Khám thai định kỳ là việc làm vô cùng quan trọng, không chỉ bảo vệ sức khỏe mẹ mà còn theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết dưới đây, ThS.BSNT.CKI Trần Lâm Khoa, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ chi tiết lịch khám thai cũng như các lưu ý quan trọng giúp mẹ bầu an tâm tận hưởng thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện nhất từ trong bụng mẹ.
Khám thai là cách hữu hiệu nhất để mẹ có thể nắm rõ sự phát triển và sức khỏe của thai nhi, can thiệp xử lý kịp thời những bất thường xảy ra trong thai kỳ. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trong một thai kỳ mẹ cần khám thai ít nhất 3 lần, chia đều ở mỗi tam cá nguyệt.
Nhưng nếu đầy đủ hơn, với một thai kỳ bình thường mẹ cần khám thai định kỳ vào 10 mốc quan trọng. Đặc biệt, với những thai kỳ nguy cơ cao như tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sản giật… số lần khám thai sẽ nhiều hơn tùy theo chỉ định của bác sĩ.
ThS.BSNT.CKI Trần Lâm Khoa khuyến khích mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ vì những lợi ích tuyệt vời mang lại như: (1)
Xem thêm: Khám thai bao nhiêu tiền?
Vào mỗi tam cá nguyệt sẽ có những xét nghiệm tầm soát, sàng lọc quan trọng để phát hiện và can thiệp sớm những tình huống thai kỳ nguy cơ cao. Vì thế, bác sĩ Lâm Khoa khuyến cáo mẹ bầu thực hiện khám thai đầy đủ để có kế hoạch theo dõi, quản lý chặt chẽ thai kỳ ở từng thời điểm.
Theo đó, các mốc khám thai quan trọng ở 3 tam cá nguyệt mà mẹ bầu cần ghi nhớ, bao gồm: (2)
Khám thai lần đầu khi nào là thắc mắc của nhiều mẹ bầu, nhất là những mẹ “tập đầu”. Thông thường, lần khám thai đầu tiên sẽ diễn ra vào tuần thứ 5-8 của thai kỳ. Đây là cột mốc quan trọng nhằm xác định chị em có thực sự mang thai hay không và xác định vị trí làm tổ và nhịp tim của thai nhi.
Ngay khi nhận thấy chậm kinh khoảng 2 tuần so với chu kỳ kinh bình thường (đối với người có kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng) và sử dụng que thử thai tại nhà hiện 2 vạch, chị em hãy đến ngay cơ sở y tế để được siêu âm và làm các xét nghiệm cần thiết.
Ở lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sau:
Khi khám thai lần đầu, bác sĩ cũng sẽ khai thác các thông tin bệnh lý, tiền sử liên quan đến thai kỳ như:
Bác sĩ Lâm Khoa nhắn nhủ, trong khoảng thời gian này mẹ bầu cần bổ sung acid folic để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến bổ sung dinh dưỡng, chế độ ăn uống hàng ngày và những lưu ý trong vệ sinh an toàn thực phẩm. Quan trọng hơn, cần tránh lối sống thiếu lành mạnh như uống rượu bia, sử dụng ma túy, các chất kích thích hoặc tránh làm việc trong môi trường độc hại để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Nếu lần khám thai đầu tiên thực hiện ngay sau khi mẹ vừa cấn bầu, bác sĩ siêu âm chưa thấy phôi làm tổ hoặc chưa thấy có sự hiện diện tim thai sẽ hẹn mẹ khám bầu lần nữa lúc thai được 8-10 tuần. Ở lần khám này, bác sĩ sẽ kiểm tra một cách toàn diện hơn sức khỏe thai nhi như tim thai, phôi thai… Những xét nghiệm lúc này cơ bản giống lần khám đầu tiên nếu chưa thực hiện.
Một mốc khám thai vô cùng quan trọng mà mẹ không nên bỏ lỡ là lúc thai nhi được 11-13 tuần 6 ngày. Đây được xem là thời điểm tốt nhất để tầm soát, sàng lọc dị tật thai nhi bẩm sinh. Bác sĩ sẽ tiến hành đo độ mờ da gáy, tầm soát những bất thường cấu trúc của thai gợi ý bất thường nhiễm sắc thể…
Ở lần khám này, mẹ sẽ được làm siêu âm để phát hiện những dị tật ở thai nhi như vô sọ, hở thành bụng, thoát vị rốn, bất sản xương mũi, bất thường tim, bất thường não,… Ngoài ra, mẹ bầu còn làm thêm xét nghiệm máu tầm soát các bất thường số lượng nhiễm sắc thể cũng như đo huyết áp và làm xét nghiệm tầm soát nguy cơ tiền sản giật.
Lần khám này thực hiện vào tuần 16-18 thai kỳ để kiểm tra sự phát triển của thai. Mẹ sẽ được siêu âm thai. Bên cạnh đó, những trường hợp mẹ có tiền sử sinh non hoặc thai kỳ có yếu tố nguy cơ cao sẽ được chỉ định đo chiều dài kênh cổ tử cung. (3)
Mẹ không nên bỏ lỡ lần khám thai định kỳ thứ 5 vào lúc 20-24 tuần để theo dõi sự phát triển của thai nhi và tầm soát các dị tật thai nhi một cách chính xác hơn. Những xét nghiệm quan trọng ở giai đoạn này là siêu âm hình thái thai nhi giúp phát hiện sớm những bất thường hình thái ở thai nhi; tầm soát dấu hiệu dọa sinh non bằng việc đo chiều dài kênh cổ tử cung. Trong trường hợp phát hiện thai nhi có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu khác để kiểm tra chính xác hơn.
Đây cũng là thời điểm mẹ bầu được khuyến cáo tiêm vắc xin uốn ván (VAT) mũi đầu tiên.
Tương tự như những lần khám bầu khác, ở mốc 24-28 tuần mẹ sẽ được kiểm tra cân nặng, xét nghiệm nước tiểu, theo dõi huyết áp và các kiểm tra cần thiết để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Một xét nghiệm quan trọng ở lần khám thai này là nghiệm pháp dung nạp đường để tầm soát nguy cơ đái tháo đường thai kỳ.
Ngoài ra, đây là thời điểm mẹ bầu tiếp tục tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (Boostrix) nếu thai được hơn 27 tuần.
Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B sẽ được làm xét nghiệm máu để quyết định có điều trị viêm gan B nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho thai hay không.
Ở tuần thứ 28-32, sau khi được đo cân nặng, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm tim thai… mẹ sẽ được làm siêu âm hình thái học quý 3 để phát hiện những bất thường thai nhi xuất hiện muộn ở tam cá nguyệt cuối.
Mẹ cần đi khám khi thai nhi được 32-36 tuần tuổi để kiểm tra ngôi thai và sự phát triển của thai nhi. Ơ thời điểm này, mẹ bầu sẽ đi khám thai mỗi 2 tuần 1 lần. Ở những trường hợp đặc biệt có thể làm thêm những xét nghiệm khác tùy theo từng trường hợp.
Lần khám thai thứ 9 sẽ diễn ra khi thai nhi được 36-40 tuần tuổi. Lúc này, mẹ bầu sẽ được hẹn tái khám mỗi tuần để bác sĩ đánh giá sức khỏe thai thông qua kết quả siêu âm và đo tim thai, đồng thời đánh giá cổ tử cung, khung chậu của mẹ để tiên lượng khả năng sinh ngả âm đạo (sinh thường). (4)
Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy siêu âm hiện đại như siêu âm 3D, 4D, siêu âm màu Doppler, siêu âm thế hệ mới nhất Voluson E10, liên kết chặt chẽ cùng các chuyên khoa khác trong bệnh viện như Trung tâm Xét nghiệm, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm Sơ sinh, khoa Nhi… sẵn sàng đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt thai kỳ và sinh nở, giúp mẹ bầu an tâm tận hưởng thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện trong bụng mẹ, sinh nở nhẹ tênh, an toàn, mẹ tròn con vuông.
Để đặt hẹn khám và tư vấn với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:
Để quá trình khám thai định kỳ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, không mất nhiều thời gian gây mệt mỏi cho mẹ bầu, nhất là vào những tháng cuối khi bụng to vượt mặt, bác sĩ Lâm Khoa chia sẻ những lưu ý quan trọng mà mẹ cần ghi nhớ như sau:
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp mẹ nắm rõ lịch khám thai định kỳ để không bỏ lỡ các xét nghiệm tầm soát, sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào trong suốt thai kỳ, mẹ có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/moi-phat-hien-co-thai-co-nen-di-kham-khong-a4226.html