Thuốc Corticosteroids trị bệnh gì? Hướng dẫn sử dụng thuốc

Thị trường thuốc corticosteroids toàn cầu đã tăng từ 5,05 tỷ USD vào năm 2022 lên 5,26 tỷ USD vào năm 2023 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 4,1% (1). Nguyên nhân là vì corticosteroids có tác dụng ức chế miễn dịch, chống viêm, co mạch, tăng hấp thu muối nước nên được chỉ định điều trị rất nhiều bệnh khác nhau. Vậy cụ thể thuốc corticosteroids trị bệnh gì? Hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách, an toàn.

Thuốc Corticosteroids trị bệnh gì

Giới thiệu về thuốc corticosteroids

Corticosteroids là các đồng phân tổng hợp của hormon steroid tự nhiên được sản xuất bởi vỏ tuyến thượng thận, gồm glucocorticoids và mineralocorticoids. Các hormon tổng hợp này có tính chất của hai nhóm glucocorticoids và mineralocorticoids ở nhiều mức độ khác nhau. Glucocorticoids có tác dụng chính trên nhóm bệnh chuyển hoá, giúp kháng viêm, ức chế miễn dịch và gây co mạch. Còn mineralocorticoids có vai trò trong điều hoà thăng bằng nước, điện giải qua tác động trên việc vận chuyển ion ở biểu mô ống thận. Trên thực tế, thuật ngữ corticosteroids thường chỉ dùng để nói đến tác động của glucocorticoids. (2)

Corticosteroids có tác dụng kháng viêm, ức chế miễn dịch, giúp giảm kích ứng và dị ứng nên thường được kê đơn để điều trị các bệnh hen suyễn, nổi mề đay hoặc bệnh tự miễn. Corticosteroids có hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên chúng cũng có khả năng đi kèm các tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt nếu sử dụng trong thời gian dài. Các loại thuốc corticosteroids thông dụng trên thị trường bao gồm: prednisone, methylprednisolon, dexamethasone, betamethasone, hydrocortison…

Corticosteroid có tác dụng kháng viêm
Corticosteroid có tác dụng kháng viêm, ức chế miễn dịch, giúp giảm kích ứng và dị ứng.

Loại thuốc corticosteroids phổ biến

Corticosteroids có thể được dùng bằng đường uống (dạng viên hoặc dạng lỏng), tại chỗ (bôi lên da hoặc mắt), tiêm bắp (bằng cách tiêm vào cơ), tiêm trong khớp (bằng cách tiêm vào khoang khớp), tiêm tĩnh mạch hoặc qua đường hô hấp (dạng xịt, phun khí dung). Một số loại corticosteroids được kê đơn phổ biến là cortisone, hydrocortisone, prednisone, prednisolone và methylprednisolone. (3)

Dạng Tên thuốc Dạng uống Dạng hít Tiêm khớp Tiêm bắp Dạng bôi

Thuốc corticosteroids trị bệnh gì?

Corticosteroids có nhiều công dụng điều trị khác nhau:

Nhờ các đặc tính này giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa sự tiến triển của các bệnh như:

1. Bệnh về máu

2. Bệnh nội tiết

3. Bệnh viêm nhiễm

4. Bệnh tiêu hóa

5. Bệnh khớp

6. Bệnh hô hấp

7. Bệnh thấp khớp

8. Bệnh về da

9. Bệnh dị ứng.

10. Các bệnh khác

Hướng dẫn sử dụng thuốc Corticosteroids đúng cách

Cách sử dụng thuốc corticosteroids cũng phụ thuộc vào dạng bào chế của thuốc. (4)

1. Thuốc corticosteroids dạng bôi

Để tránh tác dụng phụ, cường độ của thuốc steroid thoa tại chỗ cần được lựa chọn cẩn thận để phù hợp với vùng da cần điều trị. Có hơn 30 loại thuốc thoa corticosteroids khác nhau với cường độ khác nhau được chia thành bốn nhóm:

Thuốc corticosteroids dạng bôi có tác dụng nhiều hơn ở vùng da mỏng và nhạy cảm, ví dụ như vùng da mặt, mặt sau của đầu gối, mặt trong của khuỷu tay, cánh tay trên và nách, cũng như mí mắt và bộ phận sinh dục. Thuốc có hoạt lực thấp hoặc trung bình thường đủ để điều trị vùng mặt và da ở mặt trong của khớp. Mí mắt và bộ phận sinh dục chỉ nên được điều trị bằng thuốc có hoạt lực thấp. Thuốc có hoạt lực cao thường dùng để điều trị da đầu và tay chân. Da ở những vùng này tương đối dày nên lượng thuốc có thể chạm tới các lớp da sâu hơn. Nguy cơ mỏng da ở ở vùng này cũng rất thấp, ngay cả khi sử dụng thuốc có hoạt lực cao.

Bên cạnh hoạt lực cũng như độ dày da vùng điều trị, tác động của steroid còn phụ thuộc những yếu tố sau:

Thuốc corticosteroids thoa dạng mỡ mạnh hơn một chút so với dạng kem hoặc lotion. Điều này do da hấp thụ thuốc dễ dàng hơn khi bôi dưới dạng thuốc mỡ. Thuốc cũng có tác dụng mạnh hơn sau khi được băng bịt hoặc dùng liệu pháp đắp ẩm. Các phụ huynh nên lưu ý điều này nếu vùng da đang điều trị của trẻ là vùng mặc tã.

Nhiều người sử dụng thuốc corticosteroid trên da có xu hướng bôi quá nhiều hoặc quá ít, thường do bệnh nhân không biết cách bôi thuốc đúng hoặc vì lo sợ tác dụng phụ. Một phương pháp để đo lường lượng thuốc bôi corticosteroids chính là sử dụng đơn vị đầu ngón tay (Fingertip unit - FTU). Bóp tuýp thuốc sao cho thuốc vừa bao phủ một đốt ngón tay người lớn (từ đầu xa đến nếp gấp của khớp ngón). Một FTU tương đương với 0.5 gram thuốc, nửa FTU là lượng cần dùng cho diện tích da tương đương một lòng bàn tay và mặt trong các ngón tay. Lấy thuốc theo đúng đơn vị đầu ngón tay sẽ giúp người bệnh sử dụng đúng lượng thuốc, giúp điều trị bệnh tối ưu mà vẫn tránh để lại các tác dụng phụ cho cơ thể.

2. Thuốc corticosteroids dạng tiêm

Corticosteroids được tiêm để điều trị các tình trạng như hội chứng ống cổ tay, viêm bao hoạt dịch, cứng khớp vai và các bệnh viêm khớp như viêm khớp dạng thấp. Thuốc corticosteroids được tiêm trực tiếp vào các khớp hoặc cơ bị ảnh hưởng, có thể gặp các tác dụng phụ là đau và sưng ở chỗ tiêm. Tiêm nhiều lần cũng có thể khiến vùng da tại chỗ tiêm trở nên nhạt màu. Cơ và dây chằng có thể yếu hơn trong vài ngày sau khi điều trị. Để ngăn tác dụng phụ nhiều nhất có thể, các bác sĩ khuyên thời gian giữa các lần tiêm nên cách nhau khoảng 4-12 tuần.

Corticosteroids được tiêm để điều trị các tình trạng bệnh
Corticosteroids được tiêm để điều trị các tình trạng như hội chứng ống cổ tay, viêm bao hoạt dịch, cứng khớp vai và các bệnh viêm khớp như viêm khớp dạng thấp.

3. Thuốc corticosteroids dạng xịt (hoặc hít)

Thuốc corticosteroids dạng xịt thường được sản xuất dưới dạng ống hít hoặc thuốc xịt mũi. Thuốc corticosteroids hít chủ yếu được sử dụng để điều trị các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), có thể gây ra tác dụng phụ là ho, khàn giọng hoặc nhiễm nấm miệng, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Để ngăn điều đó xảy ra, bạn nên súc miệng thật kỹ sau khi dùng thuốc. Trong một số trường hợp hiếm gặp, thuốc xịt corticosteroids cũng có thể gây phản ứng dị ứng với biểu hiện mẩn đỏ và ngứa ở miệng và mặt. Khi gặp triệu chứng như trên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đổi qua một loại thuốc khác.

Điều trị bằng thuốc corticosteroids trong thời gian dài (ví dụ như đối với bệnh hen suyễn) dưới dạng hít rất hiếm khi dẫn đến tác dụng phụ nếu sử dụng đúng cách.

Thuốc xịt corticosteroids thường được sử dụng cho bệnh viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang mãn tính, giúp giảm sưng ở màng lót mũi và xoang. Thuốc làm giảm các triệu chứng như sổ mũi hoặc hắt hơi ở người bị viêm mũi dị ứng. Các tác dụng phụ corticosteroids có thể bao gồm khô mũi cũng như chảy máu mũi. Bôi thuốc mỡ không corticosteroids lên niêm mạc mũi có thể làm giảm triệu chứng do khô mũi.

4. Thuốc corticosteroids đường uống

Thuốc corticosteroids đường uống (dạng viên nén) có thể được sử dụng để điều trị các đợt bùng phát ở một số tình trạng viêm mạn tính khác nhau khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, ví dụ như bệnh đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp và các bệnh viêm ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng hoặc phản ứng dị ứng.

Corticosteroids có nguy cơ để lại tác dụng phụ nhiều hơn khi dùng dưới dạng viên thay vì dạng bôi. Bởi thuốc viên hấp thu vào máu và có tác dụng trên toàn bộ cơ thể. Sử dụng corticosteroids chỉ trong vài ngày hoặc tối đa 2 - 3 tuần thì hiếm khi xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc lặp đi lặp lại làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Chống chỉ định thuốc Corticosteroids

Chống chỉ định với thuốc corticosteroids bao gồm quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, sử dụng đồng thời vắc xin sống hoặc vắc xin sống giảm độc lực (khi sử dụng liều ức chế miễn dịch), nhiễm nấm toàn thân, loãng xương, tăng đường huyết không kiểm soát trong đái tháo đường, tăng nhãn áp, nhiễm trùng khớp, tăng huyết áp không kiểm soát,viêm loét giác mạc do herpes simplex và bệnh thủy đậu. Các chống chỉ định tương đối khác bao gồm bệnh loét dạ dày tá tràng, suy tim sung huyết và nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn không đáp ứng với thuốc kháng sinh.

người bệnh đều nên tham khảo ý kiến bác sĩ
Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh đều nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tác dụng phụ thuốc Corticosteroids

Khả năng xảy ra tác dụng phụ tùy thuộc vào liều lượng, loại corticosteroids và thời gian trị bệnh. Thời gian sử dụng càng dài thì khả năng xảy ra tác dụng phụ càng cao.

1. Tác dụng phụ ngắn hạn

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc corticosteroids bao gồm:

Người bệnh nên đến bệnh viện gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng trên.

2. Tác dụng phụ dài hạn

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi điều trị bằng corticosteroids trong thời gian dài:

Khoa Nội tiết - Đái tháo đườngkhoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh là nơi quy tụ các bác sĩ đầu ngành chuyên thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh liên quan đến sử dụng thuốc corticosteroids. Hệ thống máy móc hiện đại được nhập khẩu chính ngạch từ các nước tiên tiến trên thế giới, cùng hệ thống phòng bệnh chuẩn quốc tế 5 sao sẽ giúp người bệnh hoàn toàn yên tâm trong quá trình chữa bệnh, nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của độc giả về “Thuốc Corticosteroid trị bệnh gì?”. Hiện nay thuốc corticosteroids được bày bán rộng rãi ở nhiều nơi trên thị trường, tuy nhiên người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ, để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/huong-dan-su-dung-corticoid-cua-bo-y-te-a3538.html