Đột quỵ là gì? Nguyên nhân và cách chẩn đoán bệnh

Bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc nắm rõ nguyên nhân đột quỵ và cách phòng ngừa đột quỵ sẽ giúp giảm tối đa các rủi ro có thể xảy ra, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người bệnh.

dau hieu dot quy

Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận hơn 200.000 ca bị đột quỵ. Đáng lo ngại hơn, nguy cơ đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, bệnh thậm chí xuất hiện ở cả những người độ tuổi 20, 30.

1. Đột quỵ là bệnh gì?

Đột quỵ (stroke) còn gọi là tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Đây là một trong những bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất.

2. Các loại đột quỵ

Có thể phân loại đột quỵ thành các nhóm (1):

2.1. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Thiếu máu cục bộ dẫn đến đột quỵ xảy ra do tình trạng tắc nghẽn trong động mạch. Theo thống kê, hiện nay có đến khoảng 85% các ca bệnh đột quỵ thuộc nhóm này. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này.

2.1.1. Đột quỵ do huyết khối

Một trong những nguyên nhân đột quỵ phổ biến tiếp theo là do huyết khối các mảng xơ vữa bên trong thành mạch có thể tiến triển gây hẹp dần lòng mạch. Các tổn thương này có thể dẫn đến sự kết tập bất thường của tiểu cầu tại vị trí hẹp, làm lòng mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn. Hậu quả là một phần não bị thiếu máu nuôi, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu tại chỗ.

2.1.2. Đột quỵ do thuyên tắc

Động mạch bị tắc nghẽn do huyết khối từ nơi khác đến gây lấp mạch. Huyết khối này có thể được hình thành từ tim hoặc do mảng xơ vữa động mạch bong tróc ra. Dạng đột quỵ này được gọi là đột quỵ do thuyên tắc.

dot quy do thieu mau cuc bo
Có đến khoảng 85% trường hợp đột quỵ là do thiếu máu cục bộ

2.2. Đột quỵ do xuất huyết não

Tình trạng xuất huyết (chảy máu) não, là do vỡ mạch máu não làm chảy máu vào nhu mô não, khoang dưới nhện hay não thất. Có khoảng 15% các trường hợp bệnh đột quỵ hiện nay là do xuất huyết não.

3. Dấu hiệu đột quỵ

Nhiều nước trên thế giới hiện đưa ra chữ “FAST” (2) để phổ cập các dấu hiệu của đột quỵ. “FAST” có nghĩa là nhanh (phản ứng tức thời), đồng thời là chữ viết tắt của Face (khuôn mặt), Arm (tay), Speech (lời nói) và Time (thời gian).

Ngoài ra có những triệu chứng ở người bị đột quỵ có thể kể đến như:

dot quy co trieu chung dau dau chong mat
Đau đầu là triệu chứng phổ biến của đột quỵ

4. Nguyên nhân đột quỵ

Hai nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng đột quỵ là do thiếu máu cục bộ (tắc nghẽn động mạch) hoặc do xuất huyết não (mạch máu bị vỡ).

Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

Xem thêm: Dấu hiệu đột quỵ ở nữ: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả.

5. Ai dễ có nguy cơ đột quỵ?

Các nhóm đối tượng dễ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường bao gồm:

nguoi beo phi nguy co dot quy cao
Người béo phì có nguy cơ đột quỵ cao hơn

6. Phương pháp chẩn đoán đột quỵ

Đột quỵ thường diễn ra một cách đột ngột, nhanh chóng nhưng để lại hậu quả nặng nề. Do đó, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để được can thiệp càng sớm càng tốt, kể từ khi có những dấu hiệu bệnh đầu tiên.

1. Bệnh sử

2. Lâm sàng

3. Kiểm tra cận lâm sàng

Xem thêm: Tầm soát đột quỵ bao nhiêu tiền, ở đâu và các gói khám xét nghiệm.

7. Biến chứng của bệnh đột quỵ

Đột quỵ có thể dẫn đến tử vong hoặc nếu may mắn sống sót cũng để lại nhiều biến chứng nặng nề đối với người bệnh. Tùy theo thời gian người bị đột quỵ được phát hiện, đưa vào bệnh viện và điều trị mà mức độ tổn thương hệ thần kinh sẽ khác nhau.

Khi bị đột quỵ, càng chậm trễ trong việc điều trị cấp cứu thì hệ thần kinh càng bị tổn hại nặng nề, gây nên hậu quả nghiêm trọng, thời gian phục hồi lâu và thậm chí là không thể phục hồi. Thông thường, phải mất ít nhất 30 ngày để người bị tai biến mạch máu não có thể phục hồi. Thậm chí, trong một số trường hợp, biến chứng có thể gây thương tổn vĩnh viễn.

Một số biến chứng thường gặp sau khi bị đột quỵ bao gồm:

bi dot quy kho van dong
Người bị đột quỵ có nguy cơ cao mất khả năng vận động

8. Cách điều trị đột quỵ

Nhìn chung, mục đích chính của việc điều trị tai biến mạch máu não là giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế tối đa các biến chứng nghiêm trọng và lâu dài. Nguyên tắc chung khi điều trị các trường hợp đột quỵ chính là: Điều trị cấp cứu, nhanh chóng và chính xác, hạn chế ổ tổn thương lan rộng, tối ưu hóa tình trạng thần kinh, đảm bảo tưới máu não, phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra, giúp người bệnh phục hồi chức năng và phòng ngừa tối đa nguy cơ tái phát bệnh đột quỵ.

Tùy theo nguyên nhân đột quỵ là do chảy máu não hay nhồi máu não mà hình thức điều trị đột quỵ có thể khác nhau.

9. Cần làm gì khi phát hiện người đang bị đột quỵ?

Hướng dẫn sơ cứu cho người bị tai biến mạch máu não:

10. Cách phòng ngừa đột quỵ

Nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, cần có lối sống và thói quen ăn uống khoa học:

Xem thêm: 10 cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm hiệu quả, không nên bỏ qua.

11. Dinh dưỡng

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng để phòng ngừa đột quỵ và chế độ dinh dưỡng phục hồi sau đột quỵ, cần lưu ý:

Xem thêm:

dinh duong phong ngua dot quy
Chế độ ăn nhiều rau và trái cây giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

12. Câu hỏi thường gặp về bệnh đột quỵ

1. Tắm đêm có dẫn đến đột quỵ hay không? Đột quỵ có phải do tắm khuya?

KHÔNG. Tắm đêm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ nhưng sẽ là yếu tố xúc tác, thúc đẩy gián tiếp. Do đó không nên tắm đêm, đặc biệt là sau 23h. Bởi đây là thời điểm nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, đồng thời huyết áp lên cao. Sự thay đổi nhiệt độ, trạng thái và huyết áp cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu, các mạch máu bị co lại và rất dễ gây thiếu máu não cục bộ, dẫn tới tai biến mạch máu não.

2. Tại sao đột quỵ ngày càng trẻ hóa?

Người trẻ ngày nay với lối sống thiếu khoa học trong chế độ ăn uống và sinh hoạt như: Uống nhiều bia rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích, ít vận động, làm tăng nguy cơ mỡ máu, béo phì, lượng cholesterol quá cao. Thêm vào đó, ngày càng nhiều bạn trẻ mắc các bệnh lý tim mạch và huyết áp cao - hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ. (3)

3. Thực hư về thử thách đứng một chân để chẩn đoán đột quỵ như thế nào?

Thử thách này bắt nguồn từ một nghiên cứu tại Nhật Bản vào năm 2014. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ được khảo sát ở một nhóm nhỏ đối tượng trong độ tuổi trên 60 và có các bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp. Do đó, nghiên cứu này cùng thử thách đứng một chân để chẩn đoán đột quỵ cần được thử nghiệm lại với nhóm đối tượng đa dạng và mở rộng hơn. Để có sự chẩn đoán chính xác đột quỵ, người bệnh cần được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm, chỉ định cận lâm sàng chuyên sâu, đặc biệt là tầm soát các bệnh lý nền.

4. Đột quỵ có di truyền không?

Đột quỵ không phải là một bệnh lý có tính di truyền. Tuy nhiên, những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ trong máu,… thường mang yếu tố gia đình. Do đó, những gia đình có người bị đột quỵ thì người thân cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

5. Đột quỵ có cứu được không?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 6,5 triệu người tử vong do đột quỵ. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 2 trên thế giới, trung bình có 1 ca tử vong do đột quỵ sau mỗi 6 giây và cứ 6 người thì có 1 người bị đột quỵ.

Tuy nhiên, không phải trường hợp bị đột quỵ nào cũng dẫn đến tử vong. Nếu người bị đột quỵ được phát hiện và can thiệp kịp thời ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên hoặc được tầm soát, chẩn đoán để có biện pháp phòng tránh từ đầu thì có thể hạn chế nguy cơ tử vong hoặc gặp các biến chứng nguy hiểm.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Phương pháp hiệu quả nhất giúp ngăn ngừa tối đa các biến chứng nguy hiểm của đột quỵ chính là người bệnh được phát hiện sớm và điều trị cấp cứu kịp thời. Ví dụ, tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang áp dụng kỹ thuật thông mạch để điều trị cấp cứu cho người bệnh đột quỵ ngay trong “giờ vàng”, giúp tăng tỷ lệ cứu sống và hạn chế biến chứng cho người bệnh. Hãy lắng nghe cơ thể bạn, khi có bất kỳ dấu hiệu bất ổn nào, hãy tìm đến những bác sĩ chuyên môn thần kinh và nơi có phương tiện kỹ thuật hiện đại để chẩn đoán và thăm khám.

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/nguyen-nhan-cua-benh-dot-quy-a31723.html