Huyền thoại Min Khờ - siêu xe của "đại gia mũ cối" thời bao cấp

Minsk hay còn gọi là “Min Khờ” được mệnh danh là “huyền thoại xe cộ” thời bao cấp. Mẫu xe 2 kỳ khỏe và “lì lợm” này từng là phương tiện chuyên chở một thời khó có thể thiếu đối với người Việt.

Minsk không bóng bẩy như Peugeot hay kiệm xăng như Super Cub 50, nhưng nó được lòng người dân Việt. Vì thế, Minsk sớm ghi tên mình vào danh sách các "huyền thoại xe cộ" thời bao cấp.

{keywords}

Đường phố Sài Gòn thời bao cấp

Minsk ra đời lần đầu tiên vào năm 1951 và xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ 1960 khi theo chân các chuyên gia Liên Xô tới Việt Nam.

Minsk là tên thủ đô của Belarus. Hãng này sản xuất cả xe đạp và môtô, nhưng tại Việt Nam, xe máy Minsk được biết đến nhiều hơn.

{keywords}

Minsk từng là 'siêu xe' của các 'đại gia mũ cối' thời bao cấp

Thời bao cấp, thị trường xe Việt Nam chứng kiến sự ra đời của nhiều “huyền thoại” như Super Cub 50, Simson hay xe đạp Peugeot.

Đa phần, các loại xe này đều bóng bẩy, sang trọng và có sức cuốn hút riêng từ ngoại hình.

Xuất thân từ thành phố Minsk (Belarus), mẫu xe 2 thì dung tích 125 phân khối mang cùng tên được ra đời vào năm 1951.

{keywords}

Minsk là dòng xe 2 kỳ, vì vậy xăng cung cấp cho quá trình đốt cháy cần phải pha thêm nhớt

{keywords}

Chiếc xe là niềm đam mê của nhiều dân phượt

Cuối những năm 1960, Minsk vào đến Việt Nam, chủ yếu có 2 dòng mà dân ta vẫn thường gọi là Minsk “lùn” và Minsk “cao”.

Cùng với những chiếc xe nam thời đó như Simson, ETZ, MZ… Minsk là một trong những chiếc xe thời thượng bấy giờ.

Minsk là dòng xe hầm hố tới Việt Nam chủ yếu qua đường “xách tay”. Những người đi lao động và học tập tại các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa gửi Minsk về cho người thân trong nước.

Phải đến những năm 80, 90 của thế kỷ trước, phong trào học tập, làm việc của người Việt Nam tại các nước Đông Âu lên cao khiến số lượng xe Minsk về nước ngày càng nhiều hơn.

Ngoài ra, xe còn được “nhập khẩu” vào Việt Nam theo con đường viện trợ quân sự của Liên Xô.

Chiếc xe đầu tiên của Minsk có tên M1A ra đời vào năm 1951, phát triển dựa trên nguyên mẫu là chiếc DKW RT 125 có mặt từ trước thế chiến thứ II.

Chiếc xe đầu tiên sử dụng động cơ 2 thì dung tích 125 phân khối , làm mát bằng không khí, tốc độ tối đa khoảng 70 km/h, hộp số chỉ có 3 cấp.

{keywords}

Xuất thân từ thành phố Minsk (Belarus), mẫu xe 2 thì dung tích 125 phân khối mang cùng tên được ra đời vào năm 1951

Cái tên thứ hai đáng chú ý sau M1A là Aist 125, mẫu xe này trở thành bom tấn tại thị trường Nga thời đó. Động cơ hai thì sản sinh công suất 10 mã lực, hộp số 4 cấp và đánh lửa điện.

Ngoài hai cái tên đáng chú ý là M1A và Aist 125, Minsk còn nhiều mẫu xe khác của dòng M như M101 đến 106, 111 đến 115.

Minsk được nhớ nhiều với cái tên phiên âm “Min Khờ”. Xe có rất nhiều yếu điểm như tiếng nổ to bạch bạch, phun khói khắp đường di.

Dáng xe thô kệch, không sang trọng, thanh lịch nên không được người thành phố ưa chuộng.

Tuy nhiên, xe rất khỏe, vận chuyển được nhiều đồ vật với trọng lượng lớn.

Xe có bánh to, gầm cao, phù hợp với nhiều địa hình, đặc biệt là các vùng đất gồ ghề, khúc khuỷa. Vì thế, Minsk được ưa chuộng tại miền núi, đặc biệt là các tỉnh vùng cao phía Bắc.

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, ưu điểm lớn nhất của Minsk chính là giá rẻ. Thế nên từ những năm 80 của thế kỷ trước, xe Minsk xuất hiện khá nhiều trên đường phố Việt Nam.

Hiện nay, Minsk được khá nhiều người yêu thích cùng với trào lưu phượt và độ xe. Khác với Super Cub 50, Minsk được bán với mức giá khá bèo.

Chỉ cần bỏ ra vài triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể trở thành chủ mới của “huyền thoại rắc rối này”.

Minsk là dòng xe 2 kỳ, vì vậy xăng cung cấp cho quá trình đốt cháy cần phải pha thêm nhớt với tỷ lệ 25/1 hoặc 20l xăng/1l nhớt nếu chạy đường dài.

Nhớt pha vào xăng với mục đích bôi trơn xi lanh, trục khuỷu khi máy hoạt động.

Minsk không phải là một dòng xe đua tốc độ. Bản chất thật sự của Minsk là khỏe và lì lợm.

Dù các sản phẩm mới không thể giúp Minsk lấy lại được danh tiếng lẫy lừng thuở xưa nhưng rõ ràng, với những ai yêu “huyền thoại rắc rối”, sự tái sinh của một huyền thoại cũng mang lại niềm vui lớn.

(Theo Gia đình Việt Nam)

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/xe-min-kho-a37309.html