Về cơ bản, nguyên tắc nếu không may xe bị lủng lổ thì nên thay mới, nhưng với những loại vỏ mới, đắt tiền thì khó mà thực hiện được việc này, bởi vỏ không ruột bình thường loại phổ thông cũng có giá khoảng 300.000 đồng thì khó mà khả thi được. Vì thế nên người ta thường dùng những miếng cao so để dán lên che đi lỗ thủng và chỉ mang tính chất tạm thời và sau thơi gian dài lão hóa sẽ xảy ra hiện tượng xì mọt hơi thì mới cần thay mới.
Ngày trước, theo kinh nghiệm lâu năm thì ngoài dùng miếng vá kết hợp keo thì thợ vá còn ép nóng bằng điện hoặc dầu. Khi quan sát thấy có vẻ chắc chắn, đảm bảo hơn nhưng ít ai biết được rằng do phản ứng nhiệt chệnh lệch ngay chỗ ép sau một thời gian ngắn vỏ bánh xe có thể phù lên và chiếm một tỷ lệ nhất định chứ không phải đa số. Người ta thường gọi là vá ép nhiệt thường thấy trên những xe gắn máy, hay xe tải lớn.
Nguyên lý của loại vá ép này dùng nhiệt làm nóng chảy miếng cao su non đã cố định keo và bám chặt vào lỗ thủng và bề mặt của lốp giúp vết vá chắc chắn và kín khí. Và quan trọng ở đây là kinh nghiệm của người thợ canh sao cho nhiệt độ của miếng vá và lốp sao cho chuẩn ở mức vừa chín tới để không làm ảnh hưởng đến lốp. Nhưng không thể nào một người thợ có thể canh được nhiệt độ phù hợp cho từng loại bánh chưa tính tới tình trạng bánh và số lượng hàng chục bánh mỗi ngày, chính vì thế sẽ làm biến dạng bề mặt lốp gây ra tình trạng phù vỏ. Hiện tại loại vá ép nhiệt kiểu này chỉ còn số ít và thường chỉ áp dụng trên xe 2 bánh là nhiều.
Ngày nay, công nghệ phát triển nhiều, các tiệm chuyên vá lốp dần chuyển sang loại vá keo hay còn gọi là vá sống. Cách này tương tự như vá nhiệt nhưng người ta sử dụng những miếng cao su chuyên dụng cùng loại keo riêng biệt cho độ bám dính cực tốt ngay cả khi vận hành liên tục trên cao tốc mà không cần tới ép nhiệt để gia cố giảm thiểu tối đa tình trạng phù vỏ. Tuy nhiên, một số tiệm vá vỏ đặt lợi nhuận lên hàng đầu nên thường sử dụng các miếng cao su cắt từ lốp thừa và dùng các loại keo dỏm nên sau thời gian hoạt động miếng dán sẽ bị bung ra và loại vá ép này thường chỉ có ở những trung tâm tỉnh, huyện, thành phố lớn còn chưa phổ biến ở các vùng sâu xa. Thường loại vá ép dạng này được áp dụng rất nhiều trên xe hơi, ô tô bởi hiệu quả cao, không quá tốn thời gian chờ đơi. Lưu ý nếu vá bánh xe xong dù vá 1 lỗ hay vá kiểu nào đi chăng nữa cũng nên đi cân lại mâm bánh xe đó để đảm bảo độ cân bằng động.
Ngoài ra còn hai phương pháp là vá lụi dùng miếng cao su non lụi bánh xe để bít lỗ lủng hay đỗ keo bịt miệng lỗ lủng. Đây la 2 phương pháp tuyệt đối không bao giờ sử dụng. Bởi vá ép có thể hên xui bị phù vỏ chứ vá lụi là xác định thay vỏ mới ngay hay các chất hóa học trong keo tự vá lâu ngày sẽ tác động ăn mòn vành lốp xe, khiến cho vành xe bị mục, rỗ. Nếu không còn cách nào khác thì mới dùng tới 2 biện pháp chống cháy đó.
Cũng theo các kỹ thuật viên hãng xe và lốp xe và ngay cả trong sách hướng dẫn sử dụng cũng khuyến nghị rằng chỉ nên sử dụng loại keo và miếng vá chuyên dụng để khắc phục khi bánh xe bị lủng lỗ do cán đinh, vít… hoặc sử dụng bánh sơ cua để đến nhưng trung tâm trạm dịch vụ chuyên biệt để khắc phục tình trạng này. Người dùng chỉ nên đến những tiệm lốp có tên tuổi, họ sẽ sử dụng loại keo tốt cho vấn đề này.
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/hinh-be-banh-xe-a16685.html