Xương rồng bà có gai

Xương rồng bà có gai Tên khác

Tên thường gọi: Xương rồng bà có gai còn gọi là Vợt gai, Gai bàn chải, Tiên nhân chưởng.

Tên khoa học: Opuntia dillenii (Ker Gawl.) Haw.

Họ khoa học: thuộc họ Xương rồng - Cactaceae.

Cây Xương rồng bà có gai

(Mô tả, hình ảnh cây Xương rồng bà có gai, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả:

Hình ảnh xương rồng bà có gai

Cây nhỏ cao 0,5-2m; thân do các lông dẹp hình cái vợt bóng bàn dài 15-20cm, rộng 4-10cm; màu xanh nhạt, mang núm với 3-8 gai, gai to với sọc ngang, dài 1-4cm. Lá nhỏ dễ rụng. Hoa vàng rồi đỏ, to; phiến hoa nhiều, nhị nhiều với chỉ nhị hồng hay đỏ; bầu dưới. Quả mọng to 4-5cm, màu đỏ đậm.

Ra hoa quanh năm.

Bộ phận dùng:

Toàn cây và rễ - Herba et Radix Opuntiae.

Nơi sống và thu hái:

Hình ảnh cây xương rồng bà có gaiGốc ở Mỹ châu nhiệt đới, được nhập trồng khoảng thế kỷ thứ 17, nay trở thành hoang dại, rất thông thường trên đất cát hoang dọc bờ biển. Người ta thu hái toàn cây và rễ quanh năm.

Thành phần hóa học:

Trong cây có một chất nhầy là heterosid flavonic.

Tác dụng dược lý:

Chất nhầy đặc biệt là heterosid flavonic chống co thắt giúp chữa ho, đau họng, bỏng lửa, tiêu viêm…

Vị thuốc Xương rồng bà có gai

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Tính vị:

Có vị đắng, tính mát, không độc

Quy kinh:

Vào kinh tâm, phế và vị.

Tác dụng:

Có tác dụng hành khí hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu thũng, kiện vị chỉ thống, trấn khái. Do có chất nhầy nên cây có tính chống co thắt và chống ho.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Ở Trung Quốc, rễ và thân được dùng chữa tâm vị khí thống, báng, lỵ, Trĩ ra máu, ho, đau họng, nhọt ở phổi, sưng vú, đinh sang, bỏng lửa và rắn cắn. Ở tỉnh Vân Nam, người ta dùng toàn cây và rễ chữa viêm loét dạ dày - hành tá tràng, lỵ cấp tính, ho; dùng ngoài trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, viêm tuyến vú, ung tiết thũng độc và bỏng.

Ở nước ta, dân gian dùng cành có nhựa chữa mụn nhọt, nhất là nhọt mủ, đầu đinh. Lấy một khúc cành xương rồng bà, cạo sạch gai, giã nát với lá ớt, lá Mồng tơi đem rịt vào chỗ sưng. Nếu có mủ mụn sẽ vỡ nhanh.

Ứng dụng lâm sàng của Xương rồng bà có gai

Chữa bỏng:

Theo kinh nghiệm dân gian hay dùng thì khi bị bỏng mọi người sẽ lấy một đoạn lá xương rồng gọt bỏ hết gai rồi giã nát ra và đắp lên vết bỏng. Trong xương rồng có tính kháng khuẩn rất mạnh nên khi đắp vào vết bỏng sẽ chống nhiễm trùng và nhanh lên da non.

Chữa mụn nhọt, đầu đinh.

Dùng một đoạn xương rồng gọt sạch hết gai rồi kết hợp với lá mồng tơi hoặc lá ớt cho hai thứ đó vào giã nát rồi đắp lên vùng mụn nhọt. Chúng sẽ làm cho mụn nhọt nhanh tạo mủ và làm cho mủ nhanh chín và tiêu sưng.

Điều trị, đau nhức, rạn xương

Kết hợp giữa xương rồng bà với ngải cứu, cúc tần và dây tơ hồng tất cả đem sao lên rồi đắp hoặc chườm vào vùng đau sẽ thấy các cơn đau bị đánh tan.

Chữa ho:

Điều trị bệnh ho rất hiệu quả bằng cách mỗi ngày sắc khoảng 60g xương rồng uống trong ngày sẽ đánh tan cơn ho và giúp long đờm. Dùng hai, ba ngày là cơn ho sẽ chấm dứt.

Giúp hạ đường huyết.

Mỗi ngày đun khoảng 40 - 60g xương rồng uống thay nước. Uống đến khi kiểm tra đường huyết ổn định lại thì ngưng.

Chữa đau lưng, gai cốt sống

Dược tính của xương rồng là hút được máu bầm và làm tuần hoàn máu. Với cách làm rất đơn giản và dễ thực hiện là lấy khoảng hai ba nhánh xương rồng bà gọt bỏ gai rửa sạch rồi đem nướng hai mặt trong khoảng 5 phút sau đó bọc vào một miếng vải sạch dùng đắp lên vùng đau trong khoảng 5 - 10 phút thì thay nhánh khác. Mỗi ngày bỏ ra một khoảng thời gian 20 - 30 phút nhất định thực hiện cách làm như trên sẽ thấy được bệnh thuyên giảm rất rõ ràng.

Viêm tuyến vú cấp tính:

Xương rồng bà có gai tươi, rửa sạch, giã nhuyễn, đắp vào chỗ sưng đỏ trên bầu vú, bề mặt lót gạc sạch. Mỗi ngày thay thuốc vài lần, cho đến khi vú hết sưng đau.

Lác da tay:

Xương rồng bà có gai, sau khi rửa sạch giã nhuyễn, vắt lấy nước thoa tại chỗ, ngày 3 lần. Thường sau 7 ngày dùng thuốc thì khỏi.

Dịch viêm tuyến mang tai (quai bị):

Xương rồng bà có gai, sau khi rửa sạch giã nhuyễn thành hồ (nhưng không dùng đồ kim loại), thêm 50ml cồn 90 độ trộn đều, thoa tại chỗ, ngày 3 lần. Thường dùng thuốc 5 ngày khỏi bệnh.

Viêm da do lạnh:

Xương rồng bà có gai, sau khi rửa sạch giã nhuyễn thành hồ, đắp tại chỗ, dùng vải băng bó. Thường 2 ngày thay thuốc 1 lần. Viêm da do lạnh độ 1, 2, băng 2 lần thì khỏi; viêm da độ 3, thường 7 ngày mới khỏi. Tuy nhiên, không dùng cho loại da đã lở loét.

Lở loét dạ dày - tá tràng:

Xương rồng bà có gai, cắt lát, sau khi phơi khô tán bột. Mỗi lần dùng 2g với nước ấm, ngày 3 lần. Đối với người bệnh có dịch chua dạ dày không nhiều, mỗi 500g bột xương rồng thêm vào 60g bột màng mề gà; Còn đối với những người có dịch chua dạ dày hơi nhiều thì cộng thêm 90g bột mai mực nữa, rồi trộn đều. Liều dùng và cách dùng như trên. Ba tuần dùng thuốc là 1 liệu trình, thường dùng thuốc 3 liệu trình.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/cay-ban-chai-a19949.html