Sản xuất là gì? Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất

Sản xuất là gì? Khái niệm sản xuất dần xuất hiện theo dòng phát triển của nền kinh tế và hoạt động trao đổi, mua bán. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho quý khách hàng cái nhìn chi tiết nhất về sản xuất.

I. Sản xuất là gì?

Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như lao động, vốn, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,… để tạo ra hàng hóa hay dịch vụ để sử dụng, trao đổi hay nhằm mục đích thương mại. Quyết định sản xuất được đưa ra dựa vào các vấn đề chính: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Giá thành sản xuất? Làm cách nào để khai thác và sử dụng tối đa các nguồn lực để tạo ra sản phẩm?

Sản xuất là gì
Sản xuất là gì

Sản xuất cho phép doanh nghiệp bán thành phẩm với giá cả cao hơn giá trị của nguyên vật liệu đầu vào. Nhờ vào lợi thế quy mô lớn với dây chuyền sản xuất hàng loạt cùng công nghệ tiên tiến, hiện đại, các nhà sản xuất có thể tạo ra số lượng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt hơn với chi phí thấp hơn đáng kể.

Mối quan hệ giữa đầu vào sản xuất và sản lượng hàng hóa, dịch vụ đầu ra được thể hiện thông qua hàm sản xuất. Một số hàm sản xuất cụ thể được sử dụng phổ biến cho nhiều mô hình sản xuất có thể kể đến như: Hàm sản xuất với độ co giãn thay thế không đổi CES, Hàm sản xuất với hệ số khả biến và Hàm sản xuất Cobb-Douglas,…

II. Các bên liên quan trong quá trình sản xuất

Các bên liên quan trong quá trình sản xuất có thể là cá nhân, tập thể hoặc tổ chức có mối quan hệ sản xuất với một doanh nghiệp sản xuất. Các bên tham gia có thể phân chia thành 3 nhóm cơ bản bao gồm: Người sản xuất, người cung cấp và khách hàng. Mối quan hệ của họ đối với doanh nghiệp sản xuất được mô tả ngắn gọn như sau:

1. Người sản xuất

Người sản xuất là gì? Họ là những người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất bao gồm lực lượng lao động, chủ sở hữu doanh nghiệp - những người có được thu nhập từ quá trình này, gọi chung là nhóm người sản xuất. Họ có chung mối quan tâm về việc tối đa hóa thu nhập. Bên cạnh đó, thu nhập của nhóm người này tăng lên khi có sự tăng trưởng và phát triển trong quá trình sản xuất.

2. Người cung cấp

Người cung cấp có thể là người sản xuất nguyên vật liệu, năng lượng, người cung cấp vốn hoặc dịch vụ,… phục vụ cho quá trình sản xuất. Chính vì vậy, họ có hàm sản xuất riêng của mình. Đầu vào sản xuất hay nguồn nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp đều có thể điều chỉnh bởi nhà quản lý. Tuy nhiên, trong ngắn hạn phải có ít nhất một yếu tố sản xuất cố định, tức là số lượng của nó không dễ dành thay đổi được.

Sự thay đổi về mức giá và chất lượng của các yếu tố đầu vào sản xuất có tác động lên hàm sản xuất của cả 2 chủ thể kinh tế (người cung cấp và doanh nghiệp sản xuất). Chính vì vậy, hàm sản xuất của người cung cấp và của doanh nghiệp sản xuất thay đổi liên tục và có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.

nguoi cung cap
Người cung cấp đóng vai trò cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất

3. Khách hàng

Khách hàng của doanh nghiệp sản xuất có thể là khách hàng điển hình, người sản xuất từ các thị trường khác và người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Do tính chất cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, tỷ lệ giá cả - chất lượng của các mặt hàng có xu hướng được cải thiện và mang lại lợi ích cho các khách hàng. Bên cạnh đó, khách hàng còn giữ vai trò quyết định đến sản phẩm, dịch vụ trong loại hình sản xuất theo yêu cầu - Khách hàng đặt hàng sản phẩm và doanh nghiệp tiến hành sản xuất theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng.

III. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất

Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì? Đây là những yếu tố đầu vào được sử dụng để phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Trong các trường phái kinh tế học khác nhau, quan điểm về các yếu tố đầu vào có sự khác biệt nhất định. Dưới đây là bảng tổng hợp chi tiết.

IV. Quy trình sản xuất cơ bản

Dù theo đuổi mô hình hay loại hình sản xuất nào, hầu hết các doanh nghiệp đều tiến hành quy trình sản xuất cơ bản tương tự nhau, bao gồm 5 giai đoạn và tuần tự. Quy trình sản xuất không chỉ bao gồm quá trình sản xuất hàng hóa về mặt vật chất mà còn bao gồm cả những giai đoạn trước và sau khi hàng hóa được tạo ra.

1. Giai đoạn 1: Phát triển ý tưởng và nghiên cứu thị trường

Quá trình sản xuất bắt đầu từ việc phát triển ý tưởng và tầm nhìn sản phẩm, bao gồm: Sản phẩm là gì? Đối tượng khách hàng mục tiêu là ai? Nhu cầu về hàng hóa là gì và đối thủ cạnh tranh đang làm gì,… Việc tiến hành nghiên cứu thị trường là rất quan trọng để nắm được tình hình cung - cầu sản phẩm cũng như xu hướng tiêu dùng, tâm lý khách hàng. Điều này bao gồm cả việc hiểu những điều kiện nào để hàng hóa được sản xuất và làm thế nào để tạo nên sự khác biệt với những hàng hóa cạnh tranh khác.

giai doan 1 y tuong san pham va nghien cuu thi truong
Giai đoạn phát triển ý tưởng và nghiên cứu thị trường

2. Giai đoạn 2: Nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện mẫu sản phẩm

Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm cần được thực hiện gắn liền với những kết quả nghiên cứu thị trường ở giai đoạn 1, bám vào những gì khách hang cần và sẽ sử dụng. Đồng thời khắc phục những hạn chế sản xuất có thể lường trước cũng như những hạn chế của đối thủ. Sau đó, tạo ra một sản phẩm thử nghiệm quy mô nhỏ để có cái nhìn ban đầu và tổng quát để đánh giá sản phẩm sản xuất thực sự sẽ như thế nào.

3. Giai đoạn 3: Kiểm tra, đánh giá mẫu sản phẩm

Khi mẫu thử đã hoàn thành, tiến hành kiểm tra, phân tích, đánh giá bao gồm việc cả phân tích nguồn lực đầu vào đã sử dụng để hiểu rõ hơn về sản phẩm thực tế cũng như định giá chúng và đo lường tỷ suất lợi nhuận. Song song với đó là tìm ra những điểm yếu hoặc kém hiệu quả trong sản phẩm cũng như quá trình sản xuất dự kiến để khắc phục. Đây là giai đoạn cuối cùng trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt.

Trong quá trình sản xuất sau này, có thể sẽ có những thay đổi về sản phẩm cũng như quy trình sản xuất, tuy nhiên giai đoạn này là thời điểm tốt nhất để thực hiện những thay đổi mà không ảnh hưởng quá lớn đến sản phẩm hoặc quy trình sản xuất đã đi vào hoạt động.

4. Giai đoạn 4: Tiến hành sản xuất hàng hóa

Sau khi trải qua giai đoạn hoàn thiện sản phẩm và sản xuất thử nghiệm, doanh nghiệp trang bị máy móc, thiết bị cần thiết cũng như thu mua nguyên vật liệu, chuẩn bị lực lượng lao động để hoàn thiện quy trình sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể liên tục cải tiến quy trình sản xuất bằng cách xem xét thực hiện các thay đổi nhỏ hon trong các bước sản xuất thực tế thay vì thay đổi cả quy trình.

5. Giai đoạn 5: Giám sát quá trình sản xuất

Doanh nghiệp cần liên tục phân tích kết quả của quá trình sản xuất theo từng thời kỳ (tuần, tháng, quý, năm) để đánh giá những gì đang diễn ra và liệu những điều đó có đáp ứng được kỳ vọng và mục tiêu sản xuất hay không. Bên cạnh đó, việc phân thích chi phí sản xuất, tối ưu hóa và đối chiếu với giá bán. Việc phân theo dõi thị trường và nhu cầu của khách hàng để liên tục cập nhật những thay đổi cũng là điều cần thiết để danh nghiệp đưa ra quyết định cải tiến sản phẩm cũng như mở rộng quy mô sản xuất.

giai doan giam sat qua trinh san
Giám sát quá trình sản xuất, cải tiến sản phẩm và mở rộng quy mô

V. Những loại hình sản xuất phổ biến hiện nay

Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức sản xuất được quy định bởi một số tiêu chí như: trình độ chuyên môn hóa tại nơi làm việc, số lượng chủng loại và tính ổn định của sản phẩm, dịch vụ được tạo ra,… Mỗi loại hình sản xuất đòi hỏi một phương pháp quản trị thích hợp. Do đó, việc phân loại sản xuất là một việc làm cần thiết, là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất cũng như lựa chọn phương thức quản trị phù hợp.

1. Phân loại theo số lượng sản xuất và tính chất lặp lại của sản phẩm

Dựa vào yếu tố số lượng sản xuất và tính chất lặp lại của sản phẩm, có thể phân chia sản xuất thành các loại hình như sau:

a. Sản xuất đơn chiếc

Đơn chiếc trong loại hình sản xuất là gì? Chúng có nghĩa là số lượng sản phẩm đầu ra thuộc mỗi chủng loại sản phẩm là rất nhỏ, trong khi số chủng loại sản phẩm là rất lớn. Thông thường, mỗi chủng loại sản phẩm chỉ được sản xuất một hoặc một vài chiếc.

day chuyen san xuat vinfast
Dây chuyền sản xuất ô tô Vinfast

b. Sản xuất hàng khối

Ngược lại với loại hình sản xuất đơn chiếc, đối với sản xuất hàng khối, doanh nghiệp có số lượng chủng loại ít (thường chỉ 1 hoặc một vài loại) nhưng khối lượng sản phẩm sản xuất ra rất lớn. Chính vì vậy, quá trình sản xuất khá ổn định và hiếm khi có sự thay đổi về kết cấu sản phẩm hay yêu cầu kỹ thuật cũng như nhu cầu tiêu thụ trên thị trường.

c. Sản xuất hàng loạt

Sản xuất hàng loạt là loại hình sản xuất trung gian giữa sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng khối. Doanh nghiệp áp dụng loại hình sản xuất này thường có số chủng loại tương đối nhiều nhưng sản lượng sản phẩm đầu ra chưa đủ lớn để mỗi chủng loại hình thành một dây chuyền sản xuất độc lập. Mỗi loại thiết bị, máy móc có nhiệm vụ gia công, chế biến nhiều loại sản phẩm được lặp đi lặp lại theo chu kỳ.

day chuyen san xuat hang loat
Dây chuyền sản xuất hàng loạt

2. Phân loại theo hình thức tổ chức sản xuất

Dựa vào hình thức tổ chức sản xuất, có thể phân chia thành các loại hình sản xuất cụ thể: Sản xuất liên tục, sản xuất gián đoạn, sản xuất theo dự án.

a. Sản xuất liên tục

Sản xuất liên tục là quá trình sản xuất khối lượng lớn một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó trên dây chuyền sản xuất làm cho dòng di chuyển sản phẩm có tính chất thẳng dòng. Trong loại hình sản xuất này, máy móc, thiết bị được trang bị để sản xuất một loại sản phẩm nên không có tính linh hoạt.

b. Sản xuất gián đoạn

Sản xuất gián đoạn là loại hình sản xuất với số lượng chủng loại sản phẩm tương đối đa dạng, trong khi số lượng sản phẩm mỗi loại là tương đối nhỏ. Vì vậy, chúng đòi hỏi máy móc thiết bị có khả năng thực hiện nhiều công việc khác nhau và tính linh hoạt của hệ thống sản xuất cao. Ngược lại, việc cân bằng các hoạt động trong quá trình sản xuất gián đoạn là rất khó.

c. Sản xuất theo dự án

Sản xuất theo dự án là loại hình sản xuất mà ở đó sản phẩm là độc nhất (ví dụ như sản xuất một bộ phim, đóng một con tàu hay viết và xuất bản một cuốn sách,…), quá trình sản xuất sản phẩm cũng là duy nhất và không lặp lại.

loai hinh san xuat theo du an duoc ua chuong hon
Loại hình sản xuất theo dự án được ưa chuộng hơn

3. Phân loại theo tính tự chủ trong quá trình sản xuất

Dựa vào tiêu chí tính tự chủ trong quá trình sản xuất, có thể phân loại thành: Sản xuất dạng thiết kế chế tạo, sản xuất dạng thầu và sản xuất dạng gia công.

a. Sản xuất dạng thiết kế chế tạo

Thiết kế chế tạo trong loại hình sản xuất là gì? Với loại hình này, doanh nghiệp tự thiết kế các sản phẩm của mình và tự sản xuất. Để thực hiện được điều này, cần có một hệ thống quản lý sản xuất hoàn chỉnh, có tính thích ứng cao để có thể cạnh tranh trên thị trường.

b. Sản xuất dạng nhà thầu

Các doanh nghiệp có quy trình sản xuất theo loại hình này thường chỉ thực hiện một bộ phận các công đoạn sản xuất của người cấp thầu nhưng có quyền tự chủ trong việc mua sắm nguyên vật liệu và các trang thiết bị cần thiết cũng như lựa chọn phương thức sản xuất phù hợp đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của người cấp thầu về sản phẩm và dịch vụ.

4. Phân loại theo mối quan hệ với khách hàng

Theo cách phân loại này, có các loại hình sản xuất chính: Sản xuất để dự trữ và sản xuất theo yêu cầu.

a. Sản xuất để dự trữ

Doanh nghiệp tiến hành sản xuất dự trữ trong trường hợp chu kỳ sản xuất dài hơn chu kỳ thương mại mà khách hàng yêu cầu (khoảng thời gian kể từ khi khách đặt hàng đến khi giao hàng cho khách) để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng nhất. Hoặc trong trường hợp nhà sản xuất muốn sản xuất một khối lượng sản phẩm lớn để giảm thiểu đến mức tối đa chi phí sản xuất.

Sản xuất dự trữ đối với hàng hóa có tính chất thời vụ trên thị trường
Sản xuất dự trữ đối với hàng hóa có tính chất thời vụ trên thị trường

b. Sản xuất theo yêu cầu

Loại hình sản xuất này chỉ được thực hiện khi có yêu cầu đặt hàng cụ thể về sản phẩm, dịch vụ từ khách hành, tránh được tình trạng tồn đọng hàng hóa chờ tiêu thụ. Sản xuất theo yêu cầu được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hơn sản xuất dự trữ bởi chúng giảm được khối lượng hàng tồn, giảm chi phí tài chính cho việc lưu trữ cũng như nâng cao lợi nhuận.

Trên đây là bài viết Sản xuất là gì? Các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Hoạt động sản xuất ngày càng quan trọng bởi vai trò tạo ra của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, nhu cầu sử dụng các công cụ sản xuất, tư liệu sản xuất ngày càng tăng cao. Trong đó, xe nâng chính là một loại máy móc thiết bị công dụng lớn và giữ vai trò không thể thiếu trong quá trình sản xuất thông qua chức năng nâng hạ và di chuyển hàng hóa.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và chọn mua xe nâng nhập khẩu chính hãng, uy tín, giá tốt với chế độ bảo hành dài hạn và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, vui lòng liên hệ hotline 0869 285 225 để được các chuyên gia của CTCP xe nâng Thiên Sơn tư vấn tận tình và báo giá tốt nhất!

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/qua-trinh-san-xuat-gom-cac-yeu-to-nao-a42934.html