Cách giảm ho tại nhà đơn giản bạn có thể tham khảo như: Dùng mật ong, gừng, tỏi, quả lê,… Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các bước làm và cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất.
Mật ong giúp giảm viêm, dịu cổ họng nên thường được dùng khi bị ho, đau rát họng, viêm họng.
Cách làm: Đơn giản nhất là pha 2 thìa cà phê mật ong với nước ấm. Uống 1 - 2 lần/ngày để cải thiện triệu chứng hiệu quả. Lưu ý, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
Gừng có tính ấm và chống viêm hiệu quả, được dùng trong các trường hợp: Ho do lạnh, cảm lạnh, cảm cúm,…
Cách làm: Bạn có thể dùng vài lát gừng tươi pha cùng nước ấm để uống. Hoặc kết hợp thêm mật ong. Cách làm rất đơn giản, bạn pha tra gừng như trên, sau đó thêm 1 thìa cà phê mật ong. Khuấy đều, là đã có thể sử dụng. Duy trì uống trà gừng vào mỗi buổi sáng để giảm cơn ho và đau rát họng.
Theo Y học cổ truyền, tỏi có tính ấm, quy vào các kinh tỳ, phế, vị. Vì vậy có thể dùng tỏi khi cảm lạnh, cảm cúm dẫn đến ho khan, ho có đờm,… Theo Y học hiện đại, tỏi có chứa Allicin, như một kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn hiệu quả.
Cách làm: Để giảm ho bằng tỏi, bạn có thể nướng 1 - 2 tép tỏi. Sau đó, bóc vỏ, giã nhuyễn, hòa cùng nước ấm để uống mỗi ngày 1 lần. Duy trì vài ngày sẽ thấy có cải thiện rõ rệt.
Theo Đông y, quả lê có vị ngọt, tính mát, đem lại công dụng thanh nhiệt, nhuận phế, giảm ho. Ngoài ra, còn giúp tiêu đờm, tiêu độc. Vì vậy, lê hấp đường phèn là cách giảm ho tại nhà phổ biến thường được sử dụng.
Cách làm: Bạn dùng 1 quả lê, đem rửa sạch, cắt bỏ 1 phần ở đầu. Sau đó, khoét bớt phần ruột lê rồi thêm đường phèn vào bên trong quả lê. Đậy nắp quả lê và đem đi hấp cách thủy. Thời gian hấp khoảng 30 - 45 phút, cho đến khi đường phèn tan hoàn toàn và lê mềm. Bạn hãy uống phần nước và ăn cả phần cái. Duy trì liên tục khoảng 3 - 5 ngày, mỗi ngày 2 - 3 lần để cải thiện.
Thành phần của lá hẹ có chứa saponin giúp long đờm. Nhờ vậy, cơ thể có thể tống đờm cùng các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể qua phản xạ ho hoặc khạc đờm. Ngoài ra, lá hẹ còn chứa Allicin như tỏi, nên cũng có tính kháng khuẩn.
Cách làm: Bạn chuẩn bị 1 nắm lá hẹ tươi và đường phèn. Lá hẹ đem rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào bát. Thêm đường phèn và đem hấp cách thủy đến khi đường phèn tan hoàn toàn và lá hẹ mềm. Sau đó, uống nước lá hẹ và ăn phần bã. Ngày thực hiện 2 lần, duy trì vài ngày sẽ thấy tình trạng ho giảm rõ rệt.
Theo Y học cổ truyền, húng chanh có công dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, giải cảm, giảm ho,… Vì thế, trong dân gian thường sử dụng lá húng chanh để cải thiện ho tại nhà.
Cách làm: Để chữa ho do viêm họng, bạn có thể dùng 30g húng chanh, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội. Sau đó, thêm vài hạt muối, nhai dập và nuốt nước dần. Nếu khó ăn, bạn có thể dùng 20g lá húng chanh, giã nhỏ, vắt lấy nước uống. Uống 2 lần mỗi ngày để cải thiện được triệu chứng. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng lá húng chanh hấp với đường phèn để giảm ho.
Quất chưng mật ong là cách giảm ho đơn giản mà hiệu quả, được sử dụng nhiều trong dân gian. Quất chứa vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, tinh dầu trong quất giúp loãng đờm. Kết hợp cùng mật ong để tăng công dụng dịu cơn ho, giảm đau rát họng.
Cách làm: Bạn dùng 3 quả quất xanh rửa sạch rồi cắt đôi, bỏ hạt, nhớ giữ lại vỏ quất. Cho tất cả quất vào bát, thêm 5 thìa canh mật ong. Đem hấp cách thủy trong 30 phút, để nguội là có thể dùng được.
Lá bạc hà có thường được dùng trong các trường hợp cảm cúm, cảm lạnh, ho khan, ho có đờm. Các tình trạng này thường kèm theo nghẹt mũi, chảy nước mũi. Bạn có thể sử dụng lá bạc hà sẽ giúp cải thiện các triệu chứng trên.
Cách làm: Bạn có thể uống trà bạc hà hoặc xông hơi tinh dầu bạc hà. Ngoài ra, ngậm viên ngậm bạc hà cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Trong dứa có chứa enzyme Bromelain giúp chống viêm và phân giải chất nhầy tốt. Vì vậy, khi bị ho, bạn có thể ăn dứa để cải thiện.
Cách dùng: Hãy ăn một lát dứa hoặc uống khoảng 100ml nước dứa tươi ba lần mỗi ngày. Lưu ý, nếu bạn đang sử dụng bất kì loại thuốc nào, hãy xin ý kiến của bác sĩ trước khi ăn dứa. Vì bromelain có thể gây ảnh hưởng đến người đang sử dụng kháng sinh hoặc dùng thuốc chống đông máu.
Bên cạnh đó, để giảm ho, đau rát họng, bạn nên áp dụng thêm các biện pháp sau:
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng siro ho có nguồn gốc thảo dược để giảm ho. Hiện nay, sản phẩm Siro Vihodan đang được nhiều người tin dùng.
Siro Vihodan với thành phần từ các thảo dược quý như: Cát cánh, Kha tử, Xạ can, Khoản đông hoa, Câu kỷ tử,… đem lại công dụng: Hỗ trợ bổ phế, giảm đờm. Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng: Ho, đau rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP của Công ty CP Dược phẩm Trung Ương 3 với truyền thống hơn 60 năm kinh nghiệm sản xuất thuốc Đông Dược.
Trên đây là 10 biện pháp đơn giản, hiệu quả, thường được dùng để giảm ho tại nhà. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần thêm thông tin, hãy truy cập vào website: https://vihodan.vn/ hoặc liên hệ đến tổng đài: 1900.3199 để được tư vấn.
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/chua-ho-tai-nha-a3825.html