Mụn bọc có nhiều dạng: mụn bọc đầu trắng, mụn bọc mủ hoặc mụn nhọt,… Mọi người đều có nguy cơ bị mụn bọc, đặc biệt lứa tuổi thanh thiếu niên, tuổi dậy thì. Vậy mụn bọc có nên nặn không? Khi nào thì nặn được?
Mụn bọc là tình trạng mụn viêm lớn, sâu, tạo nang nốt do lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn. Ban đầu, mụn hình thành do bã nhờn, cặn mỹ phẩm, vi khuẩn, bụi bẩn,… bị kẹt lại lỗ chân lông, sau đó tình trạng viêm nhiều và sâu hơn gây nên mụn mủ đầu trắng, mụn bọc và các loại mụn nhọt khác. (1)
Mụn bọc thường xuất hiện với các vết sưng đỏ, sưng tấy, nung mủ và đau nhức. Những nốt mụn này chứa mủ, tế bào da chết và dầu thừa. Chúng thường xuất hiện trên mặt, lưng, ngực và vai.
Các loại mụn bọc thường thấy bao gồm:
Bất kỳ loại mụn bọc nào cũng có thể dẫn đến tổn thương da vĩnh viễn, hình thành sẹo.
Có 4 nguyên nhân chính gây ra mụn bọc: sản xuất dầu (bã nhờn) dư thừa; nang lông bị tắc do dầu và tế bào da chết; vi khuẩn; viêm. (2)
Mụn bọc thường xuất hiện ở mặt, trán, ngực, lưng và vai vì những vùng da này có nhiều tuyến dầu (bã nhờn) nhất. Các nang lông (tóc) được kết nối với các tuyến dầu, thành nang có thể phồng lên và tạo ra mụn đầu trắng.
Mụn nhọt là những đốm đỏ nổi lên với tâm màu trắng phát triển khi các nang lông bị tắc, viêm hoặc nhiễm vi khuẩn. Sự tắc nghẽn và viêm sâu bên trong nang lông tạo ra các khối u giống như u nang bên dưới bề mặt da.
Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể làm trầm trọng hơn tình trạng mụn bọc trên da bao gồm:
Các triệu chứng mụn bọc bao gồm:
Mụn bọc có thể nặn được, tuy nhiên các bác sĩ da liễu khuyên bạn không nên tự ý nặn mụn, nhất là khi mụn “chưa già”. Việc cố nặn mụn bọc có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo, đồng thời có thể khiến mụn trở nên viêm và nhiễm trùng nặng hơn. Nặn mụn cũng làm kéo dài quá trình chữa bệnh tự nhiên. Tốt nhất, bạn nên để yên những nốt mụn cho đến khi chúng thật sự già, có thể nặn được. (2)
Với những mụn không viêm, bạn có thể cân nhắc việc tự nặn mụn tại nhà. Mụn không viêm bao gồm nhiều loại mụn khác nhau, hình thành khi dầu thừa và tế bào da chết bị mắc kẹt trong nang lông, ví dụ mụn đầu đen, mụn đầu trắng,… Bạn chỉ nên nặn mụn khi thấy nhân nằm gần bề mặt da, nhân mụn đã gôm lại, lộ rõ, không đau hay nhức. (3)
Với mụn bọc, bạn không nên nặn tại nhà vì nếu tay chưa được vệ sinh sạch sẽ khiến vi khuẩn từ tay xâm nhập vào vết thương hở gây viêm nhiễm lỗ chân lông và vùng da xung quanh. Tình trạng viêm nhiễm diễn tiến nặng, lan sâu dưới da có thể tạo thành ổ áp xe. Lúc đó, việc điều trị khó khăn, có thể để lại sẹo sau điều trị.
Mụn bọc có nhân khi sờ vào cảm giác cứng và đau, chúng không có đầu trắng và thường xuất hiện với hình dạng những cục mụn lớn, nằm riêng lẻ. Phần nhân mụn nằm sâu bên trong da nên thời gian điều trị khá lâu, quy trình phức tạp hơn so với các loại mụn bọc khác. Nếu điều trị không đúng cách, mụn dễ tái phát và lây lan cho các vùng da bên cạnh.
Mụn bọc không nhân không có đầu trắng, hình dạng là các cục u lớn, cứng và cộm, gây đau nhức, sưng to. Trên thực tế, mụn bọc không nhân vẫn có nhân nhưng phần nhân mụn nằm sâu bên dưới da và nang lông, đặc biệt gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Mụn bọc bị chai là tình trạng mụn chai cứng, nốt mụn màu đen, nhân mụn khó được loại bỏ hoàn toàn.
Mụn bọc có mủ hình thành do vi khuẩn tích tụ dưới da gây viêm nhiễm nặng. Mụn bọc mủ cũng xuất hiện dưới dạng nốt sần, cứng nhưng kèm triệu chứng mưng mủ, đau nhức. Nếu bị vỡ sẽ tiết ra nhiều dịch mủ có lẫn máu, dễ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ.
Mụn bọc có dịch gây sưng đỏ, đau nhức, ngứa. Chúng thường xuất hiện gần mí mặt, quanh miệng, vành môi. Đặc điểm của mụn bọc có dịch chính là bên trong nhân mụn chứa nhiều dịch lỏng, mủ, máu, vi khuẩn.
Mụn thường xuất hiện vào tuổi dậy thì, nốt mụn to tròn, đầu mụn màu trắng, bên trong nhân mụn chứa dịch mủ và máu. Khi mụn vỡ cần được xử lý đúng cách, nếu không chúng có thể lan sang các vùng da lân cận, khiến tình trạng mụn ngày càng trầm trọng hơn.
Mụn bọc đầu trắng thường mọc ở vùng chữ T, trán, mũi, má, cằm, vai, lưng,… Hình dạng giống như mụn sữa ở trẻ em. Mụn bọc đầu trắng hình thành do các tế bào miễn dịch tạo ra phản ứng chống lại vi khuẩn gây viêm. Mụn có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
Không nên tự ý nặn mụn bọc khi mụn còn sưng đỏ. Bạn chờ đến khi mụn không còn sưng to và đau, đầu mụn màu trắng lộ rõ, khi sờ vào cảm giác đầu mụn cứng gom lại. Không cố nặn mụn nang hoặc mụn bọc có nhân nằm sâu dưới da. Nếu bạn cố nặn sẽ làm tổn thương da, nhân mụn bị đẩy vào sâu hơn, tình trạng mụn trên da ngày càng tồi tệ.
Trước khi nặn mụn, cần vệ sinh da mặt bằng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, làm sạch sâu, loại bỏ bã nhờn, dầu thừa, vi khuẩn và bụi bẩn trên da. Dùng khăn mềm để lau khô da mặt.
Hãy làm giãn nở lỗ chân lông giúp bạn dễ dàng loại bỏ nhân mụn hơn. Xông da mặt trong vài phút giúp lỗ chân lông giãn nở nhanh chóng, dùng nước nóng hoặc xông mặt với các thảo dược thiên nhiên cũng giúp loại bỏ độc tố, cặn mỹ phẩm dưới da.
Rửa tay thật sạch, sau đó dùng dung dịch sát khuẩn để sát khuẩn tay và các dụng cụ nặn mụn khác. Nên rửa tay sạch bằng xà phòng, sau dùng cồn lau lên tay 1 lần nữa. Với dụng cụ nặn mụn, bạn nên rửa sạch sau đó dùng cồn hoặc oxy già để sát khuẩn.
Các bước nặn mụn chuẩn y khoa bao gồm:
Sau khi loại bỏ nhân mụn, dùng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý để lau qua vùng da vừa nặn mụn. Bạn có thể sử dụng một vài loại mặt nạ từ thiên nhiên có tác dụng làm dịu da.
Trong vòng 24 giờ sau khi nặn mụn, không sử dụng tất cả các loại mỹ phẩm dưỡng da, chăm sóc da,… để tránh gây kích ứng. Hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi sau khi nặn mụn.
Tuyệt đối không dùng các loại kem dưỡng có thành phần AHA, BHA hay Retinol lên nốt mụn vừa mới nặn. Nếu vết thương nặn mụn chưa lành miệng, không nên bôi kem chống nắng lên. Các loại kem, thuốc bôi trị thâm, trị sẹo chỉ nên sử dụng khi da vết thương đã se lại, không còn sưng đỏ hay đau nhức khi chạm vào.
Trong lúc nặn mụn nếu thấy đau, không thấy nhân mụn trồi lên mà chỉ thấy dịch trắng, hồng, thậm chí máu chảy ra. Điều này có nghĩa mụn vẫn chưa già, chưa chín hoặc nặn nhầm mụn bọc không nhân. Nếu không may nặn phải mụn bọc không nhân bạn phải dừng lại ngay và xử trí như sau:
Mụn bọc có thể tái phát sau khi điều trị. Nếu không được điều trị dứt điểm hoặc điều trị sai cách, mụn bọc có thế tái phát và tình trạng nghiêm trọng hơn. Việc vệ sinh và chăm sóc da không đúng cách cũng tạo điều kiện cho mụn quay trở lại.
Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM là địa chỉ khám và điều trị mụn bọc uy tín. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Da liễu - Thẩm mỹ Da. Kết hợp cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu chính hãng từ các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc nên giúp chẩn đoán chính xác tình trạng mụn và lựa chọn phương án điều trị phù hợp.
Chi phí chữa mụn bọc phụ thuộc vào tình trạng mụn bọc và dịch vụ khám chữa bệnh mà bạn lựa chọn. Bạn có thể đến khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được khám và chẩn đoán tình trạng mụn bọc, tư vấn các gói điều trị mụn tốt nhất.
Mụn bọc có nên nặn không? Khi nào nặn mụn được? Thao tác như thế nào?… tất cả đều được chúng tôi giải đáp trong bài viết trên. Duy trì vệ sinh, chăm sóc da đúng cách để có làn da khỏe mạnh, sạch mụn.
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/neu-khong-nan-mun-thi-sao-a21315.html