TIẾP CẬN CHÓNG MẶT THEO SƠ ĐỒ

Bài tiếp cận chóng mặt một cách chi tiết đã có rất nhiều trên các web, page… Nay mình chỉ xin tổng hợp lại theo sơ đồ hình vẽ để tiện lưu và tiện đọc.

Lưu ý: theo kinh nghiệm, phân biệt Chóng mặt Ngoại biên và Chóng mặt Trung ương chỉ còn dựa vào DẤU TK KHU TRÚ ( Thất điều là quan trọng nhất, dấu yếu liệt chi, nói đớ, liệt mặt…), chứ không còn dựa vào nystagmus, mức độ chóng mặt, các dấu tiền đình hòa hợp/ ko…

có các ca lâm sàng sau đây, bạn đọc thử cho chẩn đoán xem sao nhé. Đáp án ở cuối bài

1/ ∗ BN nữ 35 tuổi, đến khám bằng xe lăn. ∗ Than phiền: chóng mặt ∗ BN chóng mặt khi thay đổi tư thế ∗ Trước khi báo trước chóng mặt, BN có kèm đau nửa đầu Trái kiểu giật, rất sợ tiếng ồn ∗ Nhiều cơn lặp lại thoáng qua trong 2 tháng nay, tự hết, nhưng nay kéo dài hơn -> khám ∗ Tay chân cử động linh hoạt, sức cơ tứ chi 5/5. → Bạn nghĩ khả năng nhiều nhất là gì?

2/ ∗ BN nữ 76 tuổi, đến khám bằng xe lăn. ∗ Than phiền: chóng mặt ∗ Gia đình ghi nhận BN yếu dần, ít đi lại, ít nói từ vài nămnay; vài ngày nay có vẻ đi không vững, than chóng mặt → Bạn nghĩ đến những khả năng nào?

3/ ∗ BN nam 26 tuổi, đến khám vì đau đầu chóng mặt 1 ngày ∗ BN đột ngột đau vùng chẩm cổ gáy, kèm chóng mặt xoay, buồn nôn, hôm qua có mờ 1 mắt, hồi phục từ từ → Bạn nghĩ khả năng nhiều nhất là gì?

4/ ∗ BN nam 62 tuổi, đến khám vì chóng mặt ∗ Từ vài ngày nay BN có chóng mặt xoay, chao đảo, buồn nôn, tăng dần, không có dấu hiệu cải thiện ∗ Kèm cảm giác nóng + ra mồ hôi nhiều ở ½ mặt P ∗ Tiền sử THA, mỡ máu không điều trị → Bạn nghĩ đến những khả năng nào?

5/ ∗ Phụ nữ 30 tuổi, thể trạng trung bình, da niêm hồng, ∗ đến khám vì một đợt nhiều cơn chóng mặt ngắn, cấp tính, dữ dội, cảm giác như xoay tròn, kèm với buồn nôn ∗ thường khởi phát khi ngồi dậy, và giảm nhanh trong vòng vài giây nếu nằm yên. ∗ Xu hướng giảm dần về độ nặng ∗ không kèm bất cứ bất thường gì khác, ∗ đã có tiền sử 1 lần tương tự cách 2 năm, viêm tai giữa khi bé

0006.jpg

tiếp cận chóng mặt:

ĐÁP ÁN CASE LÂM SÀNG:

1/ MIGRAINE TIỀN ĐÌNH ( nên nhớ phải chụp MRI loại trừ tổn thương thùy não, có thể đó là 1 dạng động kinh ngắn, cần phân biệt)

2/ RỐI LOẠN LO ÂU / TRẦM CẢM (Chóng mặt xảy ra thường trực, dù sử dụng tất cả các thuốc đã có nhưng bệnh không giảm, hãy nghĩ tới bệnh này và dành thời gian hỏi bệnh thêm)

3./ BÓC TÁCH ĐM ĐỐT SỐNG ( ∗ Từ 5 đến 20% các trường hợp nhồi máu não ở người trẻ, thường ở đoạn ngoài sọ của động mạch đốt sống ∗ Là căn nguyên thường gặp nhất ở NMN vùng ĐM ĐSTN ở người trẻ ∗ Sau vận động mạnh, xoay đột ngột vùng cổ ∗ Có thể xảy ra sau các hoạt động nhẹ nhàng: cử động cổ lặp đi lặp lại, căng vùng cổ, hoặc tự phát trên những bệnh nhân có các bệnh lý làm yếu thành mạch (HC Marfan, HC Ehlers-Danlos, bệnh loạn dưỡng sợi cơ). Trường hợp bóc tách ĐM ∗ Đau cổ vùng cạnh cột sống lan ra hàm, vai, vùng chẩm ∗ Những triệu chứng kèm theo thường gặp: Chóng mặt - Giảm thị lực - Song thị - Rối loạn cảm giác vùng mặt - dấu tiểu não - Giảm thính lực

4/ HỘI CHỨNG WALLENBERG ( tổn thương hành não sau bên, do tắc PICA, lâm sàng: ∗ Cùng bên: HC tiểu não HC Claude Bernard-Horner (sụp mi, đồng tử thu nhỏ, hỏm mắt, giảm tiết mồ hôi) Giảm cảm giác đau và nhiệt ½ mặt Liệt hầu (Dấu vén màn) họng và dây thanh (rối loạn nuốt và phát âm) ∗ Đối bên: Giảm cảm giác ½ người đau nhiệt +/- yếu ⇒ HC chéo cảm giác

5/ CHÓNG MẶT TƯ THẾ KỊCH PHÁT LÀNH TÍNH (#phân biệt viêm tai giữa tái phát)

REFERENCES: 1/ https://www.slideshare.net/ThanhLiemVo/chong-mat 2/ http://www.thuchanhthankinh.com/useruploadthuchanhthankinh/images/Chong%20mat%20cap.doc 3/ http://thankinh.edu.vn/chi_tiet/235/Chong-Mat-Phan-I.html

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/thankinh-edu-vn-a32398.html