Cây hoa ban người ta thường gọi với một cái tên dân dã là cây móng giò, hoa ban được dịch theo tiếng Thái có nghĩa là loài hoa ngọt, ngọt ở đây là ngọt ngào, da diết đúng như vẻ đẹp của loài hoa này.
(Ảnh: Sưu tầm)
Ban đẹp là thế, tinh khôi là thế nhưng ít ai biết rằng nguồn gốc nó lại gắn với những câu chuyện đặc biệt. Người Thái kể rằng để tưởng nhớ và bày tỏ niềm thương tiếc với người anh hùng dân tộc Chương Han đã dũng cảm đứng lên chống lại các thế lực đàn áp, áp bức bóc lột tàn khốc, nhân dân đã buộc những mảnh khăn tang trên cành cây. Về sau trên những cành cây ấy như có phép màu đã hóa những chiếc khăn tang thành những bông hoa ban trắng muốt tuyệt đẹp.
Còn đối với người Tày, lại tương truyền một sự tích khác về hoa ban. Đó là mối tình giữa nàng Ban và chàng Khum. Do cha mẹ nàng Ban không đồng ý cho nàng lấy chàng Khum nghèo đói nên nàng đã bỏ đi. Nàng đi mãi, đi mãi, băng qua bao nhiêu suối sâu, đèo cao mà không tìm được chàng Khum. Rồi sức nàng kiệt, nàng hóa thân vào đất và nơi nàng nằm mọc lên vô số cây và người ta gọi đó là cây Ban.
Đằng sau những bông hoa ban tinh khiết là một chuyện tình buồn (Ảnh: Sưu tầm)
Chàng Khum sau khi đến chỗ hẹn không gặp được nàng Ban đã chạy đi tìm nàng, chàng đi hết đồi này đến đồi khác, gọi mãi mà không thấy nàng đâu. Chàng vừa đi vừa gọi cho đến khi kiệt sức và hóa thành con chim Lộc Khum. Từ đấy về sau mỗi mùa xuân về, hoa ban đua nở cũng là lúc chim Lộc Khum hót. Một tình yêu vĩnh cửu của hai người đã cảm động cả đất trời và thiên nhiên.
Khí hậu thích hợp là nhiệt đới gió mùa hoặc cận nhiệt đới. Hoa ban mọc tự nhiên hoặc được trồng khắp miền Nam Trung Quốc, Việt Nam (phân bổ tự nhiên chỉ có ở Tây Bắc), Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Nepal, Ấn Độ.
Ở Việt Nam, hoa ban là loài cây hoa đặc trưng của vùng Tây Bắc. Hoa ban đi vào đời sống văn hóa - tâm linh của nhân dân Tây Bắc (nhất là bà con thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái). Với đồng bào Thái, có lẽ không ai là không trải qua tuổi thanh xuân, với những trò chơi thú vị hái hoa ban và hát giao duyên. Trong ký ức của người đi xa, cùng với nỗi nhớ mường nhớ bản, nhớ người thân yêu, còn có nỗi nhớ da diết hoa ban vào mỗi độ xuân về.
(Ảnh: PYS Travel)
Ở Sơn La, cứ xuân sang, khi hoa ban nở trắng trên các sườn núi, thì nam nữ thanh niên trong các bản mường lại rủ nhau đi hội chơi núi, hái hoa mừng xuân. Đây cũng là dịp nam nữ thanh niên vui chơi, ca hát, đánh đàn tính, thổi kèn, múa xoè, trao và đón nhận tình yêu.
Người Thái ở huyện Mộc Châu lại có thủ tục mở hội Xên bản, xên mường. Hội mở vào dịp hoa ban nở, nên còn có tên là hội Hoa ban. Hội tổ chức định kỳ hằng năm, nhưng quy mô to hay nhỏ còn tùy thuộc vào thời tiết có liên quan đến sự được, mất của mùa màng năm đó.
Các nam thanh nữ tú say mê chơi và múa hát (Ảnh: Sưu tầm)
Khắp rừng núi Điện Biên khi tiết trời sang xuân ấm áp, đâu đâu cũng chỉ thấy hoa ban. Ban nở trắng trời, trắng đất. Ban không nằm trong sân nhà, không che ngang mái hiên, không gần gũi, dung dị như đào, như mận mà thênh thang, bát ngát giữa đất trời. Từng chùm ban trắng bao phủ cả thung lũng xa xăm. Những cánh ban tung xòe, điểm những chấm trắng muốt lên nền trời xanh thẳm.
Điện Biên mùa hoa ban (Ảnh: Sưu tầm)
Hoa ban Tây Bắc là cây thuộc loại thân gỗ, cây cao khoảng từ 5-12m, tùy vào điều kiện khí hậu và mức độ chăm sóc mà cây sẽ cho chiều cao khác nhau. Thân và cành hoa ban có vỏ màu nâu sẫm, khi cây còn non nó được bao phủ một lớp lông tơ mịn màng và mất dần khi cây trưởng thành.
(Ảnh: Sưu tầm)
Lá hoa ban mọc theo hình so le nhau, cuống lá có hình trái tim phần rìa hình tròn, phía đầu lá khuyết sâu thành hai thùy nông.
Hai mặt lá khá nhẵn và không có răng cưa ở phần mép lá. Những lá non cũng có lông tơ và phần cuống lá dài, còn những lá già thì lớp lông tiêu biến, cuống lá ngắn dần lại và có màu xanh gân lá nổi lên phần trên lá có màu vàng hơn.
(Ảnh: Sưu tầm)
Hoa ban Tây Bắc có nhiều màu như hoa màu trắng, màu đỏ tím… mùi hương thơm thoang thoảng, dễ chịu. Có lẽ bởi mùi thơm như vậy mà hoa ban thu hút được khá nhiều loại côn trùng khác nhau nhất là các loài ong, bướm đến lấy mật, bởi nhị hoa ban khá ngọt ngào. Hoa có 5 cánh từ màu tím ở giữa chuyển dần sang hồng nhạt cho đến màu trắng, đường kính mỗi bông hoa khoảng từ 8-12cm. Hoa ban thường mọc thành từng cụm, mỗi cụm cho khá nhiều bông hoa khác nhau, hoa được mọc ra từ các kẽ lá, hoa nở xòe ra khá to.
Khi hoa nở rộ, trông cây hoa ban như chỉ mang trên mình những bông hoa mà không thấy lá đâu cả. Sau khi hoa tàn, cây ban còn cho quả nữa nhé. Quả ban dẹp và nhẵn, trong quả có chứa nhiều hạt.
Hoa ban trắng là biểu tượng của vùng Tây Bắc (Ảnh: PYS Travel)
Cây hoa ban Tây Bắc được chia thành 3 loại dựa trên màu sắc với hoa ban trắng, hoa ban đỏ và hoa ban tím. 3 loại này có đặc điểm hình thái về thân cây, lá cây, quả khá giống nhau, điểm khác biệt đến từ màu hoa của chúng.
Đây là loại ban phổ biến và được trồng nhiều nhất tại Việt Nam. Hoa ban trắng có 4 - 5 cánh mỏng màu trắng phớt hồng hoặc phớt tím nhẹ.
(Ảnh: Sưu tầm)
Loại hoa ban này có hình dáng 5 cánh hoa màu đỏ đậm và hơi tím nhẹ. Nếu so với hoa ban trắng về kích thước, hoa ban đỏ to hơn một chút xíu.
(Ảnh: Sưu tầm)
Thoạt nhìn qua bên ngoài hình dáng bông hoa ban tím có nhiều điểm khá giống hoa ban đỏ nhưng màu tím của hoa ban tím đậm hơn, và vành nét trên đường hoa cũng rõ hơn.
(Ảnh: Sưu tầm)
Tháng ba, khi hoa đào đã tàn phai và những trận mưa xuân còn rơi rớt lại thì cũng chính là lúc mùa ban bắt đầu. Cả trời Tây Bắc ngợp một sắc hoa, cảnh tượng tựa như chỉ có trong tranh vẽ. Trên đỉnh núi, trên lưng chừng đồi, trên vách đá…đâu đau cũng một màu trắng tinh khôi. Đến gần thêm sẽ thấy những nụ ban thon thon như bàn tay người con gái miền sơn cước, khi nở hoa ban lại xòe rộng như cánh bướm với nhụy hoa xinh xinh, tim tím…
Tháng 3 là mùa hoa ban Tây Bắc (Ảnh: PYS Travel)
Hoa ban nở rộ vào dịp tháng 3 đến tháng 4 dương lịch, đôi khi còn kéo dài đến tháng 5. Khoảng thời gian này những người yêu thích thiên nhiên thường chuẩn bị cho mình chuyến hành trình mùa xuân lên Tây Bắc đầy thú vị. Không chỉ đến để thưởng thức vẻ đẹp của những loài hoa nơi núi rừng mà còn đến để tận hưởng không gian trong lành, tươi mới của tiết trời mùa xuân và ghi lại khoảnh khắc ấn tượng trong cuộc đời.
Tiết trời tháng 2 âm lịch bắt đầu có nắng ấm. Những cơn mưa xuân lất phất như đánh thức cả rừng hoa ban sau một giấc ngủ dài.
Cây hoa ban sinh trưởng nhanh, dễ trồng, màu sắc hoa và tán lá sặc sỡ, nổi bật vì thế thường được trồng làm cảnh ở nhiều nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.
Ở Việt Nam, chúng ta có thể bắt gặp hoa ban trải dài từ vùng núi Tây Bắc, các tỉnh như Hà Giang, Mộc Châu, Sơn La, Lai Châu,… đến tận Nghệ An. Cây cũng được trồng ở Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Hoa ban Tây Bắc có giá trị du lịch cao (Ảnh: Sưu tầm)
Hoa ban từ lâu đã được biết đến là loại hoa biểu tượng của vùng đất Tây Bắc. Hàng năm, vào mỗi mùa ban nở, khách du lịch thường đến đây để được ngắm nhìn những cánh rừng với miền hoa nở rộ. Chính vì vậy, đây được xem là loại cây giúp thúc đẩy du lịch cho miền đất này.
Gỗ từ cây ban thường chỉ có kích thước nhỏ, có màu nâu xám với các mảng sáng hơn. Gỗ cứng cáp vừa phải, đàn hồi và hoàn thiện tốt. Gỗ ban chủ yếu được sử dụng để xây dựng nhà cửa, nông cụ, đồ nội thất, đồ dùng thông thường, chạm khắc, làm ván lạng, ván ép, ván dăm và tay cầm công cụ.
Thân ban cũng là một loại củi tốt và có thể làm được than củi.
Lá, chồi và vỏ của cây hoa ban được sử dụng làm thức ăn cho nhiều loại gia súc, như cừu, dê.
Năng suất lá trung bình từ một cây trưởng thành đạt khoảng 20-22 kg trọng lượng tươi mỗi năm. Lá cây hoa ban chứa protein thô, chất xơ, canxi, phốt-phát,… là nguồn dinh dưỡng ngon và bổ dưỡng cho gia súc.
Lá, quả, vỏ, hoa của cây hoa ban Tây Bắc có thể ăn được.
Người Tây Bắc thường dùng lá ban như một loại rau hoặc chế biến thành sốt chấm, dưa chua. Hoa được sử dụng để nấu canh, làm gỏi, xào, làm nộm,… Những món ăn này tạo thành một bản sắc rất đậm đà của dân tộc miền núi.
Nộm hoa ban - Món ăn đậm đà bản sắc của dân tộc miền núi (Ảnh: Sưu tầm)
Cây hoa ban là một vị thuốc trong đông y và được sử dụng trong dân gian. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, vỏ thân, lá và hoa.
Theo đông y, rễ cây hoa ban có vị hơi chát, tính hơi mát; tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ. Vỏ thân thì có vị đắng, chát, tính bình; tác dụng kiện tỳ, táo thấp. Lá vị nhạt, tính bình; tác dụng nhuận phế, chỉ khái, hoàn tả. Hoa vị nhạt, tính mát; tác dụng tiêu thũng.
Hoa ban còn là một vị thuốc trong đông y (Ảnh: Sưu tầm)
Hoa ban Tây Bắc đẹp, trong veo như những người con gái Thái dịu dàng duyên dáng e ấp sau chiếc váy truyền thống vậy.
Nhìn đất trời chìm trong hương hoa thì liệu tâm hồn người thi sĩ nào đứng yên đây?
Nếu là người đam mê yêu thích loài hoa này, xin bạn đừng bỏ qua chùm thơ về hoa ban hay nhất mà tôi đã sưu tầm được từ nhiều nguồn khác nhau ở dưới đây.
Nhớ mãi hoa ban
Tháng ba về anh muốn lên Tây BắcMột lần thôi để được ngắm hoa banNhững cánh hoa trắng hồng xinh khoe sắcLộng lẫy thắm tươi trên khắp đại ngànThăm phố núi anh thấy em múa hátĐiệu then vui xen tiếng tính rộn ràngAnh say rồi giữa núi rừng bát ngátEm múa xoè sao ánh mắt mênh mangEm liếc nhìn ánh mắt sau cây quạtCứ tưởng anh đang lạc chốn địa đàngNhư tiên nữ em bước trong tiếng nhạcCho anh bồng bềnh trôi giữa hồng hoangĐiện Biên xưa cha anh mình thắng PhápViệt Nam ta lịch sử bước sang trangEm hãy đưa anh tới hầm Đờ CátMở lại trang vàng lịch sử vẻ vangCon tim anh nghe sóng xô dào dạtKhi thấy em mến khách lại dịu dàngPhải vì Điện Biên trăng thanh gió mátHay vì em anh nhớ mãi hoa ban.
Tác giả: Nguyễn Đình Huân
Hoa ban trắng
Giữa đại ngàn hoa ban đầy huyền ảoLòng ta say chân lảo đảo bước điChẳng hiểu sao ta bỗng thấy lâm liHoa ban trắng đã nhâm nhi nỗi nhớGặp em đây khi mùa hoa ban nởGiữa núi rừng nghe tiếng thở đâu đâyHoa ban trắng ai đã rải trên câyĐể lòng anh đang ngất ngây tình ái.
Tác giả: Nguyễn Thái Cơ
Hoa ban tím
Em biết không anh giống em lắm đóYêu rất nhiều sắc tím một nhành banYêu Tây Bắc hoang vu gió đại ngànYêu núi rừng thẳm xanh miền sơn cướcTrong giấc mơ anh vẫn thầm ao ướcĐược em trao tận tay nhành ban tímĐể bõ công nửa đời anh tìm kiếmSự nồng nàn của sắc tím biên cươngChẳng bao giờ lòng anh thôi tơ vươngĐược đắm mình trong rừng ban lộng gióNgắm hoàng hôn cùng em bên suối nhỏTrao ân tình cùng trăng tỏ rừng đêmBiết bao giờ anh về được đây emThăm phố núi, thăm người anh thương mếnHẹn gặp nhé - một ngày anh sẽ đếnĐể thỏa lòng khao khát giấc mơ yêu.
Tác giả: Lê Gia Hoài
Tình hoa ban
Lên Tây Bắc giữa mùa hoa ban nởChân ngập ngừng ai lại nỡ bỏ điAnh đã đến xin chớ ngại ngùng chiHãy cùng em môi chạm ly rượu nóngNắng đã lên sao anh không thấy bóngBóng của em theo cánh sóng hoa đưaDấu chân em hằn lún vết giọt mưaMưa xuân đổ vẫn còn chưa ướt áoGiữa đại ngàn hoa ban đầy huyền ảoLàm anh say chân lảo đảo bước điAnh chẳng hiểu sao bỗng thấy lâm liHoa ban trắng đã nhâm nhi nỗi nhớGặp em đây khi mùa hoa ban nởGiữa núi rừng mà tiếng thở đâu đâyHoa ban trắng ai đã rải trên câyĐể lòng anh đã ngất ngây tình ái.
Tác giả: Cẩm Chi Châu
Hoa ban cũng là biểu tượng kiêu hãnh trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Bắc bởi đó là biểu trưng cho sự thuần khiết, trong sáng của người phụ nữ, cũng là biểu tượng cho cuộc sống hạnh phúc, tình yêu và cả sự no ấm, tấm lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ, sự tôn kính các vị thần linh…
Còn chần chờ gì nữa, đây là cơ hội tuyệt vời để du khách tìm hiểu về hoa ban Tây Bắc, cùng những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
Các tour du lịch của PYS Travel dành cho du khách khám phá Tây Bắc
Tour Tây Bắc: Mộc Châu - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu - Sapa 5 ngày 4 đêm từ Hà Nội
Tour Tây Bắc: Mộc Châu - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu - Sapa 5 ngày 5 đêm từ TP.HCM
Tour Điện Biên 3 ngày 2 đêm mùa hoa ban trắng
Tour Sơn La - Điện Biên 4 ngày 4 đêm từ TP.HCM
Tour Mộc Châu 2 ngày 1 đêm từ Hà Nội
Tour Mộc Châu 3 ngày 3 đêm từ TP.HCM
PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh
Trong bài có sử dụng ảnh NAG: Ngọc Thành
Xin trân trọng cảm ơn!
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/hinh-anh-hoa-ban-tay-bac-a42748.html