Máy bay là phương tiện giao thông an toàn bậc nhất thế giới, bởi vì có sự kết hợp của chặt chẽ và chuyên nghiệp một nhóm người với vai trò cực kỳ quan trọng, gọi là phi hành đoàn. Để duy trì sự an toàn, chất lượng của mỗi chuyến bay, phi hành đoàn của chuyến bay đó phải thực sự “chuẩn”. Vậy một phi hành đoàn gồm những ai? Vai trò trong chuyên bay của từng người là gì? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thực tế cho thấy, chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể uy hiếp sự an toàn của cả chuyến bay. Vì vậy ngành hàng không là một trong những ngành tuyển chọn nhân sự gắt gao nhất, đặc biệt là tuyển chọn thành viên phi hành đoàn.
Phi hành đoàn được hiểu là một tổng hợp những nhân viên của hãng hàng không trên một chiếc máy bay
Không phải ngẫu nhiên khi tỷ lệ tai nạn máy bay ở mức 1/11 triệu, còn thấp hơn nhiều lần tỷ lệ một người bị sét đánh trúng hoặc bị cá mập cắn. Đằng sau con số đáng kinh ngạc ấy là nỗ lực của cả một đội ngũ hết sức chuyên nghiệp.
Phi hành đoàn được hiểu là một tổng hợp những nhân viên của hãng hàng không trên một chiếc máy bay. Những người sẽ có nhiệm vụ là vận hành máy bay, đảm bảo an toàn và an ninh hàng không, đảm bảo hoạt động của hành khách và hoạt động của máy bay.
Vì vị trí và vai trò quan trọng của ngành hàng không đối với nền kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia nên hầu hết các nhân viên hàng không đều được tuyển chọn, đào tạo vô cùng kỹ lưỡng và nghiêm ngặt. Đối với an toàn chuyến bay, phi hành đoàn lại có vị trí quyết định.
Thông thường, phi hàng đoàn của một chuyến bay bao gồm: Cơ trưởng, Cơ phó và tiếp viên hàng không
Thông thường, phi hành đoàn của một chuyến bay bao gồm: Cơ trưởng, Cơ phó và tiếp viên hàng không. Tuy nhiên, số lượng người trong phi hành đoàn của các hãng hàng không có thể không giống nhau.
Cơ trưởng và Cơ phó trên buồng lái
Nhiệm vụ chính của cơ trưởng và cơ phó chính là lái máy bay. Để trở thành Cơ trưởng, đầu tiên phải đủ điều kiện để đậu vào một chương trình đào tạo phi công. Những điều kiện này bao gồm thể lực, kiến thức ngoại ngữ. Sau khi học xong, ứng viên ngoài bằng cấp thì phải có thêm hàng trăm giờ bay mới có được bằng phi công.
Để trở thành cơ trường, phi công cần có nhiều kinh nghiệm trong tổ bay hơn nữa. Hầu hết các phi công đều phát triển từ vị trí Cơ phó lên vị trí Cơ trưởng. Tuy nhiên một chuyến bay thường sẽ có cả Cơ trưởng và Cơ phó trên buồng lái.
Công việc của Cơ trưởng và Cơ phó thường làm là chuẩn bị hoặc kiểm tra các kế hoạch bay, số lượng hành khách, khối lượng hàng hóa, lượng nhiên liệu, tình trạng trang thiết bị và quan trọng nhất là điều khiển máy bay. Trong quá trình bay, Cơ trưởng và Cơ phó sẽ điều khiển máy bay theo sự chỉ dẫn của trạm không lưu.
Cơ phó sẽ chịu trách nhiệm và làm nhiệm vụ của Cơ trưởng khi được Cơ trưởng yêu cầu. Điều này không đồng nghĩa cơ trưởng sẽ giao toàn bộ những việc có tính lặp lại cho cơ phó mà cả hai sẽ cùng thực hiện những khâu trên. Trong trường hợp khẩn cấp khi cơ trưởng cần nghỉ ngơi hoặc gặp tình huống về sức khỏe, cơ trưởng có thể giao lại nhiệm vụ lái cho cơ phó. Lúc này cơ phó sẽ là người thay thế, chịu trách nhiệm về an toàn bay.
Tiếp viên hàng không
Các tiếp viên hàng không có nhiệm vụ chính là phục vụ hành khách và hỗ trợ tổ lái. Công việc chính của tiếp viên hàng không là soát vé, kiểm tra chỗ ngồi, sắp xếp hành lý, hướng dẫn hành khách về các quy định an toàn khi bay, dọn dẹp khoang hành khách. Ngoài ra, khi có trường hợp khẩn cấp họ phải sơ cứu và giúp đỡ hành khách có vấn đề về sức khỏe.
Công việc của các tiếp viên được đánh giá là tương đối căng thẳng và vất vả. Vì vậy, các tiếp viên hàng không cũng được yêu cầu phải có bằng cấp đại học trở lên, đạt thêm các yêu cầu về tuổi tác, ngoại hình, thể hình, thể lực, ngoại ngữ.
Một nhiệm vụ quan trọng khác của đoàn tiếp viên là kiềm chế những hành khách có hành vi quá khích, gây rối, say xỉn để đảm bảo an toàn chuyến bay. Trong trường hợp hạ cánh khẩn cấp, tiếp viên cũng là những người hướng dẫn và giúp đỡ hành khách thoát hiểm nhanh nhất.
Những người dưới đây tuy không ở trên máy bay, nhưng lại đóng góp trách nhiệm lớn và quan trọng không kém so với phi công hay tiếp viên hàng không.
Kỹ thuật viên
Đóng góp vào mỗi chuyến bay an toàn còn có công sức không nhỏ của những kỹ thuật viên bảo dưỡng, kiểm tra máy bay. Đôi khi họ cũng ở trên chuyến bay để đảm bảo nó hoạt động an toàn. Đây là những người đảm bảo mọi chi tiết trên máy bay luôn ở trong tình trạng an toàn, từ động cơ, thân vỏ cho tới hệ thống lốp. với tất cả các chi tiết có sai số gần như bằng 0.
Những kỹ thuật viên cao cấp sẽ là người có quyền quyết định cho máy bay tham gia khai thác hay không. Họ chính là người đứng sau cánh gà quyết định “số phận” của vở diễn.
Một thành phần khác đôi khi được đưa vào danh sách phi hành đoàn là nhân viên mặt đất. Những người này sẽ soát vé, kiểm tra hành lý.
Cất hạ cánh an toàn còn có sự góp công không nhỏ của điều phối viên không lưu. Các sân bay ở Việt Nam trung bình có 54 chuyến bay cất hạ cánh mỗi giờ, không lưu tại các sân bay phải làm việc chuẩn xác để máy bay tiếp cận và rời đường cất hạ cánh một cách khoa học và an toàn.
Trên đây là thông tin về phi hành đoàn cũng vai trò của mỗi người trong phi hành đoàn. Mong rằng các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích cho mình.
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/phi-hanh-doan-la-gi-a43013.html