Bị cúm nên uống nước gì để nhanh khỏi? Giải đáp từ chuyên gia

Bị cúm nên uống nước gì là một vấn đề được thắc mắc rất nhiều trên các diễn đàn điện tử về y khoa. Bởi khi phát hiện tình trạng cúm, người bệnh hầu như đều biết cần phải chú ý đến vấn đề vệ sinh và nghỉ ngơi của bản thân. Nhưng hầu như họ không biết phải chăm sóc cơ thể như thế nào, chế độ dinh dưỡng hợp lý ra sao?…

bị cúm nên uống nước gì

Bị cúm nên uống nước gì?

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính diễn ra ở đường hô hấp với các biểu hiện điển hình như đau đầu, đau cơ, sốt cao, ho, đau họng, khó thở,… Các triệu chứng này thường giống với cảm lạnh thông thường nhưng ở mức độ nặng hơn nên tương đối khó nhận biết. Đây là những diễn biến nhẹ của bệnh thường thấy và có thể nhanh chóng phục hồi sau từ 2 ngày đến 1 tuần.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp ở trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, người lớn mắc bệnh mạn tính về đường hô hấp, rối loạn chức năng phổi, tim, thận hay người thiếu máu, bị suy giảm hệ miễn dịch, cúm có thể diễn biến nặng hơn như viêm phổi, viêm não, viêm phế quản,… và có thể dẫn đến tử vong.

Vì thế, cần phải có các phương pháp hỗ trợ đẩy nhanh giai đoạn mắc bệnh, tránh gặp phải những biến chứng đáng tiếc. Trong đó, việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết để tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch cơ thể, nhanh khỏi bệnh. Một số thức uống có lợi cho sức khỏe khi bị cúm có thể kể đến là:

1. Nước lọc

Khi bị cúm, cơ thể người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mất nước vì sốt, đổ mồ hôi, ớn lạnh và kén ăn hơn nên cơ thể luôn cảm thấy háo nước, thiếu năng lượng, mệt mỏi và khó chịu. Lúc này, cần cung cấp một lượng nước nhiều hơn bình thường để đáp ứng lại sự thiếu hụt nước và năng lượng của cơ thể.

Các chuyên gia dinh dưỡng của Hệ thống phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome lưu ý rằng: Giữ đủ nước là điều quan trọng nhất khi bạn bị cúm, đặc biệt nếu bạn đang bị sốt và đổ mồ hôi, hoặc bạn gặp khó khăn trong việc giữ thức ăn.

Nước lọc là loại nước bổ sung nhanh chóng, đơn giản và dễ thực hiện nhất với người bệnh lúc này. Uống nước đủ lượng mà cơ thể cần sẽ hỗ trợ thải độc cho cơ thể, làm loãng đờm nhầy gây nghẹt mũi, khó thở và bổ sung lượng chất điện giải đã mất trong quá trình thoát chất nhầy. Nước lọc cũng giúp vận chuyển oxy có trong máu và các chất dinh dưỡng thiết yếu đến để nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể, từ đó giải tỏa áp lực phải bơm máu đi khắp cơ thể cho tim, tăng cường năng lượng, giảm thiếu nhanh chóng các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu.

Sẽ tốt và hiệu quả hơn nếu người bệnh sử dụng nước ấm. Các chuyên gia dinh dưỡng của Hệ thống phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome nhấn mạnh rằng những đồ uống nóng giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, hắt hơi và sổ mũi. Kết quả của nghiên cứu còn chỉ ra rằng nhiệt độ nóng của chất lỏng có thể thể thúc đẩy quá trình tiết nước bọt và chất nhầy để bôi trơn và làm dịu đường hô hấp của người bệnh.

cúm uống nước gì
Uống nhiều nước lọc hơn so với bình thường giúp cơ thể người bệnh giữ được lượng nước ổn định, cải thiện tình trạng bệnh lý, lưu thông đường hô hấp

2. Nước dừa

Bị cúm có được uống nước dừa? Nước dừa rất giàu chất điện giải và glucose, có công dụng tương tự như Oresol và chứa ít đường hơn so với đồ uống thể thao. Ngoài ra, nước dừa còn có hương vị thơm dịu, tươi mát, giúp người bệnh dễ uống hơn, là thức uống tuyệt vời trong việc cung cấp nước cho cơ thể người bệnh.

Ngoài ra, nước dừa còn chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, rất tốt cho người bị cúm đang mắc phải triệu chứng sốt cao. Vitamin C có trong nước dừa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, khoáng chất Kali hạn chế thoát nước, giữ nước và tăng cường năng lượng, cải thiện tình trạng mệt mỏi, khó chịu và đau nhức.

3. Trà xanh

Bệnh cúm thường gây ra các triệu chứng về đường hô hấp vì thế khi uống trà xanh nóng có thể giúp lưu thông đường hô hấp cho người bệnh, giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Uống trà xanh cũng là một phương pháp có thể giữ nước, hỗ trợ lưu thông huyết mạch, cải thiện tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống cho người bệnh.

4. Nước cam

Triệu chứng ốm, sốt cao của bệnh cúm đôi khi khiến cho người bệnh ăn không ngon, chán ăn, thậm chí bỏ ăn, điều này sẽ làm cho hệ miễn dịch bị yếu đi, tình trạng bệnh lý kéo dài và trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, cung cấp cho cơ thể lượng chất chống oxy hóa thích hợp sẽ có thể kích thích tiêu hóa, giúp người bệnh giải quyết được tình trạng chán ăn. Nước cam - một loại nước uống rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa mạnh và dễ uống ngay cả khi khẩu vị người bệnh trở nên “khó tính” hơn. Nước cam có thể tăng khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, rút ngắn thời gian bị bệnh của người mắc cúm.

Tuy nhiên, cơ thể người bệnh chỉ có thể hấp thụ một lượng vitamin C nhất định trong một ngày, vì thế người bệnh không nên lạm dụng nước cam để đẩy nhanh quá trình mắc bệnh, khi lượng vitamin C được nạp vào trong cơ thể vượt ngưỡng cho phép, có thể gây ra các vấn đề xấu về đường tiêu hóa.

cúm có nên uống nước cam
Vitamin C trong nước cam có tính chống oxy mạnh, hỗ trợ tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch người bệnh, giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh

5. Nước ép củ cải

Nước ép củ cải là một phương thuốc thiên nhiên có chứa các chất chống oxy hóa, có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, chống viêm, giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm thiểu tối đa các triệu chứng do bệnh cúm gây ra, rút ngắn thời gian mắc bệnh.

6. Nước gừng

Gừng là loại củ có tính ấm, nóng và rất quen thuộc, gần gũi, dễ tìm đối với mỗi người dân Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu “Hoạt động kháng khuẩn và kháng nấm của gia vị” (1), gừng có tác dụng nổi bật trong việc chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh với hợp chất Gingerol, giúp ngăn chặn sự hoạt động của vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, làm giảm đau đầu và đau cơ hiệu quả. Rất thích hợp sử dụng cho người bị bệnh cúm.

Làm nước gừng uống để đẩy nhanh giai đoạn mắc bệnh cúm bằng cách ngâm gừng tươi đã rửa sạch, gọt vỏ và cắt lát vào trong nước nóng trong vòng 5 phút và duy trì uống hàng ngày, có thể thêm một ít mật ong và chanh để hỗn hợp nước gừng dễ uống hơn.

7. Thức uống bổ sung chất điện giải

Ngoài việc uống đủ nước, thức uống giàu chất điện giải có thể bổ sung lượng dự trữ các khoáng chất Natri và Kali cho người bệnh. Tuy nhiên, cố gắng tránh đồ uống thể thao có đường, mà ưu tiên sử dụng những thức uống điện giải ít/không đường.

Xem thêm: Bị cúm nên ăn gì?

Những loại thức uống nên tránh khi bị cúm

Bên cạnh việc tích cực bổ sung những loại nước có lợi cho cơ thể, người bị cúm cũng cần phải tránh sử dụng những loại thức uống có hại, có thể sẽ làm tình trạng triệu chứng của người bệnh trở nên tệ hơn hoặc kèo thời thời gian mắc bệnh.

1. Thức uống có cồn: rượu, bia

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thức uống có cồn như rượu, bia làm suy yếu hệ thống miễn dịch, điều này trực tiếp khiến cho việc chống lại sự tấn công của bệnh cúm trở nên khó khăn hơn, thậm chí rượu, bia còn khiến cho tình trạng bệnh cúm trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, thức uống có cồn còn có cơ chế hoạt động như chất lợi tiểu, khiến cho cơ thể người bệnh mất nước nhiều hơn, cơ thể người bệnh trở nên yếu ớt hơn, triệu chứng sốt và mệt mỏi trầm trọng hơn. Và việc uống quá nhiều rượu cũng làm giảm khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng, dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng như lao hay viêm phổi, từ đó khiến cho thời gian khỏi bệnh lâu hơn.

thức uống nên tránh khi bị cúm
Uống rượu, bia khiến cơ thể người bệnh mất nhiều nước, dễ dàng gây viêm và gây ra các bệnh về đường hô hấp, kéo dài thời gian mắc bệnh cúm

2. Cà phê

Tương tự như thức uống chứa cồn, đồ uống có chứa caffeine, cụ thể là cà phê có thể làm tình trạng mất nước trên cơ thể người bệnh diễn ra trầm trọng hơn, làm kéo dài thời gian khỏi bệnh. Ngoài ra, các loại thức uống chứa caffein khác như ca cao, trà đen, socola,… cũng khiến người bệnh mất nước nhanh chóng, nên cần hạn chế tối đa việc sử dụng những đồ uống này, nhất là khi đang bị cúm.

3. Trà đặc

Trà đặc là một loại thức uống chứa lượng cafein và tanin lớn, dễ khiến cho người bệnh bị thoát nước nhanh chóng, làm cho người bệnh trở nên mệt mỏi, khó chịu hơn. Đồng thời, caffeine và tanin có trong trà đặc sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể, khiến cơ thể thiếu máu, không đủ lượng máu để lưu thông và đến nuôi dưỡng các tế bào, khiến cơ thể trở nên yếu ớt, hệ miễn dịch suy giảm, làm bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Caffeine và Tanin cũng có có khả năng làm giảm hiệu quả của các loại thuốc nên trong trường hợp người bệnh đang sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng của bệnh cúm như sốt, ho, nghẹt mũi, viêm họng,… thì trà đặc có thể làm mất đi hiệu quả phản ứng của các loại thuốc đó.

4. Nước ngọt

Nước ngọt là một loại thức uống có chứa lượng đường tinh luyện rất lớn và loại đường này rất có hại cho sức khỏe, nó có thể gây ra các chứng viêm. Khi tình trạng viêm diễn ra, khả năng phục hồi sau nhiễm trùng sẽ trở nên vô cùng khó khăn và theo thời gian có thể gây ra các biến chứng nặng hơn của bệnh cúm.

5. Soda gừng

Gừng là một thảo dược thiên nhiên tốt, gừng hỗ trợ đẩy nhanh quá trình mắc bệnh của người bị cúm. Tuy nhiên, soda lại là một loại nước có ga có hại cho sức khỏe con người. Soda vừa hoạt động như một chất lợi tiểu, khiến người bệnh mất nước nhanh chóng; vừa làm suy giảm hệ miễn dịch của họ, khiến tình trạng bệnh lý trở nên trầm trọng và kéo dài hơn. Vì thế, không nên sử dụng soda gừng trong giai đoạn mắc bệnh cúm, khi đã khỏi hẳn có thể sử dụng soda gừng theo một mức độ tiêu thụ thích hợp sẽ giúp cơ thể cải thiện các tình trạng bệnh lý khác về tiêu hóa và thần kinh như đau dạ dày, khó tiêu, đau đầu,…

Một số câu hỏi thường gặp về thức uống cho người cảm cúm

1. Cúm nên uống nước hoa quả gì?

Khi bị cảm cúm, cơ thể người bệnh phải chiến đấu và chống lại sự tấn công của virus cúm, đây là nhiệm vụ quan trọng của hệ miễn dịch. Vì thế, để giúp cho hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh, đẩy lùi sự tấn công của virus cúm ra khỏi cơ thể, người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thích hợp, đặc biệt là các thức uống có trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Khi bị cúm, nên uống những loại nước hoa quả có múi, đây là những loại quả chứa lượng vitamin C rất dồi dào, trong khi đó vitamin C lại là một nhóm vitamin có tính chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, giúp bảo vệ các tế bào khỏi tác nhân gây hại, nhất là virus cúm. Hơn nữa, vitamin C có trong các loại trái cây, hoa quả có múi còn giúp tăng cường khả năng chống viêm nhiễm và đẩy nhanh quá trình làm lành các vết thương, cải thiện sức khỏe của người bệnh.

Các loại nước hoa quả có múi có công dụng nổi bật trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe của người cảm cúm bao gồm: bưởi, quýt, các loại cam, chanh,…

Ngoài ra, một vài loại hoa quả khác cũng có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nhờ các hoạt chất vitamin C, B6, A, Lycopene,… bao gồm nước ép táo, cà rốt, cải xoăn, dâu, kiwi, cà chua, xoài, đu đủ,…

Cần chú ý lựa chọn những loại hoa quả tươi, không có hiện tượng bị tác động bởi hóa chất độc hại và nên uống nước hoa quả với đủ lượng trong ngày, không nên uống quá nhiều bởi có thể gây ra các tình trạng xấu đến hệ tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn,…

2. Bị cúm có nên uống nước lạnh?

Bị cúm KHÔNG NÊN uống nước lạnh. Khi bị cúm, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng tiêu cực về đường hô hấp như sốt cao, cảm cúm, đau họng, ho, nghẹt mũi, khó thở,… Khi uống nước lạnh trong giai đoạn này, nhiệt độ thấp của nước sẽ làm co mạch máu, giảm khả năng lưu thông máu và đưa máu đến các tế bào trở nên khó khăn hơn, làm suy giảm khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, từ đó khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

cúm có nên uống nước lạnh
Nước lạnh khiến cho tình trạng các triệu chứng của bệnh cúm trở nên trầm trọng hơn

Không có một loại thức uống nào giúp điều trị bệnh cúm nhưng khi trả lời cho câu hỏi bị cúm nên uống nước gì? Người bệnh có thể uống một số loại nước có khả năng đẩy nhanh quá trình phục hồi và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, người bệnh cúm nên tập trung vào các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, protein và hạn chế tối đa đường, chất béo và chất kích thích để giai đoạn mắc bệnh có thể được rút ngắn.

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/thuc-uong-giai-cam-a31751.html