NUÔI CÁ LA HÁN | doanducthanhlg2014

NUÔI CÁ LA HÁN

“Giàu chơi cá, khá chơi chim“ câu nói của người xưa hóm hỉnh miêu tả về dân chơi chim, cây, cá cảnh. Thật ra chơi cá đã có từ lâu, nhưng trước đây đời sống khó khăn nên phong trào nuôi, chơi cá còn yếu. Ngày nay xã hội phát triển kinh tế dồi dào con người thành phố có nhu cầu “ăn kiêng mặc mốt“. Việc sưu tầm một chú cá La Hán trang trí trong nhà không có gì là cao sang với cuộc sống hiện nay.* Đôi cá La Hán trên đây (2 ảnh trên cùng) đã bán với giá 20.000 USD (thời điểm 2007).

+ Nguồn gốc cá La Hán: Từ họ Cicholid xếp vào loại Cichlasoma tìm thấy ở Nam Mỹ (họ Rô Phi) lai với loại Huyết Két (Blood Parot) Trung Quốc. Tên khoa học: Rajar Cichlasoma tên thường gọi là “Hoa La Hán ”, “La Hán”, tên tiếng Anh Flower Horn (Hoa Sừng). Trong suốt thập niên 1990 cá La Hán được các nghệ nhân Malayxia, Singarpore nghiên cứu, lai tạo hoàn chỉnh. Đến khoảng năm 2001 phong trào lan rộng, mạnh đến các quốc gia khác như Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam. Đây là dòng cá dữ nên chỉ nuôi 1 con trong bể thôi.

+ Phân loại cá La Hán: Dòng cá La Hán chính hiện nay: 1/ La Hán Trân Châu: Trân Châu có ánh kim, mắt đỏ, miệng dưới dài hơn trên, thân o van, hình trứng, đầu gù xương (cứng), đuôi dài hình thoi.2/ La Hán Kim Hoa: Đầu phồng to (gù mỡ, hơi), mắt vàng, trắng, xanh tím, miệng ngắn trên dưới bằng nhau, thân hình chữ nhật, đuôi tam giác.3/ La Hán Hoàng Kim: Đầu không to lắm, mắt đỏ, nửa thân trước đỏ, nửa thân sau màu vàng, mình không chữ. 4/ Red Shock: (đỏ) Thân hình chữ nhật, chữ không rõ ràng, miệng bằng, mắt trắng, vàng nhạt. Là một dạng đột biến của Kim Hoa, mang hầu hết đặc tính của Kim Hoa, nhưng không có chữ hoặc chữ mờ ánh xanh, màu đặc trưng là màu da cam.5/ Super Red: (đỏ lớn) Như Red Shock nhưng thân màu đỏ, thân to không có chữ. 6/ Super Snake skin: (da rắn lớn) Thân dài hình thoi, mắt đỏ, da như da rắn, vảy trân châu nhỏ sáng có sọc đen dọc thân từ trước ra sau, nhiều ở phần nửa trên lưng cá. Đầu ít gù, miệng nhọn.

* Một số tiêu chí để đánh giá cá La Hán:1/ Đầu phải gù, rõ đẹp, cân đối so với mình cá. 2/ Dáng cá: Dày, hình bầu dục, ô van, hiện nay một số giống mới gần như tròn. Bụng đầy, không nếp gấp.3/ Đốm ngang đen, rõ; càng giống chữ Tàu (chữ tượng hình), chữ có ý nghĩa càng giá trị, càng mang lại may mắn, có những con cá mang trên mình những hàng chữ: "Phúc Lộc Thọ", Vạn sự như ý", Cát tường như ý", "Tích đức vi phúc", "Lão đương ích tráng"… Cá trưởng thành, già tuổi chữ Tàu càng nét.4/ Sắc màu: Đa phần có màu đỏ từ bụng, nhạt dần về trên và sau. Màu cá đặc trưng cho dòng cá La Hán, màu da cá phải tươi, sáng, thể hiện sức mạnh của cá…5/ Vãy hạt trai: Thường thấy ở dòng Trân Châu, một số dòng khác vẫn có. Vãy hạt càng nhiều, to, rõ, phản quang tốt khi có đèn làm cho cá đẹp hơn.6/ Đuôi, vây còn gọi là kỳ; Phải thẳng, khi xoè ra phải cân đối với thân, cá càng trưởng thành kỳ dài, tròn làm cho cá duyên dáng hơn.7/ Mắt cá: Mắt to, rõ nét trên đầu. Một số con có một số chấm đen gần mắt làm cho cá đẹp hơn (như các nốt ruồi duyên). Một số giống mới mắt lồi ra nhiều.8/ các yếu tố khác phải hoàn chỉnh như vậy không lệch, mang không hở, đuôi, kỳ, không rách, không bị tật. Tuy nhiên một số cá La Hán bị dị tật trở thành hàng hiếm trong làng chơi cá (dĩ nhiên là không có bệnh).

* Một số bí quyết nuôi cá La Hán: Việt Nam chưa có Trung tâm nghiên cứu sinh học về cá La Hán, hiểu biết bí quyết của các nghệ nhân, trao đổi nhau trong các Diễn đàn, Hội thi,…

+ Bể nuôi cá: Hiện nay là bể kính vẫn đang phổ biến, với chân đế bằng sắt, inox, gỗ, kiểu dáng đa dạng vừa là tủ trang trí trong ngôi nhà. Một số bể cá còn để tượng các vị La Hán, Phật Di Lặc bên trên. Thông thường một bể kính 1m x 0,5m x 0,4m nuôi được 02 con La Hán trưởng thành trong bể có máy lọc nước, nên sử dụng loại 2 vòi, một vòi bơm nước một vòi bơm oxy. Phải có bông lọc, giặt thường xuyên. Trên bể bố trí đèn phản quang làm tăng vẻ đẹp cho cá. Bể nên có một chú cá vệ sinh kính.

+ Môi trường nuôi: Là yếu tố quan trọng để cá mau lớn, ít bệnh, đẹp. Nhiệt độ 22 - 28oC, tốt nhất là 25 - 28oC, nên để bể cá ở nơi khô mát, thoáng, không có nắng chiếu vào.- Bảo đảm được độ PH trong nước, đây là yếu tố khá quan trọng. Độ PH từ 0 - 14 , tính kiềm 7,5 - 8.- Cá La Hán thích ở nơi nước mềm có tính acid yếu.- Bình quân một tuần thay nước hai lần mỗi lần 1/3 bể, nếu sử dụng nước máy nên để một giờ sau đo mới cho vào bể.- Bên trong bể nên đặt sỏi màu nhiều duy trì độ PH ổn định.- Lợi ích của việc thỉnh thoảng hoà một ít muối vào nước hồ giúp tẩy, diệt một số vi khuẩn ký sinh trên da cá, muối còn cung cấp điện tích natri và clor giúp môi trường sống của cá ổn định.

+ Thức ăn của cá:- Cá La Hán rất háu ăn, cho cá ăn 03 lần 1 ngày vừa thực phẩm sống vừa thực phẩm chế. Cá La Hán có các món khoái khẩu sau: thịt bò băm, cá chép con, thạch sùng sống, dế, tôm, tép, lột vỏ,…. Thức ăn cá để tủ lạnh phải lấy ra để hết đông đá mới cho ăn. Không nên cho cá ăn quá no dẫn đến bội thực. Một số dòng thức ăn ngoại nhập có tác dụng làm cá trổ màu nhanh, đầu gù to hơn…- Một số dạng vitamin bổ sung trong nước như: Cichlasoma Live water của Hãng Azon tăng màu cá nhanh.

+ Bệnh của cá và một số cách điều trị:

+ Tuổi thọ của cá La Hán được các nhà khoa học nghiên cứu khoảng 20 năm.

+ Các bệnh cá La Hán thường gặp:- Nấm toàn thân (phần đầu, miệng cá nổi trước), da cá bị lở từng mảng. Điều trị bằng một số thuốc nhập trị chung cho các loài khác như: Ba đuôi, cá Chĩa, cá Rồng. Thuốc có nhiều màu tuỳ theo từng loại bệnh cá. Có thể dùng thuốc tím,, muối ngâm cá trong thời gian ngắn, nhiều lần trong ngày.- Bệnh đường ruột của cá là khó chữa nhất, triệu chứng cá lờ đờ, không ăn, đi phân trắng, bột loãng. Cá chết nhanh trong vài vài tuần. Hiện tại chưa có thuốc chữa. Một số người giã thuốc kháng sinh của người ngâm cá vào nhưng hiệu quả chưa cao và chưa được kiểm nghiệm có khoa học.

* Sự ngộ nghĩnh của cá La Hán:- Sự “thông minh“ của cá La Hán khiến cho các chuyên gia nuôi ngạc nhiên. Nó biết mừng khi chủ nhà đi làm về, nó biết làm dáng bơi lượn lờ, lộn nhào khi chủ ngồi theo dõi chăm chú nó. Đặc biệt nó thích sờ đầu lắm…- Người ta nói nhiều về tính hên xui của con cá La Hán, nuôi lâu năm nếu cá bị chết thường báo một điềm xấu sắp xảy ra. Cá càng mạnh khoẻ, màu sắc đẹp, chữ Tàu nổi rõ thì chủ gia gặp nhiều điều may mắn. Vì vậy một số nhà Phong thuỷ chọn bể cá đặt vào một số vị trí có cung tốt trong nhà để đón sinh khí cho ngôi nhà bạn.- Tên riêng cá La Hán được những người chơi chuyên nghiệp đặt tuỳ theo hình và độ lanh lợi của cá, việc đặt tên cho cá còn gắn liền với sự trân trọng của người nuôi đối với cá, một số tên đẹp: Phát Tài La Hán, Phong Thuỷ La Hán, Trân Châu Hoa La Hán, Trân Châu Kỳ Lân, La Hán Hoàng Kim, Kim Phật, Hoả Kỳ Lân, Hổ Diện, Hoả Thần, Hoàng Kim Trân Châu, La Hán Hồng Vĩ Hình, Hầu Vương, Hoa Thần, Hoả Phượng Hoàng, Ông Thọ Trân Châu, La Hán Rồng, La Hán Đại Bàng,…* Con cá La hán này gốc từ Sài Gòn, đã thả xuống hồ Hoàn Kiếm do trận lụt lịch sử ở Hà Nội bị mất điện dài ngày. Ảnh: Đoàn Đức Thành.* Phân biệt giới tính cá La Hán: Sau cá Rồng, cá Dĩa, đầu cá La Hán rất khó phân biệt cá đực, cái, cá còn nhỏ càng khó phân biệt. Các kinh nghiệm chọn cá như sau:- Phần lớn các con cá có miếng vá đen trên vây lưng là cá cái. - Màu da cá cái không sặc sỡ, chữ Tàu, vãy hạt trai không rõ, da cá có màu trong, sậm màu không rõ ràng.- Quan sát bộ phận sinh dục cá gần hậu môn, cá đực bộ phận này chữ V, còn cá cái hình chữ U (lòi ra ngoài hơn cá đực). Sau khi cá trưởng thành cá khoảng 2,5 tháng thì xẹm được.- Con nào có ức màu đỏ, sáng màu, bụng hơi lép là cá đực. Con đực có khuynh hướng nở theo hình tròn, con cái phát triển theo hình tam giác.- Cá cái đầu không bao giờ gù, cá đẻ khi còn hình dạng nhỏ. Cá cái luôn nhỏ hơn cá đực, cùng thời gian nuôi và có hình dáng ít bắt mắt hơn.

* Hiện nay các chuyên gia chơi cá cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu ép đẻ một số giống mới. Nhưng tỷ lệ thương phẩm còn khá khiêm tốn. Cá trưởng thành thường 6¸ 8 tháng. Những con cá La Hán đẹp hiện có trong nước thường có nguồn gốc từ cá nhập qua đường Malayxia, Singapor, Trung Quốc,…

(Theo tạp chí Trí Thức)

Posted by doanducthanhlg2014 in Uncategorized Thẻ:Văn hóa

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/dien-dan-ca-la-han-a3964.html