Cà cuống là loài động vật có ở khắp nước ta. Ngoài việc có thể sử dụng loài động vật này làm thức ăn bổ dưỡng cho sức khỏe, dân gian còn biết dùng nó làm vị thuốc để điều trị bệnh. Bài viết sau của bác sĩ Phạm Lê Phương Mai sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
Cà cuống đã được ghi vào Sách đỏ quốc gia để có biện pháp bảo vệ và gây nuôi phát triển.
Đây là loại côn trùng khi non gần giống như con gián.
Khi mổ Cà cuống, ta sẽ thấy có một bộ máy tiêu hóa dài khoảng 45 cm, gồm:
Tinh dầu Cà cuống là một vũ khí tấn công con mồi, xua đuổi địch thủ và dụ con cái đến giao phối.
Đây là loài rất háu ăn, chúng tấn công và hút máu các con vật khác như tôm, tép, cá con, dế…
Mùa sinh sản thường là vào tháng 5 - 8 dương lịch.
Loài động vật này thường phân bố ở vùng Viễn Đông như Liên bang Nga hay vùng nhiệt đới từ Ấn Độ cho tới Australia. Ở Việt Nam, Cà cuống có ở các tỉnh từ Bắc vào Nam, nhưng nhiều nhất ở miền Bắc. Chúng sống ở ruộng nước, hồ ao, lạch ngòi… Môi trường ô nhiễm do dùng bừa bãi thuốc trừ sâu và phân hóa học hiện nay đã làm cho loài côn trùng này trở nên hiếm và có nguy cơ bị tuyệt diệt.
Khi đậu ở dưới nước, Cà cuống thường bám vào một cây cỏ, đầu chúc xuống, đuôi chổng lên, để thò lên mặt nước cái đuôi. Tức là một bộ phận có thể hút được khí trời cần cho sự hô hấp và bơi lội của Cà cuống. Nằm như vậy Cà cuống cũng ở thể đợi mồi.
Bộ phận dùng làm thuốc là thịt, trứng và tinh dầu:
Tinh dầu được lấy bằng cách như sau:
Muốn bảo quản tinh dầu này được lâu cần đựng trong lọ có nút mài. Vì để ngoài không khí rất dễ bay hơi.
Ngoài Cà cuống, Quy bản cũng là vị thuốc bổ thận hiệu quả từ động vật. Tìm hiểu thêm: Quy bản: Vị thuốc bổ dưỡng quen thuộc từ loài rùa
Từng bộ phận của loài côn trùng này sẽ có chứa những thành phần khác nhau. Ví dụ như thịt và trứng chứa hàm lượng khá cao protein, lipid cũng như các vitamin… Còn trong tinh dầu lại có chứa một chất thơm được xác định là Hexanol acetate.
Hiện nay, bên cạnh tinh dầu thiên nhiên, người ta đã tổng hợp một số tinh dầu Cà cuống nhân tạo. Tuy nhiên, mùi vị không hoàn toàn giống với tinh dầu Cà cuống thiên nhiên.
Thực nghiệm y khoa cho thấy rằng, tinh dầu có tác dụng như một chất kích thích thần kinh nếu dùng ở liều thấp. Nó có thể gây hưng phấn, đồng thời tăng cường khả năng sinh dục ở mức độ nhẹ. Có thể được dùng trong một số trường hợp yếu sinh lý ở nam giới.
Cà cuống có vị ngọt, cay, tính bình, không độc.
Tác dụng: Bổ thận, tráng dương, lợi tiêu hóa.
Tìm hiểu thêm về một dược liệu từ động vật khác có tác dụng tráng dương: Lộc nhung: Chìa khóa vàng bổ thận, tráng dương.
Cà cuống thường được chế biến làm thức ăn bổ dưỡng cho con người.
Cà cuống dùng với liều nhỏ thì có tác dụng kích thích thần kinh và hưng phấn bộ phận sinh dục nhưng khi dùng với liều cao có thể gây ngộ độc.
Nhân dân thường dùng dầu Cà cuống với liều rất nhỏ khi ăn những thức ăn nhiều mỡ, thịt như bánh cuốn, bún thang.
Cà cuống là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/con-ca-cuong-co-tac-dung-gi-a24009.html