Điều trị sỏi thận không nhất thiết là phải phẫu thuật. Nếu sỏi nhỏ không biến chứng, bệnh nhân hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà mà không cần dùng đến thuốc. Dưới đây là 10 cách chữa trị sỏi thận tại nhà mà bạn không thể bỏ lỡ.
Thực tế, để quyết định thời gian sỏi thận có thể tự đào thải ra ngoài cần phụ thuộc vào 2 yếu tố vị trí và kích thước
Theo nghiên cứu, có khoảng 79% trường hợp sỏi nằm cuối niệu quản sẽ dễ ra ngoài hơn, 48% trường hợp sỏi nằm cuối niệu quản và gần bàng quang sẽ tự ra ngoài mà không cần phải điều trị y tế.
Khoảng 80% trường hợp, những viên sỏi thận có kích thước nhỏ dưới 4mm có thể tự đào thải ra ngoài bằng đường tiểu trong khoảng 1 tháng.
Đối với những viên sỏi có kích thước 4-6mm có nhiều khả năng cần được xử lý. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 60% trường hợp sỏi vẫn có thể tự ra ngoài với thời gian trung bình khoảng 45 ngày.
Những viên sỏi lớn hơn 6mm thường cần sự can thiệp của điều trị y tế chữa tri. Chỉ có khoảng 20% trường hợp là sỏi tự ra ngoài. Tuy nhiên, những viên sỏi này có thể cần mất nhiều thời gian hơn để tự đào thải ra ngoài, khoảng một năm.
Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể và tỷ lệ này có thể thay đổi ở các thời kỳ phát triển khác nhau. Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người, đặc biệt là với những người mắc sỏi. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình đào thải sỏi thận qua đường tiểu. Vì vậy, điều trị sỏi thận tại nhà bằng cách uống nhiều nước luôn được các chuyên gia khuyến khích áp dụng.
Trung bình mỗi ngày nên uống khoảng 2 - 2,5 lít nước chia đều cho nhiều thời điểm, tuyệt uống dồn dập cùng 1 lúc sẽ khiến cơ quan tiết niệu làm việc quá sức và có nguy cơ xảy ra ngộ độc nước.
Bên cạnh uống nước lọc, bạn cũng có thể uống bổ sung nước ép các loại quả 1-2 cốc mỗi ngày, vừa giúp làm đẹp da, vừa tốt cho cơ thể lại vừa đào thải sỏi thận rất tốt.
Lưu ý nhỏ, bạn nên theo dõi màu nước tiểu của mình sau mỗi lần vệ sinh, thường nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt trong. Nhưng nếu nước tiểu ngả màu vàng đậm thì nghĩa là cơ thể của bạn cần được bổ sung nước ngay.
Dứa (thơm) là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc thường được sử dụng để làm thuốc điều trị sỏi thận nhờ chứa nhiều axit citric. Chất này có tác dụng ngăn ngừa sự kết tinh của canxi, axit uric hay oxalat - những thành phần chủ yếu trong sỏi.
Ngoài ra, loại quả này còn cung cấp nhiều nước, vitamin C và B1 giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa biến chứng viêm nhiễm ở thận.
Chữa trị sỏi thận bằng quả dứa
Dứa thường được kết hợp chung với phèn chua hoặc trứng trong điều trị sỏi thận. Dưới đây là 2 cách thực hiện:
Cách 1: Kết hợp dứa với phèn chua
Cách 2: Dứa kết hợp với trứng gà
Lưu ý: Không áp dụng cách chữa trị sỏi thận bằng dứa cho các trường hợp sau:
Rau ngổ hay còn gọi là ngò ôm hoặc rau om, thường được dùng kèm trong những món như bún, canh chua hay phở. Ngoài ra, rau ngổ còn được sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh nhờ có giá trị dược liệu cao.
Theo y học cổ truyền, rau ngổ có vị cay, mát và đắng nhẹ, có công dụng rất tốt trong việc thanh lọc thải độc, giải nhiệt, lợi tiểu, kháng khuẩn, giảm dịu các cơn đau, giảm sưng viêm. Ngoài ra, một số thành phần trong rau ngổ có khả năng chống oxy hóa, ức chế hoạt động co thắt cơ trơn.
Do đó, rau ngổ được sử dụng nhiều trong điều trị sỏi thận với mục đích giảm nhẹ triệu chứng bệnh cũng như bào mòn, đào thải sỏi ra ngoài qua đường tiết niệu.
Có 2 cách thực hiện phương pháp này:
Cách 1: Dùng rau ngổ kết hợp với muối
Cách 2: Uống nước sắc rau om
Chuối hột là loại dược liệu có tác dụng lợi tiểu, bào mòn sỏi và các khoáng chất trong đường tiết niệu.
Để điều trị bênh sỏi thận bằng chuối hột, người ta làm theo 2 cách sau:
Cách 1: Sắc nước chuối hột
Cách 2: Dùng bột chuối hột
Nhắc đến râu ngô là chúng ta nghĩ ngay đến khả năng lợi tiểu của nó. Râu ngô thường được sử dụng với mục đích giải nhiệt, loại bỏ cặn chất tích tục trong đường tiết niệu, hỗ trợ điều trị sỏi thận.
Bên cạnh đó, trong râu ngô có chứa các loại vitamin A, B, C, K, cùng canxi, kali giúp mát gan, giải độc. Đồng thời, râu ngô còn giúp ổn định lượng đường trong máu, cải thiện chức năng hoạt động của thận và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Cách nấu nước râu ngô rất đơn giản. Chỉ cần 50g râu ngô khô hoặc 100g râu ngô tươi. Rửa sạch nấu cùng 1 lít nước trong 10 phút là được thành phẩm. Hoặc có thể kết hợp râu ngô với các loại thảo dược khác như cây mã đề, cây mía và rễ tranh. Uống nước râu ngô 3 lần/ngày, thời điểm uống phù hợp là trước khi ăn ít nhất 1 tiếng.
Nước râu ngô có lợi cho bệnh sỏi thận
Đu đủ xanh là một trong những vị thuốc chữa sỏi thận nổi tiếng trong dân gian. Y học cổ truyền ghi nhận, trong quả đu đủ xanh có chứa các thành phần giúp kháng viêm, tiêu độc, thông tiểu và lợi tiểu.
Đặc biệt, trong nhựa đu đủ còn chứa chất khả năng bào mòn sỏi để cơ thể dễ dàng tống khứ sỏi thận ra ngoài qua đường tiểu. Do vậy bài thuốc Nam này phù hợp với những bệnh nhân bị sỏi thận 4mm.
Để chữa trị sỏi thận bằng đu đủ xanh ta cần chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh cỡ vừa và 10g muối. Đu đủ xanh để cả vỏ rửa sạch, cắt bỏ 2 bên đầu, bổ đôi, nạo sạch hạt, rắc muối vào bên trong. Đem đu đủ hấp cách thủy cho đến khi chín mềm. Ăn 1 -2 lần trong ngày sau các bữa ăn chính
Áp dụng cách này khoảng 1 tuần thì ngưng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Điều trị sỏi thận với đu đủ xanh
Nhọ nồi là loại cây cỏ tự nhiên có khả năng giảm đau, kháng viêm, lợi tiểu. Đặc biệt, giúp cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt hoặc tiểu ra máu của những bệnh nhân bị sỏi thận.
Để thực hiện phương pháp này, ta cần chuẩn bị 50g cỏ nhọ nồi.
Cách 1: Rửa sạch cỏ nhọ nồi, để ráo nước rồi giã nát, vắt lấy nước cốt uống.
Cách 2: Cỏ nhọ nồi tươi rửa sạch, để ráo nước rồi cắt khúc ngắn và phơi khô, sao vàng. Sau đó, lấy 1 nắm hãm với nước uống hàng ngày.
Lá mơ có tính mát, khả năng giải nhiệt, giải độc tốt, thông tiểu nên rất phù hợp trong việc cải thiện chức năng của thận.
Chuẩn bị 1 nắm lá mơ lông (chọn lá bánh tẻ là tốt nhất), rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống hàng ngày.
Người bệnh nên duy trì phương pháp này từ 2 - 3 lần 1 ngày để đảm bảo công dụng của nó.
Lá dâu tằm có công dụng rất tốt với những người mắc chứng tiểu nhiều về đêm khi bị sỏi thận. Có thể sử dụng lá dâu non hay già đều được nhưng hình thức sử dụng sẽ không giống nhau.
Cách 1: Điều trị sỏi thận bằng lá dâu non
Cách 2: Chữa sỏi thận bằng lá dâu tằm già
Lấy lá dâu tằm già bỏ vào chảo sao vàng, hạ thổ.
Đun lấy nước đặc uống trong một thời gian nhất định để làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
Lá dâu tằm cải thiện chức năng thận
Quả sung có tính mát, vị chát, có tác dụng thải độc, kháng viêm, thông tiểu, làm giảm các triệu chứng bất thường khi đi tiểu của người bị sỏi thận.
Bên cạnh đó, một số loại axit hữu cơ có trong quả sung cũng có tác dụng bào mòn, thu nhỏ kích thước viên sỏi để nó dễ dàng bị đào thải ra ngoài theo đường tiểu.
Ngoài ra, có thể kết hợp quả sung với một số thảo dược khác như gừng, đảng sâm, sơn khương, nghệ vàng, … Sắc làm thuốc uống vào các buổi sáng, trưa, tối sau khi ăn no.
Quả sung chữa được nhiều loại bệnh trong đó có sỏi thận
Trong quá trình thực hiện, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
Để được tư vấn hỗ trợ điều chữa trị sỏi thận, bệnh nhân vui lòng liên hệ theo hotline 0243 927 5568 (máy lẻ 2225, 2265) hoặc đăng ký vào form dưới đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/cach-tri-soi-than-a4096.html