Mắt lé là sao? Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân bị bệnh

Mắt lé, nheo mắt hay mắt lác chỉ tình trạng cả hai mắt không nhìn về một hướng cùng một lúc. Một mắt có thể quay vào, ra, lên hoặc xuống trong khi mắt còn lại nhìn về phía trước. Mắt lé có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất ở trẻ em, ảnh hưởng đến thị lực, khả năng tập trung, phối hợp giữa 2 mắt, mất nhận thức về chiều sâu hoặc di chứng của chấn thương, rối loạn ở não. Bài viết sau được thạc sĩ bác sĩ Phạm huy Vũ Tùng, khoa Mắt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ rõ hơn.

mắt lé là sao

Mắt lé là sao?

Mắt lé hay mắt lác, nheo mắt là tình trạng mắt khi nhìn không được cân chỉnh đúng cách. Khi ai đó bị mắt lé, cả 2 mắt của họ không thể nhìn về cùng hướng, cùng lúc, một mắt có thể nhìn thẳng, mắt còn lại nhìn về các hướng khác nhau: lên, xuống, trái, phải. Khi có ánh sáng mạnh, người bị mắt lé phải nheo mắt để nhìn rõ vật thể. Trong khi người bình thường khi nhìn về một điểm cả 2 mắt sẽ tập trung vào một hướng, thu được hình ảnh duy nhất.

Mắt lé thường gặp ở trẻ em, ít phổ biến hơn ở người trưởng thành. Khi bị mắt lé, tình trạng này có thể xuất hiện xuyên suốt cuộc đời hoặc trong một giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, mắt lé khó có thể tự khỏi và gây giảm thị lực, nhìn nhận sai lệch về sự vật, mất nhận thức về chiều sâu, ảnh hưởng đến khả năng phát triển tầm nhìn.

mắt lé cả hai mắt khi không thể nhìn về cùng hướng
Mắt lé khi cả 2 mắt không thể nhìn về cùng hướng

Dấu hiệu mắt bị lé dễ nhận biết

Các dấu hiệu mắt bị lé có thể dễ nhận biết bằng mắt thường, ở trẻ em, các dấu hiệu mắt lé càng rõ ràng:

Các dấu hiệu mắt lé như hay nheo mắt, không thể nhìn thẳng, thường xuất hiện khi mới sinh hoặc phát triển sau 3 tháng tuổi, dễ nhầm với tình trạng trẻ mệt mỏi. Với trẻ sơ sinh, cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết trẻ có bị lé hay không và có phương án điều trị sớm phù hợp.

Nguyên nhân bị mắt lé

1. Tật khúc xạ

Viện Mắt Quốc gia Hoa Kỳ thống kê có 3 loại tật khúc xạ: cận thị, viễn thị, loạn thị là nguyên nhân chính gây lé mắt. Tật khúc xạ xảy ra khi khúc xạ của mắt bị sai lệch, khiến ánh sáng không thể hội tụ đúng trên võng mạc, dẫn đến nhìn mờ. Ngược lại, tình trạng mắt lé có thể làm trầm trọng thêm các tật khúc xạ.

Trường hợp mắt lé do tật khúc xạ có xu hướng xuất hiện ở trẻ từ 2 tuổi trở lên. Ở trẻ em, điều trị tật khúc xạ là phương pháp cải thiện mắt lé hiệu quả.

2. Bẩm sinh

Lé bẩm sinh là tình trạng 2 mắt không hướng về cùng một hướng ngay khi vừa sinh ra hoặc xuất hiện trong giai đoạn 4 - 6 tháng tuổi trở xuống (1). Trẻ bị mắt lé bẩm sinh, cả 2 mắt không thể phối hợp nhịp nhàng khi di chuyển cùng hướng, không tập trung vào một vật thể. Mắt lệch hướng do các cơ vận nhãn hoạt động không đều. Việc phát hiện và điều trị sớm mắt lé bẩm sinh giúp giảm nguy cơ nhược thị vĩnh viễn, lé nặng hơn và các vấn đề về sức khỏe thị lực khác.

3. Di truyền

Mắt lé có mối liên hệ di truyền, nếu trong gia đình có người bị lé, thế hệ sau có thể có trường hợp bị lé hoặc lé bẩm sinh. Lé di truyền là kết quả của chấn thương, bệnh tật hoặc viễn thị do tổn thương trên dây thần kinh sọ.

Kính gửi Quý kháchCảm ơn Quý khách đã gửi thông tin liên hệ đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH Họ tên Khách hàng:'+txthoten+' Số điện thoại:'+txtdienthoai+' Địa chỉ: '+txtdiachi+'Email: '+txtmail+'Ngày sinh: '+txtngaysinh+' Nội dung: '+txtnoidung+' Trân trọng. HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANHHà Nội108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà NộiHotline: 024 7106 6858 - 024 3872 3872TP.HCM2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí MinhHotline: 0287 102 6789 - 093 180 6858Fanpagehttps://www.facebook.com/benhvientamanh '; jQuery('#div_kq_lienhe').html(nd); jQuery('#div_kq_lienhe').addClass("active"); jQuery("#div_kq_lienhe #form_close").click(function () { jQuery('#div_kq_lienhe .mail_thongbao').remove(''); jQuery('#div_kq_lienhe').removeClass('active'); }); jQuery("body").removeClass("load"); document.getElementById("frm_canhan").reset(); }, 200: function (){ } } }); //document.getElementById("frm_canhan").reset(); return false; } }); } }); jQuery("#txtdienthoai").keypress(function (e) { if (String.fromCharCode(e.keyCode).match(/[^0-9]/g)) return false; }); jQuery(function() { jQuery(function ($) { jQuery.datepicker.regional["vi-VN"] = { closeText: "Đóng", prevText: "Trước", nextText: "Sau", currentText: "Hôm nay", monthNames: ["Tháng một", "Tháng hai", "Tháng ba", "Tháng tư", "Tháng năm", "Tháng sáu", "Tháng bảy", "Tháng tám", "Tháng chín", "Tháng mười", "Tháng mười một", "Tháng mười hai"], monthNamesShort: ["Tháng 1", "Tháng 2", "Tháng 3", "Tháng 4", "Tháng 5", "Tháng 6", "Tháng 7", "Tháng 8", "Tháng 9", "Tháng 10", "Tháng 11", "Tháng 12"], dayNames: ["Chủ nhật", "Thứ hai", "Thứ ba", "Thứ tư", "Thứ năm", "Thứ sáu", "Thứ bảy"], dayNamesShort: ["CN", "Hai", "Ba", "Tư", "Năm", "Sáu", "Bảy"], dayNamesMin: ["CN", "T2", "T3", "T4", "T5", "T6", "T7"], weekHeader: "Tuần", dateFormat: "dd/mm/yy", firstDay: 1, isRTL: false, showMonthAfterYear: false, yearSuffix: "" }; jQuery.datepicker.setDefaults(jQuery.datepicker.regional["vi-VN"]); }); jQuery('#txtngaysinh').datepicker({ changeMonth: true, changeYear: true, yearRange: "-150:+0", maxDate: new Date() }); }); });

4. Não úng thủy

Não úng thủy là tình trạng tăng dịch bao quanh não và tủy sống, gây áp lực và tổn thương não, làm xuất hiện các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, mắt lé,… Trong đó, lé mắt do não úng thủy có những biểu hiện như: mắt bị lệch hướng, khó tập trung, mỏi mắt, suy giảm thị lực,… Điều trị hội chứng não úng thủy có thể cải thiện tình trạng mắt lác.

5. Tổn thương dây thần kinh sọ não

Dây thần kinh sọ não đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển các chuyển động của mắt. Khi dây thần kinh sọ não bị tổn thương do não úng thủy, nhiễm trùng não, u não, hội chứng Down,… ảnh hưởng lên dây thần kinh số III (thần kinh vận nhãn chung), số IV (thần kinh ròng rọc), số V (thần kinh tam thoa), số VI (thần kinh ngoại biên), số VIII (thần kinh tiền đình thính giác)… có thể ảnh hưởng đến chuyển động của mắt và gây tình trạng mắt lé (2).

có nhiều nguyên nhân gây mắt lé khác nhau
Có nhiều nguyên nhân gây mắt lé khác nhau

Phân loại mắt lé thường gặp

Mắt lé được phân loại dựa trên giai đoạn và lứa tuổi, hướng mắt khi nhìn hoặc nguyên nhân.

Dựa theo giai đoạn và lứa tuổi có thể chia mắt lé ra làm 2 loại:

Dựa theo hướng mắt khi nhìn thẳng có thể chia mắt lé thành 4 loại:

các loại mắt lé
Các loại tình trạng mắt lé

Phương pháp chẩn đoán mắt lé

Hiệp hội Đo thị lực Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ từ đủ 6 tháng tuổi nên được kiểm tra thị lực để chẩn đoán sớm mắt lé (3).

Một số phương pháp chẩn đoán mắt lé bao gồm:

Nếu có dấu đảo mắt liên tục, nheo mắt,… dấu hiệu nhận biết mắt lé, bác sĩ sẽ chỉ đo thị lực, để có kết quả chính xác, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử trước khi tiến hành kiểm tra. Che 1 bên mắt và mở mắt để theo dõi sự thay đổi hướng đồng tử, kiểm tra phản xạ ánh sáng và kiểm tra võng mạc, thị lực sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán mắt lé hiệu quả.

Xét nghiệm phản xạ giác mạc Hirschberg là phương pháp chẩn đoán lé mắt chuyên sâu. Bác sĩ sẽ chiếu đèn vào mắt và quan sát nơi ánh sáng phản chiếu từ giác mạc. Nếu mắt bình thường, ánh sáng sẽ đi đến trung tâm của cả hai giác mạc.

Cách kiểm tra mắt có bị lé không tại nhà

Dựa trên những dấu hiệu mắt lé phổ biến, dễ nhận biết bạn có thể kiểm tra mắt có bị lé không ngay tại nhà bằng cách kiểm tra vị trí mắt, bạn thực hiện theo các bước dưới dây:

Tuy dấu hiệu nhận biết mắt lé khá dễ dàng, nhưng để có kết quả chính xác nhất, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được làm các chẩn đoán chuẩn y khoa.

đo thị lực cho kết quả chẩn đoán mắt lé chính xác nhất
Đo thị lực cho kết quả chẩn đoán mắt lé chính xác nhất

Mắt bị lé có chữa được không?

Mắt bị lé có thể chữa được, bác sĩ nhãn khoa khuyến cáo nên chữa mắt lé càng sớm càng tốt. Nên chữa lé mắt cho trẻ trước 3 tuổi bằng các bài tập điều trị thị giác, thuốc điều trị hoặc đeo kính khắc phục các tật khúc xạ. Để càng lâu, mắt lé sẽ trở thành tật khó điều trị, khả năng hồi phục thấp.

Sau khi điều trị, mắt lé vẫn có thể tái phát nếu không được chăm sóc thị lực đúng cách. Sau khi điều trị lé mắt, người bệnh cần được theo dõi kỹ. Chứng lé mắt ở trẻ em nếu không được điều trị sớm có thể gây suy giảm thị lực nghiêm trọng hoặc mất thị lực vĩnh viễn.

Làm thế nào để điều trị mắt bị lé?

1. Đeo kính

Nếu nguyên nhân gây mắt lé là viễn thị hoặc cận thị, đeo mắt kính phù hợp sẽ khắc phục tình trạng này. Bác sĩ nhãn khoa giúp bạn chẩn đoán mức độ viễn hoặc cận thị hiện tại, từ đó lựa chọn loại kính đeo phù hợp, giúp cải thiện thị lực và điều trị mắt lé.

2. Thuốc điều trị

Trong trường hợp không xác định được nguyên nhân cơ bản, triệu chứng lé mắt xuất hiện đột ngột, bác sĩ có thể sử dụng thuốc điều trị bằng các tiêm Botulinum hoặc botox làm suy yếu cơ mắt, giúp mắt điều chỉnh đúng cách và nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, biện pháp này làm tạm thời, hiệu quả duy trì khoảng 3 tháng.

3. Liệu pháp thị giác

Các bài tập thị giác, não và mắt giúp tăng khả năng tập trung, cải thiện hoạt động các cơ, giúp chúng phối hợp tốt hơn, khỏe hơn, cải thiện các tình trạng mất tập trung, suy giảm thị lực cũng như hỗ trợ điều trị lé mắt.

4. Phẫu thuật mắt

Phẫu thuật mắt để điều chỉnh các cơ vận nhãn, đưa 2 mắt về thẳng trục. Phẫu thuật mắt cũng được dùng để tăng cường hoặc làm suy yếu các cơ, giúp cả 2 mắt di chuyển theo cùng 1 hướng. Phương pháp điều trị mắt lé này hiệu quả nhất với trẻ khi còn nhỏ và những người đang điều chỉnh thị lực bằng kính. Trường hợp mắt lé nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật ngay lập tức.

Phương pháp phòng ngừa cải thiện bệnh mắt lé

Mắt lé là vấn đề thị xảy do mắt bị lệch, thường phổ biến ở trẻ em hơn so với người lớn. Khám mắt định kỳ để theo dõi các vấn đề về thị lực, phát hiện nguyên nhân và điều trị sớm lé mắt là cách tốt nhất để điều trị lé mắt. Các phương pháp điều trị phổ biến khác bao gồm đeo kính mắt và kính áp tròng. Phẫu thuật cũng có thể điều chỉnh tật lé mắt, viễn thị hoặc cận thị khi cần thiết.

Trung tâm Mắt công nghệ cao, BVĐK Tâm Anh với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giỏi với nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị, nghiên cứu và giảng dạy các bệnh về mắt sẽ giúp tư vấn, khám sàng lọc và điều trị các vấn đề thị lực, các bệnh về mắt như lé mắt, lẹo mắt, tăng nhãn áp, viêm kết mạc, đục thủy tinh thể,…

Chúng tôi hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về mắt lé là sao, các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và phương pháp điều trị mắt lé. Nếu bạn thấy mắt mình nheo mắt thường xuyên hơn khi nhìn, đau đầu, mệt mỏi,… có thể đến gặp bác sĩ nhãn khoa để đánh giá nguyên nhân của những vấn đề về thị lực, bao gồm mắt lé.

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/anh-mat-le-a32151.html