Ngải tiên - thảo dược quý từ rừng và công dụng với bệnh đại tràng

“Linh dược” của rừng, càng diệt càng vươn lên mãnh liệt

Cùng các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đi thực tế tại các tỉnh miền núi phía Bắc mới thấy được sức sống mãnh liệt và sự gắn bó của cây ngải tiên với đời sống đồng bào dân tộc Dao nơi đây.

Cây mọc khắp các bìa rừng, các sườn đồi, dưới tán cây, bên bờ suối, thậm chí mọc cả bên hông nhà, trên đá ong. Dường như, chỉ cần nơi nào có đất, có nước, có chỗ bám là ở đó ngải tiên mọc lên xanh tốt. Ở những nơi đất tốt, cây đặc biệt phát triển, có những cây, thân củ dài tới cả mét.

Theo người dân ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai thì ngay từ thủa còn thơ, trước khi được theo cha mẹ lên rừng, lên rẫy trồng bắp, trồng mì, các cô bé, cậu bé người Dao đã được dạy về cách nhận biết và sử dụng ngải tiên. Củ ngải tiên nhiều tinh bột, chỉ cần cạo rửa sạch có thể hấp, luộc, dùng thay cơm. Nõn, thân ngải tiên thì xào xáo để làm món ăn...Đau bụng đi ngoài thì sắc ngải tiên lấy nước uống để cải thiện bệnh...

Cây ngải tiên gắn bó mật thiết với đời sống người dân tộc Dao Tây Bắc, là “linh dược” giữ cho hệ tiêu hóa, đại tràng khỏe mạnh

Thế nhưng, cũng có một thời, để có đất làm nương, làm rẫy, người Dao khắp Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang… tìm cách phá bỏ ngải tiên. Họ dùng lửa đốt, dùng dao băm nhỏ, dùng cuốc nhổ phơi nắng… Thế nhưng, kỳ lạ là càng phá, cây lại càng mọc lên mạnh mẽ. Hễ mảnh củ nào văng ra hoặc đốt không hết, thì chỉ ít lâu sau, cây lại đâm chồi nảy lộc, phát tán rộng hơn. Ngải tiên trở thành biểu tượng cho sự trường tồn của núi rừng và con người Tây Bắc.

Cho tới nay, nhiều thế hệ người Dao nơi đây vẫn tin rằng, ngải tiên thực sự là món quà mà trời đất ban tặng cho họ. Chừng nào còn “linh dược” ngải tiên, chừng đó, người Dao còn sống tốt, sống khỏe, bất chấp những khó khăn của chốn “rừng thiêng nước độc”.

Khi “linh dược” gặp gỡ khoa học hiện đại

Theo y học cổ truyền, ngải tiên (tên khoa học là Hedychium coronarium), thuộc họ gừng, có vị cay, mùi thơm, tính ấm, thường được dùng chữa đau bụng lạnh, bụng đầy trướng, tiêu hoá kém, đau mình mẩy phong thấp, nhức mỏi gân xương, cảm sốt, chữa rắn cắn. Trước đây, việc sử dụng ngải tiên vào điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa (trong đó chủ yếu là đại tràng) được người dân áp dụng theo những kinh nghiệm dân gian.

Vốn có niềm đam mê mãnh liệt với các loài thảo dược Việt, câu chuyện về ngải tiên đã thu hút nhà khoa học- Ths.Bs. Bá Thị Châm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Một cuộc “hành trình” đi tìm lời giải cho bí ẩn mang tên “linh dược” ngải tiên bắt đầu…

Đi thực địa để nghiên cứu về tác dụng của ngải tiên đối với người bị viêm đại tràng

Những bằng chứng khoa học từ các công trình nghiên cứu trên thế giới đã đem đến niềm hy vọng cho chị về một sản phẩm có thể giúp người bị bệnh viêm đại tràng giải quyết dứt điểm tình trạng bệnh của mình.

Theo đó, trong dịch chiết ngải tiên có chứa hoạt chất diterpen coronarin, rất hiệu quả đối với những người có vấn đề về đường ruột, đại tràng, hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh như đau bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu. Diterpen coronarin còn có tác dụng ức chế sự co bóp của ruột, chống viêm, kháng khuẩn, giảm đi ngoài, tiêu chảy, táo bón ở người bị hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt).

Tuy nhiên, diterpen coronarin là một nhóm chất không tan trong nước, dẫn đến việc bị hạn chế hấp thu, hiệu quả sử dụng không cao.

Để khắc phục hạn chế này, nhà khoa học Việt Nam đã áp dụng công nghệ cao giúp bào chế ra những hạt nano ngải tiên kích thước chuẩn 45-110nm. Ở kích thước này, nano ngải tiên dễ dàng được hấp thu vào máu, hấp thu nhanh mà không bị đào thải qua các khe thận kích thước nhỏ (30 nm), giúp giữ cho nồng độ hoạt chất cao và thời gian dài trong cơ thể, tạo hiệu quả hấp thu cao hơn so với thông thường.

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/cay-ngai-tien-a36758.html