Facilities là gì? Và các thông tin xoay quanh về Facility Manager

1. Facilities và các cách hiểu khác nhau

Facilities có lẽ vẫn là một thuật ngữ tiếng Anh còn nhiều mới lạ đối với nhiều người, là từ được viết dưới dạng số nhiều của Facility. Trên thực tế thì cũng có nhiều cách dịch nghĩa khác nhau dựa vào ngữ cảnh cũng như lĩnh vực sử dụng khi truyền đạt. Dưới đây sẽ là một số ý nghĩa các bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu Facilities là gì?

- Theo kỹ thuật chung: Phương tiện.

Ví dụ:

• Air route facilities: nghĩa là phương tiện tuyến đường bay,

• Automated watch-keeping facilities: nghĩa là phương tiện theo dõi tự động,

• Cooling facilities nghĩa là phương tiện làm lạnh,

• Loop Facilities Assignment and Control System: nghĩa là hệ thống điều khiển và gán các phương tiện đấu vòng,

• Non Facilities Associated Signalling: nghĩa là báo hiệu không liên quan đến phương tiện…

Facilities là gì

- Theo kinh tế: Thiết bị, phương tiện.

Ví dụ:

• Auxiliary facilities: nghĩa là các thiết bị phụ trợ,

• Common facilities tax: nghĩa là thuế thiết bị công cộng,

• Communal facilities: nghĩa là thiết bị công cộng,

• Handling facilities: nghĩa là thiết bị làm hàng,

• Handling facilities: nghĩa là thiết bị xử lý bốc dỡ hàng hóa,

• Facilities for payment: nghĩa là các công cụ, phương tiện, thanh toán,

• Payment facilities: nghĩa là phương tiện thanh toán,

• Shipping facilities: nghĩa là các phương tiện chuyên chở đường biển.

Tuy nhiên đối với lĩnh vực kinh tế thì facilities vẫn được sử dụng để thể hiện sự dễ dàng, trôi chảy, điều kiện thuận lợi khi kết hợp với một số cụm từ khác trong tiếng Anh. Ví dụ:

• To give facilities for (of) doing something: nghĩa là sự dễ dàng để làm việc nào đó.

• Transportation facilities: nghĩa là các phương tiện tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển.

• Cơ sở vật chất cho việc học: đồng nghĩa với những điều kiện thuận lợi cho việc học.

- Theo xây dựng: Công cụ, cơ sở vật chất.

Ví dụ:

• Facilities Management: Quản lý cơ sở vật chất

Dựa trên những cách giải thích về ngữ nghĩa của từ “facilities là gì?” ở trên thì các bạn cũng nhận thấy được một điều rằng trong tiếng Anh cũng giống với tiếng Việt là ở mỗi bối cảnh giao tiếp hay những cách kết hợp cụm từ cũng sẽ tạo ra cách hiểu khác nhau. Chính vì vậy hãy cố gắng nắm rõ những nội dung chia sẻ ở trên để tránh được những hiểu lầm trong giao tiếp khi sử dụng facilities.

2. Tìm hiểu các thông tin xoay quanh Facility Manager

2.1. Facility Management

Facility-Management

Trên thực tế Facility Management (thường được gọi tắt là FM) là dịch vụ quản lý trang thiết bị tổng hợp cho một khu vực nào đó, bao gồm 2 lĩnh vực chính là cơ sở hạ tầng (quy hoạch, xây dựng, bảo trì, nơi làm việc, thiết kế, đồ đạc nội thất...) & phần không gian và tổ chức (marketing, nhân sự...) & con người. Nói một cách đơn giản thì bao gộp tất cả các nghiệp vụ như quản lý trang thiết bị, vệ sinh, an ninh... của một khu vực và trở thành một nghiệp vụ duy nhất.

Tuy nhiên khi hiểu theo cách vĩ mô hơn thì đây là một quy tắc quản lý chuyên nghiệp, mọi hoạt động đều được dựa trên tính hiệu quả của các dịch vụ hỗ trợ các tổ chức được phục vụ; đồng thời nó cũng chú trọng vào vấn đề môi trường xây dựng dựa trên phương pháp tích hợp con người, công nghệ, địa điểm, quy trình và hệ thống.

Khi vận hành hiệu quả dịch vụ này thì sẽ kiểm soát chi phí, hiệu suất hoạt động và tăng tuổi thọ của một công trình xây dựng trong dài hạn và như các bạn đã biết thì vấn đề về chi phí luôn là những tâm điểm của các doanh nghiệp nên vai trò của dịch vụ này cũng là một điểm quan trọng. Và một công ty Facility Management chuyên nghiệp là một tổ chức có thể cung cấp dịch vụ tư vấn tốt nhất về các hoạt động kinh doanh bền lâu và đánh giá được chính xác mức độ nào là cần thiết của chi phí vòng đời của sản phẩm trong khoảng 10 - 20 năm.

>>> Trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu, chúng ta không thể không nhắc đến những khái niệm như purchase là gì, nhân viên thu mua có nhiệm vụ như thế nào? Nếu bạn đang trong quá trình tìm hiểu về lĩnh vực hay công việc trong lĩnh vực này thì hãy bắt đầu từ những khái niệm cơ bản nhất để có thể hiểu rõ bản chất cũng như cách thức xử lý các vấn đề liên quan. Xem ngay bài viết purchase là gì để hiểu rõ về khái niệm này bạn nhé!

2.2. Facility Manager

Như ở trên thì các bạn cũng đã biết định nghĩa của Facility Management và Facility manager là từ chỉ nghề nghiệp sau khi đã được sử dụng hậu tố “er” thay thế cho đuôi “ment”; nghĩa là quản lý tòa nhà, quản lý công trình... tùy vào đặc thù của từng tổ chức và được gọi chung là quản lý cơ sở hạ tầng. Để hiểu rõ hơn về “Facility management và facilities là gì?” thì đây cũng là thông tin các bạn không thể bỏ qua, và đây cũng là một ngành nghề đang có nhiều tiềm năng phát triển trong cơ chế thị trường cạnh tranh như hiện nay, điển hình đối với lĩnh vực xây dựng. Mặc dù đã có sự xuất hiện các ứng dụng quản lý cơ sở hạ tầng nhưng không thể thay thế được vai trò của một chuyên viên Facility Manager hoàn toàn, thêm vào đó là những nhu cầu về mở rộng hoạt động kinh doanh nên khá nhiều công ty chuyên cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà, công trình “săn lùng” ứng viên sáng giá. Mỗi thông tin tuyển dụng cũng có những bản mô tả chi tiết công việc khác nhau vì còn phụ thuộc vào lĩnh vực và quy mô của từng doanh nghiệp, nhưng dưới đây tôi sẽ chia sẻ những nội dung chung nhất về vị trí này để các bạn tham khảo.

vị trí Facility-Manager

2.2.1. Chi tiết công việc

Mô tả công việc

• Là người trực tiếp giám sát mọi hoạt động hằng ngày để kịp thời phát hiện những sự cố hay vấn đề phát sinh liên quan đến thiết bị, cơ sở vật chất thuộc phạm vi quản lý và thông báo đến các nhà thầu để khắc phục, xử lý.

• Chủ động lên kế hoạch thực hiện và phối hợp với bộ phận liên quan và cả nhà thầu (nếu có) để đảm bảo toàn bộ nhân viên (bao gồm cả nhân viên của nhà thầu nếu có) tuân thủ quy trình quy định và các chính sách có liên quan.

• Chịu trách nhiệm lên kế hoạch tuyên truyền những Luật định về an toàn, vệ sinh lao động nơi làm việc cho toàn bộ nhân viên.

• Tổ chức, điều hành, phân công điều động nhân viên trực thuộc khi cần thiết hoặc có yêu cầu.

• Xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa nhân viên nội bộ và bên ngoài để đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý.

Quyền lợi

• Môi trường làm việc năng động, có cơ hội thăng tiến.

• Được hưởng các quyền lợi theo đúng Luật lao động như: bảo hiểm xã hội.., trợ cấp ăn ca, trợ cấp xăng xe,...

• Mức thu nhập 25 đến 27 triệu một tháng tùy thuộc vào kinh nghiệm và khả năng hoàn thành công việc.

vai trò Facility-Manager

Yêu cầu

• Giới tính: Nam tuổi từ 27 đến 40 sức khỏe tốt.

• Tốt nghiệp đại học liên quan các ngành Kỹ thuật - Điện điện tử, Cơ Điện, Điện dân dụng.

• Tiếng Anh giao tiếp tốt.

• Thành thạo các phần mềm, ứng dụng vi tính văn phòng.

• Khả năng làm việc độc lập, nhanh nhẹn, nhiệt huyết trong công việc

• Ưu tiên ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc trong các vị trí liên quan, đặc biệt là trong ngành dịch vụ.

2.2.2. Vai trò của việc làm Facility Manager

Có thể nói đây là một nghề vô cùng quan trọng đối với ngành xây dựng và nó đóng nhiều vai trò khác nhau, tùy thuộc vào đặc thù của từng dự án. Và để các bạn hiểu rõ hơn về “Facility Manager và facilities là gì?” tôi sẽ nêu ra những vai trò chủ yếu nhất dưới đây.

• Để thực hiện tốt các nhiệm vụ về quản lý từ công trình đến cơ sở vật chất bên trong, chắc chắn phải hiểu rõ những yêu cầu và mong đợi của khách hàng trong quá trình làm việc. Nên có thể nói đây là một vai trò vô cùng quan trọng đối với một nhà quản lý cơ sở vật chất chuyên nghiệp.

• Xây dựng mối quan hệ và quản lý nhà cung cấp: Khi các bạn tham khảo về bản mô tả công việc thì có lẽ các bạn cũng thấy được Facility manager phải tiếp xúc với nhiều người trong công việc. Đương nhiên họ cũng là người phải đảm bảo đáp ứng được hết những yêu cầu từ kỹ sư cơ khí và điện đến các đội phục vụ, tiếp nhận và an ninh thuộc phạm vi quản lý.

• Điều phối tất cả các dịch vụ trong khu vực quản lý: Là một chuyên gia quản lý với nhiều nhiệm vụ khác nhau thì có thể nói đây là một vai trò mà bất kỳ một Facilities manager nào cũng phải hoàn thành tốt. Biết cách vận hành mọi dịch vụ liên quan đến việc xây dựng, không gian làm việc và nâng cao hiệu suất năng lượng.

• Đảm bảo rằng những đội ngũ thực hiện phải đạt được các mục tiêu của mình đề ra

2.3. Nên tìm việc làm Facility manager ở đâu?

tìm việc Facility-Manager ở đâu?

Nhờ vào sự phát triển ngành thương mại điện tử mà hiện nay các bạn đã có thêm nhiều công cụ để tìm kiếm thông tin tuyển dụng, đặc biệt là các website việc làm cũng được hình thành và mở rộng khá nhiều. Tuy nhiên với sự xuất hiện “dồn dập” nay cũng khiến cho người dùng cảm thấy hoang mang vì không biết nên sử dụng địa chỉ nào để tìm việc nhanh. Và tôi chỉ muốn khuyên các bạn nên dành thời gian để tìm hiểu cũng như nghiên cứu các địa chỉ để tin tưởng hơn khi tham khảo thông tin tuyển dụng. Thực tế thì những địa chỉ web nào có càng nhiều thông tin tuyển dụng với nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau thì càng thể hiện được sự uy và chất lượng. Đúng vậy, khi đến với timviec365.vn - địa chỉ uy tín hàng đầu dành cho các mọi đối tượng ứng viên, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mọi tính năng tại đây hoàn toàn miễn phí, các thông tin tuyển dụng đều được xác thực và mọi thông tin cá nhân ứng viên sẽ được bảo mật tuyệt đối.

Chưa bao giờ tìm kiếm việc làm lại dễ đến thế, site cung cấp rất nhiều thông tin tuyển dụng vị trí Facilities Manager với những mức lương vô cùng hấp dẫn. Các bạn hãy truy cập và địa chỉ trên ngay thôi để kịp thời nắm bắt cơ hội việc làm này.

Dựa vào đôi câu chia sẻ ở trên mong rằng đã giúp các bạn có thể tự tin trả lời Facilities là gì? Đồng thời cũng mong các bạn đã hiểu rõ về vị trí Facility Manager và xin chúc các bạn chinh phục vị trí này thành công thông qua địa chỉ timviec365.vn.

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/facility-management-la-gi-a42608.html