỉ của doanh nghiệp.

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/dang-ky-giay-phep-kinh-doanh-baotintax-a15751.html