Định cư tại Nhật Bản là mong muốn của nhiều du học sinh sau thời gian học tập và sinh sống tại xứ Phù Tang? Hiện nay có hai cách để có thể định cư tại Nhật đó là nhập quốc tịch và xin visa vĩnh trú. Vậy bạn có thể thuộc trường hợp nào? Thủ tục định cư bao gồm những điều kiện gì? Cùng Thanh Giang tìm hiểu qua những thông tin dưới đây!
Visa định cư Nhật Bản hay còn được biết đến với tên gọi là visa vĩnh trú, đây là loại giấy tờ mà những người lao động nước ngoài tại Nhật Bản có thời gian sống liên tiếp tại đất nước này 10 năm trở lên và thời gian làm việc là 5 năm được chính phủ Nhật Bản cấp. Người lao động thỏa mãn điều kiện này có thể sinh sống và làm việc tại Nhật với thời gian không giới hạn.
Ưu điểm của visa vĩnh trú:
Định cư ở Nhật không hề dễ dàng. Theo đó, bạn cần xác định xem mình thuộc đối tượng nào để có chọn cách phù hợp.
Trường hợp 1: Là người sống 10 năm liên tiếp tại Nhật, đi làm từ 5 năm trở lên căn cứ vào visa đi làm
Trường hợp 2: Là người đã kết hôn 3 năm với người Nhật và có hơn 1 năm sinh sống tại Nhật
Bên cạnh điều kiện về thời gian sinh sống và làm việc thì bạn cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khác về mặt pháp luật theo quy định hiện hành, đó là:
Ngoài ra chính phủ Nhật chấp nhận một số trường hợp ngoại lệ như:
Khi có visa vĩnh trú, bạn có thể định cư lâu dài ở Nhật và không giới hạn thời gian và việc làm.Tuy nhiên bạn cần gia hạn thẻ lưu trú 7 năm 1 lần tại Cục quản lý nhập quốc.
Trường hợp 1: Là người có 5 năm liên tiếp sống ở Nhật, đi làm hơn 3 năm
Trường hợp 2: Là người đã kết hôn 3 năm với người Nhật và có hơn 1 năm sinh sống tại Nhật nhưng nếu có con thì có thể nhanh hơn
Sau khi xin được nhập quốc tịch, bạn sẽ có tư cách là công dân nước Nhật bình thường, có hộ chiếu và hộ khẩu tại Nhật. Trong trường hợp phạm pháp thì bạn cũng không bị trục xuất ra khỏi nước Nhật.
Với hồ sơ xin visa vĩnh trú, bạn sẽ nộp hồ sơ tại Cục quản lý nhập quốc, cần có người bảo lãnh và nộp giấy chứng minh thu nhập của người bảo lãnh.
Với hồ sơ nhập quốc tịch, bạn sẽ nộp hồ sơ tại Bộ Tư pháp và không cần có người bảo lãnh nhưng giấy tờ thì nhiều hơn @@
Vĩnh trú: Nếu trong trường hợp bạn được cấp Visa vĩnh trú thì bạn sẽ phải nộp mức phí là 8000 Yên Nhật. Còn trường hợp bạn không được cấp Visa vĩnh trú thì bạn không phải mất tiền lệ phí.
Xin nhập quốc tịch: Bạn không phải mất lệ phí để xin nhập quốc tịch Nhật Bản.
Thời gian chờ kết quả vĩnh trú sẽ từ 6 - 8 tháng cho đến một năm, một số trường hợp đặc biệt là từ 3- 4 tháng nhưng rất ít.
Thời gian chờ kết quả quốc tịch kể từ lúc nộp đơn đến lúc có kết quả là từ 1 năm đến 1 năm rưỡi, thậm chí là 2 năm.
Sau khi nộp đơn được 1-2 tháng thì bên phía chính phủ Nhật sẽ có cuộc phỏng vấn với bạn. Nếu được đồng ý thì sẽ mất tiếp 8-10 tháng để chờ kết quả, trong trường hợp có vợ/chồng thì thời gian chờ đợi sẽ rút ngắn đi. Nếu trong trường hợp bên phía chính phủ Nhật đã đồng ý thì bạn cần tới Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán tại Việt Nam để làm thủ tục, giấy tờ thôi quốc tịch. Thời gian sẽ kéo dài 6 tháng đến 1 năm nếu nhận được quyết định thôi quốc tịch.
Trước đây, để định cư được, nhiều người tìm đến các dịch vụ kết hôn giả ở Nhật. Đây là hình thức mà người muốn định cư sẽ kết hôn với một người Nhật. Họ vẫn kết hôn bình thường, giấy tờ đầy đủ. Tuy nhiên, họ cam kết với nhau không ai liên quan đến ai, không ngủ với nhau. Khi đã nhận được chấp thuận định cư thì sẽ ly hôn.
Đây là hình thức chui, rất dễ bị phát hiện, bị bắt và gây ra nhiều hệ lụy. Dịch vụ này bị cấm, được cả hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản phối hợp chặt để ngăn chặn. Vì thế, tốt nhất bạn đừng nên sử dụng dịch vụ này.
Trên đây là những thông tin cần biết cũng như các điều kiện để định cư tại Nhật. Nếu như bạn có mong muốn được tiếp tục sinh sống và làm việc sau khi kết thúc chương trình du học Nhật Bản thì hãy căn cứ vào những điều kiện quan trọng trên để có những hướng đi phù hợp nhé!
CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ
Chat trực tiếp cùng Thanh Giang
Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc
>>> Link Zalo: https://zalo.me/0964502233
>>> Link fanpage
Bài viết cùng chủ đề Thông tin du học Nhật Bản
Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/dinh-cu-nhat-ban-a3833.html