Trong bối cảnh công nghệ hiện đại, hầu hết các bà nội trợ chọn nồi cơm điện tử để nấu cơm một cách tiện lợi và nhanh chóng. Vậy nồi cơm điện nấu bao nhiêu phút? Thời gian nấu trong khoảng 20 - 60 phút tùy thuộc vào loại nồi, loại gạo, lượng nước, lượng gạo, chế độ nấu, chất lượng và tuổi thọ của nồi,... Để biết thêm chi tiết về thời gian chín cơm hoàn toàn của từng loại nồi cơm điện, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Nồi cơm điện tử sử dụng từ 1 - 3 mâm nhiệt được đặt ở đáy nồi, quanh thân nồi và trên nắp nồi giúp cho nhiệt lượng được tỏa rộng, đều khắp lòng nồi.
Nồi cơm điện tử còn được trang bị con chip thông minh với tính năng cảm biến nhiệt độ giúp điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho từng giai đoạn nấu. Đó là lý do nồi điện tử mâm nhiệt có thời gian nấu lâu hơn so với nồi cơm điện cơ thông thường.
Bù lại, cơm của nồi cơm điện tử sẽ ngon, mềm, dẻo hơn và hạn chế tình trạng cơm khê, sống, khét, nhão, không ráo mặt,...
Nồi cơm điện tử mâm nhiệt sử dụng công nghệ nấu 3D ủ ấm 3 chiều kết hợp cùng cảm ứng nhiệt thông minh giúp điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho từng giai đoạn nấu
Với nồi cơm điện tử nấu bao lâu, bạn có thể tùy chỉnh thời gian theo chế độ nấu Tiêu chuẩn/Nhanh/Chậm, cụ thể:
Chế độ nấu Tiêu chuẩn: Thời gian nấu khoảng từ 45 - 60 phút. Khoảng 10 - 15 phút đầu, nồi sẽ được truyền lượng nhiệt tăng dần để làm sôi nước và gạo bên trong mềm hơn, sau đó dựa vào lượng nước và gạo sẽ tự động điều chỉnh sao cho cơm chín đều mà không bị dư nước.
Chế độ nấu Nhanh: Thời gian nấu khoảng 20 phút. Với chế độ này, bộ phận đốt nóng của nồi cơm sẽ hoạt động với công suất cao hơn so với chế độ nấu Tiêu chuẩn. Nồi sẽ tự động bỏ qua giai đoạn ngâm gạo mà chuyển luôn sang giai đoạn nấu nên giảm bớt giúp thời gian nấu đáng kể.
Chế độ nấu Chậm: Thời gian nấu tùy chỉnh theo mong muốn của bạn. Bộ phận đốt nóng của nồi cơm điện tử sẽ hoạt động ở mức nhiệt độ thấp hơn so với chế độ nấu Tiêu chuẩn. Lòng nồi sẽ được làm nóng ở mức nhiệt vừa phải trong khoảng 75 - 135 độ C trong suốt quá trình nấu và làm chín gạo từ từ.
Nồi cơm điện tử mâm nhiệt có nhiều chế độ nấu khác nhau nên thời gian nấu mất khoảng từ 20 - 60 phút
Tương tự như nồi cơm điện tử mâm nhiệt, nồi cơm điện tử cao tần cũng được trang bị tính năng cảm biến nhiệt độ thông minh giúp điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng giai đoạn nấu và được trang bị các chế độ nấu Tiêu chuẩn/Nhanh/Chậm.
Nồi cơm điện tử nấu bao lâu? Trong khoảng 20 - 45 phút, nhanh hơn nồi cơm điện tử mâm nhiệt khoảng 5 - 10 phút.
Do nồi cơm điện tử cao tần sử dụng công nghệ nấu cao tần, không tiếp xúc qua mâm nhiệt mà làm nóng trực tiếp tất cả các điểm tiếp xúc đều khắp nồi (tương tự cơ chế hoạt động của bếp từ) nên thời gian truyền nhiệt nhanh chóng, cơm chín nhanh hơn so với nồi sử dụng mâm nhiệt.
Đặc biệt, công nghệ nấu cao tần không hề hao tốn điện năng vì thời gian ban đầu nồi ngâm gạo cho đến những khoảng thời gian cuối mới tăng nhiệt đun nấu gạo và làm cơm khô mặt.
Nồi cơm điện tử cao tần có thời gian nấu nhanh hơn nồi cơm điện tử mâm nhiệt nhờ côn nghệ cảm ứng từ
Bên cạnh đó, với công nghệ Fuzzy Logic, có khả năng thay đổi nhiệt độ phù hợp nhất với lượng nước và gạo bên trong nồi. Nếu bạn đong thừa nước thì khi gạo được nấu chín, lượng nước dư thừa cũng sẽ được hút cạn bởi nhiệt độ cảm biến.
Biểu đồ so sánh nhiệt độ bên trong nồi cơm điện trong quá trình nấu
Thời gian nấu của nồi cơm điện cơ trong khoảng 25 - 40 phút, trong đó có khoảng 5 - 10 phút nồi được chuyển sang chế độ Ủ ấm để cơm chín đều và ráo nước.
Nồi cơm điện cơ hoạt động khá đơn giản và không có chương trình nấu riêng như nồi cơm điện tử. Khi nấu cơm, mâm nhiệt ở dưới đáy sẽ tỏa ra nhiệt lượng làm nước sôi lên, cạn dần và nhiệt độ đạt tới mức làm cơm chín, rơ le sẽ bật sang chế độ giữ ấm. Sẽ phải mất từ 20 - 25 phút cho cơm chín ngon.
Tuy nhiên, do không có công nghệ cảm biến nhiệt thông minh, nồi cơm điện cơ không có khả năng tự động điều chỉnh thời gian và nhiệt độ phù hợp như nồi cơm điện tử.
>> Bạn có thể xem thêm bài viết so sánh nồi cơm điện tử và nồi cơ với 2 điểm giống và 5 điểm khác nhau.
Nồi cơm điện cơ SUNHOUSE kích thước nhỏ gọn dung tích chỉ 1,2l có thời gian nấu khá nhanh khoảng 15 - 30 phút, phù hợp cho gia đình có 2 - 4 thành viên
Như vậy, thời gian nấu của 3 loại nồi cơm điện có sự khác biệt rõ ràng.
Vì thế, chất lượng cơm của nồi cơm điện tử cũng ngon hơn, dẻo hơn, đảm bảo được chất dinh dưỡng trong hạt cơm đầy đủ nhất.
Thời gian nấu cơm của nồi cơm điện tử không chỉ phụ thuộc vào loại nồi cơm bạn dùng mà còn phụ thuộc vào loại gạo, lượng gạo, lượng nước, dung tích nồi, chế độ nấu và chất lượng nồi cơm.
Mỗi loại gạo có hình dáng, kích thước, độ cứng,... khác nhau nên có thời gian nấu khác nhau (ở cùng 1 lượng gạo và cách nấu). Cụ thể dưới đây là thời gian nấu của một số loại gạo thường được sử dụng:
Gạo trắng: nhiều tinh bột, dễ ngậm nước hơn nên thời gian nấu khoảng 20 - 25 phút.
Gạo lứt: có ít tinh bột, nhiều chất xơ nên thời gian nấu chín khoảng 30 - 35 phút, nếu lượng gạo nhiều hơn thì còn có thể mất thời gian gần gấp đôi so với gạo trắng.
Gạo nếp: cứng hơn so với các loại trên nên thường sẽ mất từ 35 - 40 phút để hạt gạo được chín và mềm dẻo. Hơn nữa, thường thì loại gạo này cũng mất thêm thời gian để ngâm trước khi nấu nên nếu bạn nấu luôn trong nồi sẽ mất thêm nhiều thời gian hơn.
Nồi cơm điện tử SUNHOUSE cũng là một trong những dòng nồi có thiết kế thông minh với các chế độ nấu dựa theo từng loại gạo. Các chế độ nấu được tích hợp sẵn trong chương trình nấu, với lượng nhiệt và thời gian nấu thích hợp cho từng loại gạo, đảm bảo cơm chín đều, mềm dẻo nhất.
Người dùng có thể chọn chế độ nấu tùy theo loại gạo để nồi cơm sẽ có lượng nhiệt và thời gian nấu thích hợp sao cho chất lượng cơm thơm ngon nhất.
Nếu nấu nhiều gạo sẽ mất thêm thời gian để truyền nhiệt hay điều chỉnh nhiệt độ cho cơm được chín đều bên trong. Dưới đây là một số mức lượng gạo và thời gian nấu tương ứng
1 bát: Thời gian nấu chín khoảng 20 - 30 phút.
2 bát: Thời gian nấu chín khoảng 30 - 45 phút.
3 bát: Thời gian cơm chín hoàn toàn là khoảng 45 - 60 phút, trong đó có thể mất 10 - 15 phút để ủ cơm đối với nồi cơm điện cơ.
Lượng gạo nhiều thì thời gian nấu sẽ lâu hơn do vì phải mất thêm thời gian để truyền nhiệt khắp lòng nồi
Lượng nước càng nhiều thì thời gian nấu lâu hơn do quá trình truyền nhiệt cho nước sôi và cạn mất nhiều thời gian hơn. Lượng nước nhiều cũng sẽ phụ thuộc vào loại gạo, lượng gạo và nhu cầu ăn của người sử dụng.
Ví dụ, khi bạn nấu 5 cốc gạo sẽ cần nhiều nước hơn so với 3 cốc và đồng thời lượng nước nấu chín nhiều hơn từ đó thời gian nấu cơm lâu hơn khoảng 5 phút.
Lượng nước cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nấu cơm và điều này sẽ phụ thuộc vào lượng gạo và nhu cầu ăn
Dung tích nồi càng lớn thì thời gian nấu càng lâu bởi tiết điện lòng nồi lớn, mất nhiều thời gian để truyền nhiệt lượng, từ đó thời gian đun sôi nước cũng lâu hơn. Người dùng nên chọn loại nồi có dung tích phù hợp với lượng gạo hay nhu cầu ăn của gia đình mình.
Nồi dưới 1 lít: nấu khoảng 3 - 4 cốc gạo, mất khoảng 20 - 30 phút để cơm chín
Nồi 1 - 1.5 lít: nấu khoảng 4 - 8 cốc gạo, mất khoảng 25 - 35 phút để cơm chín
Nồi 1.6 - 2 lít: nấu khoảng 8 - 10 cốc gạo, mất khoảng 30 - 40 phút để cơm chín
Nồi trên 2 lít: nấu khoảng hơn 9 cốc gạo, mất khoảng 35 - 60 phút để cơm chín
Ở dòng nồi cơm điện tử, bạn được lựa chọn nhiều chế độ nấu khác nhau và với mỗi chế độ nấu sẽ có khoảng thời gian nấu khác nhau. Dưới đây là một số chế độ nấu và thời gian nấu tương ứng:
Nấu cháo nguyên hạt: Khoảng 45 phút - 1 giờ 15 phút
Nấu cháo nhừ: Khoảng 1- 4 giờ
Nấu súp: Khoảng 1 - 4 giờ
Nấu xôi: Khoảng 20 - 60 phút
Làm bánh: Khoảng 5 - 50 phút
Hấp: Khoảng 5 phút - 1 giờ
Nồi từ thương hiệu uy tín sẽ được sản xuất từ những nguyên liệu chất lượng cao, khả năng truyền nhiệt nhanh giúp cho thời gian nấu cơm nhanh hơn hẳn so với các loại nồi kém chất lượng.
Sản phẩm chất lượng cao thường sẽ có thời gian nấu nhanh hơn mà vẫn đảm bảo được độ ngon, dẻo của cơm đồng thời sẽ an toàn với sức khỏe người sử dụng
Mặc dù đã lựa chọn được dòng nồi cơm điện phù hợp với nhu cầu sử dụng nhưng nếu bạn vẫn muốn rút ngắn thời gian nấu chín cơm thì có thể ngâm gạo trước khi nấu trong nồi khoảng 20 - 30 phút để gạo nở ra.
Việc ngâm gạo trước khi nấu giúp hạt gạo được mềm hơn, khi nấu thì cơm chín nhanh hơn giúp bạn tối ưu thời gian nấu nướng. Hạt cơm ngậm nước nhanh hơn và nhanh chóng nở đều, không xảy ra tình trạng hạt gạo sống hay sượng ở vị trí khác nhau trong nồi.
Mong rằng bài viết trên đây giúp bạn giải đáp câu hỏi nồi cơm điện nấu bao nhiêu phút và có thể chọn một dòng sản phẩm ưng ý cho gia đình mình. Như vậy, thời gian nấu không chỉ phụ thuộc vào dòng nồi bạn dùng mà còn phụ thuộc vào loại gạo, lượng gạo, dung tích, chất lượng nồi,... với lượng gạo cho 3 - 4 người ăn thì nồi cơm điện sẽ mất khoảng 20 - 60 phút để nấu chín hoàn toàn.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với hotline của SUNHOUSE để nhân viên tư vấn sẽ giải đáp thêm nhé!
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/nau-com-bao-nhieu-phut-a3327.html