Mâm cúng cô hồn gồm những gì?

Cúng cô hồn tháng 7 Am lịch là một hoạt động tín ngưỡng tâm linh có từ rất lâu đời. Dân gian tin rằng từ ngày 2 đến 15/7 Âm lịch, Diêm vương cho mở cửa âm phủ để các linh hồn đi lại tự do, có thể lên dương gian thăm lại thân nhân hay chốn cũ. Vì vậy, lễ cúng cô hồn được thực hiện trong khoảng thời gian này (trước 12h ngày rằm). Bạn cần cúng thần linh, gia tiên trước khi cúng cô hồn.

Lễ thí thực là gì?

Theo tín ngưỡng dân gian, cứ đến ngày mồng 2 tháng 7 Âm lịch, Diêm vương lại cho phép mở Quỷ môn quan để các vong hồn, ngạ quỷ có thể trở lại trần gian, đến chiều 15/7 phải quay về địa ngục. Chính vì thế, mọi người có tục lệ sắm cỗ cúng các cô hồn đói khát, không nhà không cửa để không bị quấy phá. Ngoài ra, lễ cúng này cũng là sự giúp đỡ, an ủi, bày tỏ lòng thương xót đối với các cô hồn, dã quỷ, giúp họ có được một ngày no nê trước khi quay trở lại âm gian. Đây chính là ý nghĩa nhân văn của việc cúng cô hồn.

Việc cúng thí thực cũng xuất phát từ quan niệm cho rằng những người bị chết đường, chết chợ do tai nạn bất ngờ, chết oan, chết trẻ... thường bịn rịn người xưa chốn cũ hoặc chưa cam lòng ra đi nên khó siêu thoát, vì vậy họ cũng không xuống âm phủ mà lang thang, vất vưởng ở dương thế, luôn có cảm giác cô đơn, thiếu thốn, đói khổ.

Mâm cúng cô hồn gồm những gì?

Lễ cúng cô hồn nên được thực hiện vào buổi chiều tối. Theo quan niệm dân gian, ban ngày có nhiều ánh sáng trong khi các cô hồn mới được thả ra sẽ rất yếu, không dám đến hưởng nếu gia chủ cúng thí thực vào buổi sáng hay trưa.

Tùy theo phong tục tập quán của từng địa phương mà mâm cúng cô hồn có sự khác nhau. Về cơ bản, mâm cúng chúng sinh thường bao gồm các lễ vật sau:

- Muối gạo (sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)

- Cháo trắng nấu loãng (12 bát con)

- Trái cây (5 loại 5 màu)

- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo

- 12 cục đường thẻ.

- Quần áo chúng sinh bằng giấy với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...)

- Tiền thật (thường là tiền lẻ) và vàng mã.

- 3 chung nước (hay 3 ly nhỏ), nhang và nến.

Mâm cúng cô hồn đơn giản nhưng vẫn đầy đủ.

Mâm cúng cô hồn đơn giản nhưng vẫn đầy đủ.

Tùy theo phong tục, điều kiện cũng như quan điểm mà các gia đình có thể thêm bớt thành phần trong mâm lễ trên. Chẳng hạn, theo xu hướng cuộc sống văn minh, nhiều gia đình không cúng vàng mã, quần áo giấy.

Lưu ý trong lễ cúng cô hồn

Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, ở ngoài cửa nhà, vỉa hè, ngã ba, ngoài cổng...

Khi cúng cô hồn, gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần cộc. Không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi cúng cô hồn vì dân gian cho rằng những người này yếu đuối, dễ bị cô hồn trêu chọc, quấy rối.

Dân gian cho rằng nên thắp hương theo số lẻ (1, 3, 5, 7, 9 nén) vì số lẻ mang tính dương.

Một số gia đình muốn cúng thêm sữa, bánh kẹo, bim bim, mâm cơm chay... Cần lưu ý rằng theo quan niệm dân gian, thực phẩm cúng chúng sinh cần ở trạng thái sẵn sàng để ăn, nghĩa là phải được bóc ra, bày biện lên mâm cúng chứ không được để nguyên vỏ.

(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/cung-co-hon-thang-7-can-gi-a3160.html