Đau bụng khi mang thai là hiện tượng thường gặp do sự thay đổi sinh lý trong thời kỳ mang thai. Nhưng đôi khi, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý sản khoa, vì vậy mẹ bầu không nên chủ quan. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như những triệu chứng cụ thể sẽ giúp các mẹ chủ động hơn trong việc tìm biện pháp khắc phục.
Hiện tượng đau bụng khi mang thai là hiện tượng thường khá phổ biến xảy ra trong thai kỳ. Thông thường, thai nhi sẽ phát triển trong tử cung của mẹ và kích thước lớn dần lên mỗi ngày. Đồng nghĩa rằng, tử cung của mẹ cũng sẽ to lên để đáp ứng tốc độ tăng trưởng của thai nhi. Điều này sẽ làm cho 2 dây chằng tròn ở 2 bên căng và lớn ra (dây chằng tròn có chức năng chính là cố định và giữ vững tử cung). Khi mẹ di chuyển hoặc vận động nhiều sẽ kéo dây chằng căng nhiều hơn và dẫn đến cơn đau ở bụng.
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau bụng khi mang thai có thể kể đến như:
Quá trình trứng di chuyển và làm tổ trong buồng tử cung có thể gây ra hiện tượng đau nhói hoặc đau râm ran khó chịu ở bụng. Đây được xem là hiện tượng sinh lý bình thường, chỉ xuất hiện ở giai đoạn đầu của thai kỳ và sẽ nhanh chóng giảm đi sau vài ngày.
Trường hợp mang thai ngoài tử cung cũng có thể gây ra hiện tượng đau bụng khi mang thai. Một số nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài tử cung có thể kể đến như viêm nhiễm vòi trứng, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, hẹp tắc vòi trứng hoặc đã từng thực hiện phẫu thuật vùng chậu hay nạo phá thai. Ngoài đau bụng dưới, tình trạng mang thai ngoài tử cung còn có thể đi kèm chảy máu âm đạo.
Tình trạng bong nhau thai có thể gây ra cơn đau bụng khi mang thai do tử cung trở nên căng cứng. Các triệu chứng bao gồm đau bụng dưới, tiết dịch âm đạo nhiều, có thể lẫn máu màu đỏ hoặc màu đen. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường trên, mẹ bầu chớ chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm.
Hầu hết các mẹ bầu đều sẽ gặp phải hiện tượng thai nhi đạp trong bụng. Hiện tượng này cho thấy rằng, em bé đang phát triển rất tốt trong bụng mẹ.
Đến giai đoạn thai nhi bắt đầu đạp mạnh hơn có thể khiến thành bụng của mẹ trở nên căng cứng hơn so với bình thường. Lúc này, mẹ bầu có thể cảm nhận rõ rệt cơn đau ở vùng bụng dưới. Tuy nhiên, tình trạng này thường sẽ không kéo dài quá lâu và sẽ biến mất dần.
Tình trạng đau bụng dưới khi mang thai cũng có thể do chế độ ăn uống không không phù hợp và không cung cấp đủ dưỡng chất. Áp lực do thai nhi tác động lên tử cung có thể khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong vấn đề tiêu hóa. Thêm vào đó, lượng progesterone tăng cao trong giai đoạn thai kỳ có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, gây đau bụng và táo bón.
Trường hợp nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng đau bụng khi mang thai kèm theo các triệu chứng dưới đây, thì cần phải đến bệnh viện ngay để được thăm khám sớm. Bởi đó có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe của mẹ và bé đang gặp nguy hiểm.
Những triệu chứng trên có thể là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ dọa sảy thai, sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Vì vậy, khi mẹ bầu nhận thấy những dấu hiệu bất thường này, việc quan trọng nhất cần làm là đến bệnh viện càng sớm càng tốt để nhận được sự chăm sóc và điều trị kịp thời.
Một số vị trí đau bụng phổ biến khi mang thai mà mẹ nên lưu ý:
Thời gian đầu khi mới mang thai, mẹ bầu thường sẽ có cảm giác đau râm ran ở vùng bụng dưới. Bởi lúc này thai nhi đang làm tổ trong bụng mẹ nên cơn đau này chỉ xảy ra trong khoảng 2 - 3 ngày và sau đó sẽ giảm dần.
Tuy nhiên, nếu bị đau quặn dữ dội xuất hiện nhiều lần ở một bên bụng dưới và kéo dài, thì đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề như u xơ tử cung hoặc u nang buồng trứng. Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa, tiền sản giật, dọa sảy thai,... cũng có thể gây ra cơn đau quặn ở vùng bụng dưới.
Tình trạng đau vùng bụng trên gần ức khi mang thai có thể xảy ra do sự chèn ép của tử cung khi kích thước thai nhi ngày càng lớn, do ăn quá nhiều hoặc do da và cơ bắp bị căng ra,... Trong một số trường hợp nguy hiểm, thai phụ cần được can thiệp y tế kịp thời.
Vùng bụng dưới bên trái là khu vực từ rốn đến xương chậu bên trái. Khi tử cung bị kéo dài và chèn ép lên dây chằng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy đau bụng dưới bên trái, đôi khi có thể lan rộng đến háng. Đau bụng dưới bên trái là một triệu chứng thường gặp trong giai đoạn thai kỳ.
Đau bụng khi mang thai có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nguy hiểm. Vì vậy, khi cảm thấy đau bụng râm ran hoặc đau bụng thành từng cơn liên tục, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và siêu âm xác định rõ nguyên nhân. Từ đó, đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.
Đối với những trường hợp đau bụng thai kỳ nhưng không gây nguy hiểm, mẹ bầu có thể thử áp dụng những biện pháp sau đây để làm giảm bớt triệu chứng này:
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên thăm khám định kỳ theo lịch hẹn để phát hiện sớm các bất thường. Từ đó, hạn chế tối đa những tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra và đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng khi mang thai để có cách xử lý kịp thời nhé!
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/dau-bung-trai-khi-mang-thai-thang-dau-a3912.html