Chăm sóc trước và sau điều trị tuyến giáp bằng iốt phóng xạ

Chăm sóc trước và sau điều trị tuyến giáp bằng iốt phóng xạ, người bệnh cần hạn chế iốt, tuân thủ cách ly và dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.

ThS.BS Trần Nguyễn Quỳnh Trâm, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, iốt phóng xạ dùng trong điều trị cường giáp và ung thư giáp.

chăm sóc điều trị tuyến giáp bằng iot phóng xạ

Chăm sóc trước và sau điều trị tuyến giáp bằng iốt phóng xạ có cần thiết hay không?

Người bệnh cường giáp được chỉ định điều trị iốt phóng xạ khi tái phát cường giáp nhiều lần, không dung nạp thuốc kháng giáp (dị ứng, ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc kháng giáp như giảm bạch cầu hạt, viêm gan do thuốc…), cường giáp kèm nhiều bệnh phối hợp khác.

Với ung thư giáp, không phải tất cả trường hợp ung thư giáp đều điều trị phóng xạ. Phương pháp này được chỉ định khi tình trạng ung thư tuyến giáp đã diễn tiến xâm lấn hoặc di căn. (1)

Trước và sau điều trị, người bệnh cần thực hiện những lưu ý cần thiết hỗ trợ cho quá trình điều trị. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn những điều nên làm và không nên làm, chế độ dinh dưỡng để người bệnh mau hồi phục. Người bệnh, người thân cần hiểu rõ để thực hiện.

Chăm sóc trước điều trị tuyến giáp bằng iốt phóng xạ: hạn chế ăn iốt

Việc sản xuất hormone tuyến giáp trong tế bào nang giáp đòi hỏi phải có đủ lượng iốt được đưa vào cơ thể qua chế độ ăn uống như dùng thực phẩm chứa iốt, muối iốt,… Đây cũng là vi chất cần bổ sung thường xuyên do cơ thể không tự tổng hợp.

Các nguồn thực phẩm phổ biến chứa nhiều iốt người bệnh cần lưu ý bao gồm: tảo bẹ (2000 μg (microgram)/ kg), hải sản (gồm rong biển, động vật vỏ cứng - 800μg/kg), nước mắm (950 μg), muối i ốt (555 μg), rau dền (50 μg), rau cải xoong (45 μg), cá thu (45 μg), nấm mỡ (18 μg), súp lơ (12 μg), khoai tây (4,5 μg)… (2)

Tuy nhiên, người bệnh trước khi điều trị iốt phóng xạ cần ăn hạn chế sử dụng iốt, tiêu thụ hàm lượng iốt <50 mcg/ngày. Điều này giúp cho quá trình điều trị hiệu quả cao. Lý do, nếu cơ thể có quá nhiều iốt thì tuyến giáp có thể sẽ sử dụng lượng iốt này thay vì sử dụng iốt phóng xạ. Vì thế, quá trình điều trị sẽ kém hiệu quả.

Gợi ý một số thực đơn dành cho người bệnh tuyến giáp điều trị bằng iod phóng xạ

1. Bữa sáng:

2. Bữa trưa:

3. Bữa tối:

4. Đồ ăn nhẹ:

Bác sĩ Nội tiết sẽ dặn người bệnh về thời điểm bắt đầu và kết thúc chế độ ăn giảm iốt. Thông thường, người bệnh duy trì chế độ ăn giảm iốt khoảng 1-2 tuần trước khi uống liều iốt phóng xạ đầu tiên và dừng lại sau khi kết thúc điều trị.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên thông báo cho bác sĩ nếu đang có thai, nghi ngờ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ. Bởi thuốc phóng xạ I-131 không được sử dụng cho những trường hợp này.

Người bệnh cũng nên nhịn đói 1 - 4 giờ trước khi uống I-131.

Tóm lại, giai đoạn này người bệnh không nên dùng những thực phẩm chứa nhiều iốt như muối iốt; sữa hoặc thực phẩm có chứa các sản phẩm từ sữa; hải sản; Hạn chế các sản phẩm ngũ cốc như mì, nui, bánh ngọt… (chỉ ăn khoảng 1 lát bánh mì, ½ chén mì ống mỗi ngày); giảm bớt lượng thịt bò, thịt gà…

chế độ ăn giảm iốt để tăng cao hiệu quả điều trị tuyến giáp
Người bệnh nên tuân theo chế độ ăn giảm iốt để tăng cao hiệu quả điều trị

Lưu ý chăm sóc sau điều trị tuyến giáp bằng iốt phóng xạ

Sau điều trị, người bệnh sẽ thực hiện quá trình đào thải bức xạ trong một thời gian. Tùy thuộc liều lượng và tình trạng sức khỏe, người bệnh, có thể phải nằm lại vài ngày trong phòng riêng để ngăn phơi nhiễm phóng xạ cho người xung quanh. Một số trường hợp có thể về nhà ngay sau điều trị.

Sau điều trị iốt phóng xạ, một lượng bức xạ vẫn còn lưu lại trong cơ thể người bệnh. Do đó, để ngăn phơi nhiễm phóng xạ với người xung quanh sau điều trị, người bệnh nên thực hiện những lưu ý sau:

Bác sĩ Trâm cho hay, người bệnh có thể ăn lại khoảng 2 giờ sau khi uống I-131. Nhai, ngậm kẹo chanh, kẹo chua, singum trong khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn để hạn chế sưng tuyến nước bọt. Uống nhiều nước, tiểu nhiều lần để giảm tia bức xạ tác động lâu lên bàng quang… Người bệnh nên tránh rơi phải tình trạng táo bón để giảm tia bức xạ tác động ruột già và các cơ quan lân cận. Đi tiêu, tiểu tiện phải dội xả nước 2 lần và không để nước tiểu văng ra ngoài.

Nếu người bệnh thường bị buồn nôn khi đi tàu xe, cần thông báo trước để bác sĩ kê toa có thuốc chống nôn.

Trong sinh hoạt, người bệnh nữ nên ngừa thai trong thời gian 9 - 12 tháng; nam giới không được gây có thai tối thiểu 6 tháng sau khi được điều trị I-131.

Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc và lịch tái khám đã được ghi trong toa; giữ kỹ toa thuốc và mang theo khi tái khám.

Theo bác sĩ Trâm, với cường giáp thông thường người bệnh chỉ cần uống phóng xạ 1 lần. Tuy nhiên, một số trường hợp sau 3 - 6 tháng, nếu tình trạng cường giáp còn tái diễn, bệnh nhân có thể phải uống thêm phóng xạ lần thứ 2. Với ung thư tuyến giáp, người bệnh có thể cần uống phóng xạ liều cao hơn và nhiều chu kỳ hơn tùy giai đoạn bệnh.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Nhìn chung, việc chăm sóc trước và sau điều trị tuyến giáp bằng iốt phóng xạ là rất cần thiết. Người bệnh cần thực hiện một số lưu ý để hỗ trợ cho quá trình điều trị. Và để hiểu rõ tình hình bệnh và phương hướng điều trị đúng đắn và cách chăm sóc phù hợp hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên gia khoa Nội tiết - đái tháo đường để được tư vấn chi tiết.

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/iot-131-a19996.html