Phân biệt cuồng nhĩ và rung nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Cuồng nhĩ và rung nhĩ đều là những dạng rối loạn nhịp tim, xảy ra do các vấn đề về tín hiệu điện ở tâm nhĩ và có triệu chứng tương tự nhau. Tuy vậy, vẫn có những điểm khác nhau cơ bản giữa hai bệnh lý này.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSNT Vũ Xuân Quang, Bác sĩ Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

phân biệt cuồng nhĩ và rung nhĩ

Cuồng nhĩ và rung nhĩ là gì?

Bình thường, nhịp tim được tạo ra bởi các tín hiệu điện xuất phát từ một vùng của tim gọi là nút xoang, sau đó lan tỏa lần lượt đến các vùng khác của tim giúp các buồng của tim hoạt động đồng bộ và hiệu quả. Rung nhĩ là một dạng loạn nhịp tim, xảy ra khi các tín hiệu điện xuất hiện nhanh hơn bình thường. (1)

Trong rung nhĩ, hai ngăn trên của tim (tâm nhĩ) nhận các tín hiệu điện hỗn loạn, vô tổ chức. Các vùng của tâm nhĩ hoạt động với tần số rất nhanh và không đồng bộ dẫn đến hai tâm nhĩ trái và phải gần như không co bóp (tâm nhĩ chỉ “rung” chứ không co bóp nếu nhìn từ ngoài vào - do đó bệnh được gọi là rung nhĩ), và không phối hợp với hai ngăn dưới của tim (tâm thất).

Một phần các tín hiệu điện này cũng được dẫn truyền xuống tâm thất dẫn đến nhịp tim nhanh và không đều. Nhịp tim được xem là bình thường khi dao động từ 60-100 nhịp/phút. Ở bệnh nhân rung nhĩ, nhịp tim có thể dao động từ 100-175 nhịp/phút.

Tương tự, cuồng nhĩ cũng là một dạng rối loạn nhịp tim do rối loạn hoạt động điện ở tâm nhĩ, nhưng đây là những tín hiệu điện có tổ chức. Trong cuồng nhĩ, nhịp tim bất thường bắt đầu ở các buồng trên của tim, làm cho tâm nhĩ đập 250-350 lần/phút. Điều này khiến tâm thất đập nhanh theo, thường là trên 150 nhịp/phút hoặc hơn.

Triệu chứng rung nhĩ và cuồng nhĩ

Những người bị rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Nếu triệu chứng xảy ra, chúng cũng tương tự nhau: (2)

TRIỆU CHỨNG RUNG NHĨ CUỒNG NHĨ Nhịp tim nhanh Thường xuyên Thường xuyên Mạch không đều Thường xuyên Không thường xuyên Chóng mặt hoặc ngất xỉu Có Có Đánh trống ngực Có Có Hụt hơi Có Có Suy nhược hoặc mệt mỏi Có Có Đau hoặc tức ngực Có Có Tăng cơ hội hình thành cục máu đông và đột quỵ Có Có

Như vậy, về triệu chứng giữa hai bệnh cuồng nhĩ và rung nhĩ hầu như chỉ khác nhau ở biểu hiện nhịp tim và mạch không đều, và chỉ có thể được khẳng định bằng đo điện tâm đồ trong cơn loạn nhịp. Ngoài ra, các triệu chứng của cuồng nhĩ có xu hướng ít nghiêm trọng hơn. Khả năng hình thành cục máu đông và đột quỵ ở bệnh nhân cuồng nhĩ cũng thấp hơn so với rung nhĩ.

biểu hiện thường thấy ở bệnh
Nhịp tim nhanh, mạch không đều, hụt hơi là những biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân cuồng nhĩ và rung nhĩ

Nguyên nhân

Các yếu tố nguy cơ của cuồng nhĩ và rung nhĩ rất giống nhau, bao gồm: (3)

YẾU TỐ NGUY CƠ RUNG NHĨ CUỒNG NHĨ Tiền sử nhồi máu cơ tim ✔ ✔ Tăng huyết áp ✔ ✔ Bệnh tim mạch ✔ ✔ Suy tim ✔ ✔ Van tim bất thường ✔ ✔ Dị tật tim bẩm sinh ✔ ✔ Bệnh phổi mạn tính ✔ ✔ Từng phẫu thuật tim ✔ ✔ Nhiễm trùng nghiêm trọng ✔

Biến chứng của bệnh

Đối với bệnh cuồng nhĩ

Các triệu chứng cuồng nhĩ nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn tới những biến chứng như:

Đối với bệnh rung nhĩ

Trong khi đó, các biến chứng thường xảy ra ở bệnh nhân rung nhĩ là:

1. Đột quỵ

Bình thường khi tim đập, hai ngăn trên - tâm nhĩ co bóp và đẩy máu xuống hai ngăn dưới - tâm thất. Khi bị rung nhĩ, tâm nhĩ rung lên thay vì co bóp mạnh. Vì vậy, chúng chỉ đẩy được một lượng máu vừa phải vào tâm thất. Tâm nhĩ hoạt động không hiệu quả có thể làm ứ trệ dòng máu lưu thông trong buồng tim, gây ra nguy cơ hình thành cục máu đông - căn nguyên của đột quỵ.

đột quỵ là biến chứng nguy hiểm nhất
Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm nhất của cuồng nhĩ và rung nhĩ

2. Bệnh cơ tim

Rung nhĩ làm cho tâm thất đập nhanh hơn. Nhịp đập quá nhanh, giảm thời gian nghỉ giữa các nhát bóp có thể làm tâm thất không được đổ đầy máu và khiến các nhát bóp của tim trở nên kém hiệu quả. Hơn nữa, nhịp tim nhanh trong thời gian dài có thể làm suy giảm chức năng của cơ tim, gây ra các biểu hiện của suy tim. Đây được gọi là bệnh cơ tim do nhịp nhanh.

3. Suy tim

Rung nhĩ khiến tim phải hoạt động nhanh hơn và kém hiệu quả hơn. Sau một thời gian, nỗ lực bơm máu sẽ khiến tim yếu đi, không thể cung cấp đủ lượng máu mà cơ thể cần. Rung nhĩ có thể gây ra suy tim, và làm nặng thêm tình trạng suy tim sẵn có của bệnh nhân.

Để hoạt động bình thường, cơ thể chúng ta cần được cung cấp ổn định lượng máu giàu oxy. Khi chức năng tim suy giảm, không thể bơm đủ máu, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Tim trái co bóp kém có thể làm cho máu và dịch ứ lại trong phổi gây ra các triệu chứng khó thở, hụt hơi, giảm khả năng gắng sức.

4. Giảm trí nhớ

Các nghiên cứu cho thấy những người bị rung nhĩ có trí nhớ kém hơn so với những ai không có tình trạng này. Chứng sa sút trí tuệ cũng phổ biến hơn ở các bệnh nhân rung nhĩ.

Một lý do giải thích cho hiện tượng này là rung nhĩ làm tăng tỷ lệ đột quỵ dẫn tới tổn thương não. Ngoài ra, việc não không được cung cấp đủ máu cũng có thể làm ảnh hưởng đến trí nhớ.

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán cuồng nhĩ, bác sĩ thường tiến hành các cận lâm sàng sau: (4)

Đối với rung nhĩ, ngoài các kiểm tra như siêu âm tim, điện tâm đồ, Holter ECG tương tự như cuồng nhĩ, bác sĩ có thể yêu cầu thêm một số cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh hoặc tìm các nguyên nhân gây ra rung nhĩ, bao gồm:

liệu pháp chạy bộ trên thảm lăn
Liệu pháp chạy bộ trên thảm lăn giúp đánh giá hoạt động của tim khi gắng sức

Điều trị rung nhĩ và cuồng nhĩ

Điều trị rung nhĩ và cuồng nhĩ có cùng mục tiêu nhằm khôi phục nhịp bình thường của tim và ngăn ngừa cục máu đông. Các phương pháp phổ biến, bao gồm:

Hiện nay, thuốc thường được chọn là phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh nhân rung nhĩ. Trong khi đó, triệt đốt loạn nhịp tim được xem là biện pháp chữa trị tốt và triệt để nhất cho cuồng nhĩ. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa về loạn nhịp tim sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho từng bệnh nhân để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.

Tiên lượng sống

Tiên lượng cho bệnh nhân cuồng nhĩ và rung nhĩ phụ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân. Những người có tình trạng bệnh nền phức tạp và đáp ứng kém với điều trị thuốc hoặc thủ thuật có tiên lượng xấu hơn. So với bệnh nhân rung nhĩ, bệnh nhân cuồng nhĩ có thể có tiên lượng tốt hơn.

Những bệnh nhân bị cuồng nhĩ hoặc rung nhĩ cơn sau khi được triệt đốt loạn nhịp có tiên lượng tốt với tỷ lệ tái phát thấp. Bệnh nhân có thể có nhịp tim bình thường và sức khỏe tim mạch tương đương với người khỏe mạnh. Đối với những bệnh nhân rung nhĩ dai dẳng, nhìn chung tiên lượng bệnh và khả năng triệt đốt thành công đều kém hơn so với rung nhĩ cơn.

Cách phòng ngừa

Rất khó để ngăn chặn cuồng nhĩ và rung nhĩ vì có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn và các yếu tố nguy cơ liên quan đến chúng. Một số yếu tố rủi ro bạn không thể thay đổi, ví dụ như tuổi trên 60, có tiền sử gia đình bị bệnh và là nam giới da trắng. Song, vẫn có cách giảm nguy cơ mắc bệnh, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đó là:

thể dục thường xuyên và đều đặn
Tập thể dục đều đặn là cách phòng ngừa rối loạn nhịp tim hữu hiệu

Sở hữu hệ thống máy móc hiện đại: máy đo ECG, máy Holter ECG, máy siêu âm tim và mạch máu chuyên dụng, máy chụp MSCT tim và động mạch vành, máy chụp cộng hưởng từ tim, hệ thống máy DSA cánh tay robot xoay 360 độ hiện đại khảo sát và triệt đốt điện sinh lý tim…, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chuyên tiếp nhận và điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh lý rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, cuồng nhĩ, hội chứng Brugada, tái cực sớm… cũng như các bệnh lý tim mạch khác (tăng huyết áp, hẹp/hở van tim, thiếu máu cơ tim, suy tim…). Trung tâm quy tụ đội ngũ y bác sĩ là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch, thường xuyên cập nhật những phương pháp điều trị hiện đại, các thuốc mới để người bệnh nhận được điều trị tối ưu nhất.

Cả rung nhĩ và cuồng nhĩ đều chỉ tình trạng các xung điện trong tim nhanh hơn bình thường, nhưng xung điện của cuồng nhĩ có tổ chức còn của rung nhĩ là xung điện hỗn loạn. Cho dù bạn bị rung nhĩ hay cuồng nhĩ, điều quan trọng nhất là phải được chẩn đoán sớm để có phương pháp điều trị thích hợp, phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/nguyen-nhan-rung-nhi-a4260.html