Bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không? Có phải tiêm lại từ đầu?

Có thể nói, ngoại trừ nước sạch, chưa có một thể thức nào ngay cả kháng sinh, có thể mang lại tác động tích cực trong việc giảm thiểu tỷ lệ tử vong như vắc xin. Tiêm chủng vắc xin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ nhỏ, trẻ có sức đề kháng kém khỏi sự tấn công của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện nay trẻ cần tiêm hàng chục loại vắc xin khác nhau trong những năm đầu đời, nhiều phụ huynh vì bận rộn nên nhỡ lịch tiêm phòng của bé. Vậy, bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không? Tiêm vắc xin trễ lịch có phải tiêm lại cho bé từ đầu? Hãy cùng tham khảo nội dung tư vấn của bác sĩ VNVC về vấn đề này.

BS Nguyễn Văn Quảng - Quản lý Y khoa vùng 4 - miền Bắc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Mọi sự gián đoạn lịch tiêm đều không đòi hỏi tiêm lại từ đầu hoặc bổ sung liều tiêm khác. Vì vậy, quý phụ huynh đừng quá lo lắng nếu trẻ bỏ lỡ các mũi tiêm vì phần lớn vắc xin có thể được tiêm vào bất kỳ thời gian nào trong đời. Bác sĩ khám sàng lọc sẽ tư vấn trường hợp cụ thể của trẻ và chỉ định mũi tiêm bù, tiêm đuổi và tiêm mới thích hợp. Tuy nhiên, để hiệu quả của vắc xin được phát huy tối đa, trẻ cần được tiêm ngừa càng sớm càng tốt, tốt nhất là đúng lịch hẹn”.

bé tiêm phòng không đủ tháng có sao không

Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin cho trẻ

Tiêm chủng vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể, chủ động bảo vệ cơ thể trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn…, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong.

Theo Bộ Y tế Việt Nam, có đến 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu, chủ động bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công, gây bệnh và “tàn phá” sức khỏe do các tác nhân gây bệnh (1). Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, nhờ có tiêm chủng vắc xin, hệ thống y tế toàn cầu đã cứu sống 42.000 trẻ em khỏi các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, bại liệt và uốn ván… (2). Tại Việt Nam, nhờ có tiêm chủng vắc xin, trong suốt 25 năm qua từ giai đoạn xóa xã trắng về tiêm chủng mở rộng (năm 1990) đến năm 2015, hệ thống y tế nước ta đã ngăn chặn khoảng 6,7 triệu ca tử vong ở trẻ em.

Nhờ có vắc xin, trẻ em được bảo vệ tốt khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có cơ hội phát triển khỏe mạnh, ít đau ốm bệnh tật, hạn chế tối đa số tiết học nghỉ ốm, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tiếp thu kiến thức và phát triển vượt bậc, thành công và hạnh phúc trong tương lai. Trẻ em khỏe mạnh cũng giúp bố mẹ tiết kiệm được ngày công lao động nghỉ phép để chăm sóc trẻ ốm, hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi đến công việc, khả năng thăng tiến và tài chính của bố mẹ.

Tiêm chủng vắc xin không chỉ là biện pháp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cả cộng đồng. Qua việc kích thích hệ thống miễn dịch sinh kháng thể đặc hiệu chủ động với mầm bệnh, tiêm chủng giúp ngăn chặn sự lây nhiễm và lây lan của mầm bệnh, hình thành miễn dịch cộng đồng, bảo vệ những người yếu thế không đủ điều kiện tiếp nhận tiêm chủng vắc xin.

Tiêm chủng vắc xin cho trẻ em giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật, giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh, nhờ đó gia đình và xã hội có thể tiết kiệm đáng kể chi phí điều trị và chăm sóc y tế. WHO cho biết, tiêm chủng cho trẻ em và người lớn là khoản đầu tư khôn ngoan và mang lại lợi ích cao nhất trong tất cả các danh mục đầu tư hiện nay.

Cụ thể là với mỗi 1 đô la đầu tư cho tiêm chủng, trung bình có thể tiết kiệm được 16 đô la chi phí chăm sóc sức khỏe và điều trị y tế. Ở tầm nhìn xa hơn, tiêm chủng vắc xin còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ một phần lớn cộng đồng, giúp các quốc gia tiết kiệm chi phí dùng cho việc điều trị những bệnh lý đã hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng vắc xin, thay vào đó tập trung nhiều nguồn lực hơn cho công tác nghiên cứu, phát triển khoa học và tìm ra các phương pháp điều trị các bệnh nguy hiểm, ác tính chưa có phương pháp dự phòng và điều trị.

chích ngừa cho bé trễ có sao không
Tiêm chủng vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc loại trừ bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, góp phần làm cho môi trường xã hội trở nên an toàn và khỏe mạnh hơn

Cách tính tuổi trong tiêm chủng cho trẻ mẹ cần biết

Trong tiêm chủng vắc xin, tuổi tiêm chủng thường được tính theo nguyên tắc sau:

Đối với trẻ sơ sinh, giai đoạn sơ sinh được tính từ khi trẻ sinh ra đến khi trẻ đạt 29 ngày tuổi. Theo đó, trẻ 1 tháng tuổi được xác định từ khi trẻ tròn 1 tháng tuổi cho đến khi trẻ đạt 1 tháng và 29 ngày tuổi. Tức là, tháng tuổi của trẻ được quy định là tròn tháng, ví dụ trẻ 29 ngày tuổi thì được xếp vào giai đoạn sơ sinh, khi trẻ được 30 ngày tuổi, tức là trẻ tròn tháng, khi đó trẻ được xếp vào giai đoạn 1 tháng tuổi.

Tương tự quy luật tính tuổi theo tháng, tuổi tiêm chủng theo năm cũng được quy định là tròn năm tuổi. Ví dụ, từ giai đoạn sơ sinh đến lúc trẻ đạt 11 tháng và 29 ngày tuổi, trẻ sẽ được xếp vào nhóm trẻ dưới 1 tuổi. Khi trẻ đạt 11 tháng và 30 ngày tuổi (12 tháng tuổi), lúc này trẻ sẽ được xếp vào nhóm trẻ 1 tuổi.

Dựa trên quy luật trên, ba mẹ có thể tính tuổi tiêm chủng cho con như sau:

Tuổi tiêm Cách tính Từ khi Đến khi Sơ sinh Sinh ra 29 ngày tuổi 1 tháng tuổi Sinh ra 30 ngày tuổi Dưới 1 tuổi Sinh ra 11 tháng 29 ngày tuổi 1 tuổi 12 tháng tuổi 23 tháng 29 ngày tuổi 2 tuổi Vừa tròn 2 tuổi (24 tháng tuổi) 35 tháng 29 ngày tuổi Từ 3 - 6 tuổi Vừa tròn 3 tuổi (36 tháng tuổi) Chưa đến sinh nhật lần thứ 7 (6 tuổi 29 ngày) Từ 7 - 18 tuổi Vừa tròn 7 tuổi (84 tháng tuổi) Chưa đến sinh nhật lần thứ 19 (18 tuổi 29 ngày)
tư vấn trước tiêm chủng
Để nắm rõ hơn về cách tính tuổi tiêm chủng cho trẻ, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ

Bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không?

Mỗi loại vắc xin đều được nghiên cứu, phát triển và tính toán chặt chẽ để vạch ra những phác đồ phù hợp với từng đối tượng nhằm mục đích tối ưu hóa hiệu quả và tính an toàn khi tiêm chủng. Chính vì thế, việc bé tiêm phòng không đúng tháng có thể khiến hiệu quả đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với vắc xin không đầy đủ, khiến trẻ không nhận được trọn vẹn giá trị phòng ngừa và bảo vệ của vắc xin. Mặc dù lịch tiêm có thể không chính xác đến từng ngày, từng giờ, từng phút nhưng không được tiêm chủng sớm hơn thời điểm tối thiểu được quy định hoặc trễ hơn quá nhiều so với lịch tiêm khuyến cáo.

Lịch tiêm phòng chuẩn cho trẻ

Dưới đây là lịch tiêm phòng đầy đủ theo từng độ tuổi mà bố mẹ cần nắm để chủ động đưa trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch:

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi

kiểm tra thông tin trước tiêm chủng
Trẻ có thể tiêm ngừa gộp nhiều vắc xin cùng lúc bằng cách lựa chọn các loại vắc xin phối hợp nhiều thành phần trong một mũi tiêm duy nhất để sớm có miễn dịch với nhiều tác nhân gây bệnh, tránh mắc bệnh và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng trước khi quá muộn

Tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi

Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi

Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi

Tiêm phòng cho trẻ 7 - 7,5 tháng tuổi

Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi

Tiêm phòng cho trẻ 10 tháng tuổi

Tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi

Tiêm phòng cho trẻ 15 tháng tuổi

Tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi

Tiêm phòng cho trẻ 2 tuổi

Tiêm phòng cho trẻ 4 - 6 tuổi

Tiêm phòng cho trẻ 6 - 18 tuổi

Tại sao trẻ cần tiêm chủng theo đúng phác đồ?

Mỗi một loại vắc xin khi được cấp phép lưu hành rộng rãi cho dân chúng đều trải qua rất nhiều các nghiên cứu, đánh giá, sàng lọc kỹ lưỡng để đưa ra lịch tiêm chủng phù hợp, có khả năng mang lại hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Chính vì thế, việc tuân thủ lịch tiêm khuyến cáo, bố mẹ cần cho bé tiêm phòng đủ liều, đúng tháng để giúp bé nhận được hiệu quả bảo vệ tối ưu từ việc tiêm vắc xin.

Các chuyên gia, các đơn vị, tổ chức y tế hàng đầu trong và ngoài nước luôn khuyến cáo tiêm chủng vắc xin cho trẻ em và người lớn đầy đủ, đúng lịch và cần cố gắng đảm bảo khoảng cách giữa các lần tiêm chủng theo đúng lịch tiêm quy định để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Nếu trẻ tiêm chủng vắc xin trễ hơn so với lịch tiêm khuyến cáo, có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh do nhà sản xuất đã thiết kế khoảng cách phù hợp giữa những liều vắc xin với nhau sao cho nồng độ kháng thể trẻ nhận được từ liều vắc xin trước đó bị suy giảm thì liều tiếp theo cần được áp dụng ngay để tiếp kháng thể, nhằm duy trì nồng độ kháng thể ở mức lý tưởng, đủ để bảo vệ trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh.

tiêm ngừa trễ cho bé có sao không
Trẻ tiêm chủng không đúng phác đồ sẽ khiến kháng thể bị suy yếu, đe dọa nguy cơ trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh nặng, biến chứng và di chứng kéo dài, đặc biệt là trong mùa cao điểm của bệnh dịch

Chích ngừa cho bé trễ có phải tiêm lại từ đầu?

Ngoại trừ vắc xin thương hàn dạng uống, bất kỳ sự gián đoạn lịch tiêm chủng nào cũng đều không đòi hỏi tiêm lại từ đầu. Bởi việc chích ngừa cho bé trễ lịch sẽ không làm giảm nồng độ kháng thể sau khi hoàn thành các mũi tiêm mặc dù hiệu lực bảo vệ có thể không đạt được cho đến khi đủ số liều theo quy định. Chích ngừa cho bé trễ không cần phải tiêm lại từ đầu, cần tiếp tục tiêm càng sớm càng tốt theo lịch tiêm của từng độ tuổi. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là phụ huynh được chủ quan lơ là thực hiện lịch tiêm của trẻ, vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm đúng lịch, do đó cần thực hiện nghiêm túc lịch trình tiêm vắc xin theo chỉ định của bác sĩ.

Bố mẹ cần làm gì khi bé tiêm phòng không đúng tháng?

Khi bé tiêm phòng không đúng tháng, bố mẹ cần:

Nếu vì một lý do nào đó bố mẹ không nhớ lịch sử tiêm chủng của trẻ, hãy tải ngay ứng dụng “trợ lý tiêm chủng” VNVC Mobile APP để tận hưởng vô vàn tiện ích công nghệ vượt trội như: miễn phí nhắc lịch tiêm tự động qua tin nhắn, cuộc gọi, tra cứu, lưu trữ lịch sử tiêm chủng, cập nhật nhanh chóng ưu đãi và tình dịch dịch tễ ở thời điểm tra cứu…

TẢI NGAY ỨNG DỤNG “TRỢ LÝ TIÊM CHỦNG” VNVC MOBILE APP!

- IOS (iPhone, iPad,…): https://bit.ly/VNVC_APPSTORE

- Android (Oppo, Samsung, Sony,…): https://bit.ly/VNVC_GGPLAY

Vậy là thắc mắc “bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không” đã được giải đáp. Tiêm phòng không đầy đủ và đúng lịch có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả miễn dịch của vắc xin, trẻ sẽ không được bảo vệ tối ưu khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể đe dọa nguy cơ mắc bệnh, biến chứng, di chứng và tử vong. Chính vì thế, bố mẹ cần cố gắng ghi nhớ lịch tiêm chủng của trẻ và đưa trẻ đi tiêm ngừa đủ liều, đúng lịch theo đúng khuyến cáo của bác sĩ tiêm chủng.

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/xem-tu-vi-tron-doi-mien-phi-a33662.html