SỞ Y TẾ THÁI NGUYÊN

Nổi mẩn ngứa ở mông là tình trạng vùng da xung quanh mông trở nên sần sùi, khô rát, xuất hiện nhiều nốt ban đỏ, ngứa rát… Bệnh thường khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau và ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, tâm lý người bệnh. Do vị trí bệnh khá tế nhị nên nhiều người e ngại, lựa chọn tự chữa ở nhà sai cách dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tình trạng bệnh.

Bị nổi mẩn ngứa ở mông là bệnh gì?

Mẩn ngứa hay còn gọi là phát ban da là tình trạng xuất hiện những chấm hoặc mảng da đổi màu, thường chuyển sang màu đỏ khi có hiện tượng viêm da do dị ứng hoặc các bệnh lý nhiễm trùng.

1. Bệnh mề đay nổi mẩn ngứa ở mông

Mề đay mẩn ngứa là một dạng dị ứng do phản ứng quá mẫn của mao mạch và niêm mạc dưới da khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Khi bị mề đay, vùng da tổn thương có thể bị sưng phù tại chỗ và hình thành các nốt mẩn đỏ, ngứa, khô, rát, khó chịu.

Mề đay có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng mẩn ngứa ở mông
Mề đay có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng mẩn ngứa ở mông

Mề đay mẩn ngứa có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể và không loại trừ vùng mông. Các triệu chứng nổi mẩn ngứa ở mông do mề đay thường xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên và biến mất vài giờ hoặc vài ngày sau đó.

Trong một số trường hợp nặng, người bệnh có thể xuất hiện những mụn nước, ngứa dữ dội, thậm chí có thể gây sưng phù ở mông, rất khó chịu. Nếu không được xử lý kịp thời, vùng da mông này có thể bị trầy xước, viêm nhiễm do bội nhiễm vi khuẩn.

2. Nhiễm nấm khe mông

Nhiễm nấm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa ở mông. Do đặc điểm cấu tạo sinh lý có nếp gấp, khó vệ sinh và ở gần hậu môn nên mông thường dễ bị nhiễm nấm, ký sinh trùng. Nguyên nhân của tình trạng này thường do người bệnh tiếp xúc với nguồn nước bẩn, vệ sinh và lối sống không sạch sẽ…

Để nhận biết và phân biệt nhiễm nấm ở khe mông, người bệnh có thể dựa vào đặc trưng nổi mẩn đỏ, sần sùi, ngứa, xuất hiện nhiều vảy trắng, đặc biệt là ở khe mông.

3. Nhiễm giun, ký sinh trùng

Khi vào cơ thể, giun thường kí sinh và phát triển ở vùng trực tràng, ruột non. Vào thời điểm sinh sản, đẻ trứng, các cá thể giun cái thường đến gần hậu môn để đẻ trứng. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh thường bị ngứa hậu môn, nổi mẩn đỏ ngứa ở mông, đặc biệt là vào các buổi tối.

4. Nổi mẩn ngứa ở mông do bệnh mụn rộp sinh dục

Bệnh mụn rộp hay còn được gọi là Herpes sinh dục là một bệnh lý nhiễm khuẩn đường sinh dục phổ biến, nguy hiểm do virus Herpes Simplex (HSV) gây ra. Đây là bệnh lý gây ra bởi tình trạng quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh kém hoặc lây lan tiếp xúc.

Khi bị mụn rộp sinh dục, người bệnh thường có các triệu chứng như phát ban, nổi nhiều mụn nước, ngứa, sần sùi, nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ lan rộng ra các bộ phận xung quanh như háng, bẹn, mông…

5. Bệnh vảy nến

Mông là khu vực dễ lây lan bệnh vảy nến sinh dục do có nhiều nếp nhăn. Vảy nến ở mông là tình trạng tăng sinh bất thường các tế bào da gây hiện tượng sừng hóa, xếp chống thành vảy trắng hoặc hình thành các mảng da mẩn đỏ, ngứa dữ dội.

Vảy nến ở mông thường xảy ra ở những bệnh nhân có cơ địa dị ứng, hệ miễn dịch quá mẫn hoặc di truyền gen bệnh từ bố mẹ. Sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm hoặc dùng thuốc trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

6. Bệnh Eczema

Eczema là một dạng viêm lớp nông của da cấp tính hoặc mãn tính, tiến triển thành đợt và có xu hướng tái phát nhiều lần. Bệnh được biểu hiện lâm sàng bằng những đám da mẩn đỏ, nổi nhiều mụn nước và ngứa dữ dội. Eczema có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, trong đó có thể ở mông.

Cũng giống như các bệnh lý tự miễn khác, eczema thường xảy ra trên những đối tượng có cơ địa dị ứng hoặc mang gen bệnh di truyền trong gia đình.

7. Nguyên nhân khác

Ngoài các bệnh lý thường gặp nên trên, nổi mẩn ngứa ở mông còn có thể xuất hiện do một số tác nhân bên ngoài khác như:

Ai là đối tượng dễ bị nổi mẩn ngứa ở mông?

Nổi mẩn ngứa ở mông là tình trạng phổ biến trong đời sống có thể do bệnh lý hoặc do tiếp xúc. Những đối tượng dễ bị nổi mẩn đỏ ngứa ở mông gồm:

Nổi mẩn đỏ ngứa ở mông có nguy hiểm không? Chữa bao lâu thì khỏi?

Phần lớn các trường hợp nổi mẩn ngứa ở mông đều không nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng lại gây nhiều bất tiện, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Nếu được chăm sóc đúng cách, các triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa ở mông có thể hết sau vài ngày.

Ngược lại, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, nổi mẩn ngứa ở mông có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn, viêm loét, hoại tử da vùng mông… Nặng hơn, có thể gây nhiễm khuẩn huyết, dị ứng, thậm chí gây sốc phản vệ có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nổi mẩn ngứa ở mông nếu không được điều trị kịp thời có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm
Nổi mẩn ngứa ở mông nếu không được điều trị kịp thời có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm

Do đó, trong trường hợp tình trạng nổi mẩn ngứa ở mông kéo dài nhiều ngày không khỏi hoặc ngày càng nặng hơn, người bệnh nên đến các bệnh viện gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Cách chữa mẩn ngứa ở mông hết ngứa, giảm rát

Tùy vào mức độ biểu hiện và tình trạng nặng nhẹ ở từng trường hợp, người bệnh sẽ được tư vấn các phương pháp điều trị khác nhau. Một số cách chữa mẩn ngứa ở mông đang được sử dụng hiện nay gồm:

Dùng thuốc Tây chữa nổi mẩn ngứa ở mông

Trong trường hợp nổi mẩn ngứa đã biết rõ nguyên nhân, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc dựa vào bệnh lý người bệnh đang mắc phải. Bên cạnh các loại thuốc dùng trong điều trị bệnh lý cụ thể, người bệnh có thể được sử dụng thêm các thuốc cải thiện triệu chứng mẩn ngứa ở mông. Cụ thể:

Hầu hết các loại thuốc Tây dù dùng đường uống hay bôi ngoài da đề có có thể gây ra những tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng. Do đó, khi sử dụng thuốc Tây chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở mông, người bệnh cần chú ý:

Cách trị mẩn ngứa ở mông bằng thuốc đông y

Đông y gọi chung tình trạng mẩn ngứa là chứng Ẩn chẩn, Phong chân. Đây là chứng bệnh gây nên bởi sự xâm nhập của phong hàn, nhiệt độc bên ngoài vào bì phu gây trường vị thấp nhiệt, khiến tà khí uất tại cơ bì. Tình trạng nổi mẩn ngứa ở mông chủ yếu do chức năng can thận suy yếu, khí huyết hư tổn sinh ra nhiệt, nổi mụn đỏ tại cơ bì.

Nguyên tắc để điều trị chứng bệnh này trong đông y là sơ phong, giải nhiệt, tiêu viêm, hoạt huyết. Các bài thuốc đông y thường chú trọng làm lành các tổn thương bên ngoài da, đồng thời điều hòa chức năng tạng phủ, phòng bệnh từ xa.

Ưu điểm của các bài thuốc đông y là lành tính, phù hợp với hầu hết các đối tượng bệnh nhân, trong đó bao gồm cả trẻ nhỏ và phụ nữ thời kỳ thai sản. Hiệu quả của cách chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở mông bằng thuốc đông y cũng lâu dài và toàn diện hơn so với các phương pháp khác.

Tuy nhiên, do nguyên lý điều trị bệnh từ bên trong kết hợp sử dụng thảo dược làm thuốc nên hiệu quả của các bài thuốc đông y thường chậm và từ từ. Bởi vậy, người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian nhất định, tuân thủ phác đồ điều trị chuyên gia, bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa nổi mẩn ngứa ở mông vằng bằng mẹo dân gian

Với những trường hợp mẩn ngứa nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để làm dịu da, giảm cảm giác ngứa, nóng rát, khó chịu. Chẳng hạn như:

Lá khế chứa nhiều công dụng giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa, khô rát ở mông
Lá khế chứa nhiều công dụng giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa, khô rát ở mông

Các mẹo dân gian có ưu điểm an toàn, ít tác dụng phụ do sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, sẵn có. Tuy nhiên, hiệu quả của những bài thuốc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ địa mỗi người.

Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh chỉ nên áp dụng các mẹo dân gian chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở mông trong những trường hợp nhẹ, đã biết rõ nguyên nhân. Các trường hợp khác, người bệnh nên tiến hành thăm khám và tham vấn ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Cách chăm sóc và phòng ngừa nổi mẩn ngứa ở mông

Để thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương tại mông và phòng ngừa mẩn ngứa tái phát, người bệnh cần chú ý thực hiện một số cách dưới đây:

Nổi mẩn ngứa ở mông có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nếu người bệnh chủ quan trong điều trị. Chủ động phát hiện, thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp người bệnh thoải mái đối mặt với tình trạng tế nhị, khó chịu này.

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/mong-bi-noi-mun-do-a29968.html