Mùa na tháng mấy? Mùa na chín ở nước ta thường sẽ vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Lạng Sơn được coi là một trong những “vựa na” lớn nhất cả nước. Và vùng núi đá vôi Kai Kinh ở hai huyện Hữu Lũng và Chi Lăng là vương quốc na nơi đây.
Tuy nhiên, để rõ hơn Mùa na tháng mấy? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Vựa Trái Cây Giá Rẻ nhé!
Mùa na chín ở nước ta thường sẽ vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Lạng Sơn được coi là một trong những “vựa na” lớn nhất cả nước. Và vùng núi đá vôi Kai Kinh ở hai huyện Hữu Lũng và Chi Lăng là vương quốc na nơi đây.
Na, còn gọi là mãng cầu/mãng cầu ta, sa lê, phan lệ chi, (danh pháp hai phần: Annona squamosa), là một loài thuộc chi Na (Annona) có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới.
Nguồn gốc bản địa chính xác của loại cây này chưa rõ do hiện nay nó được trồng khắp nơi nhưng người ta cho rằng nó là cây bản địa của vùng Caribe.
Xem thêm: Mùa măng cụt tháng mấy?
Na hay còn gọi là mãng cầu, quả tròn, to, nhiều hạt, khi chín cùi trắng, mềm và ngọt. Na rất ngon và là loại trái cây ưa thích của nhiều người.
Không chỉ thơm ngon hấp dẫn, quả na còn có hàm lượng dinh dưỡng cao với thành phần đa dạng, phong phú. Trong quả na có chứa chất vitamin C cao, vitamin B6 dồi dào, rất giàu Magiê và sắt.
Trong 100g na sẽ cung cấp 101 calo, với các thành phần dinh dưỡng dồi dào và đa dạng. Na cung cấp carbohydrate đơn giản và không có chứa chất béo có hại cho cơ thể.
Trong quả na cũng có chứa polyphenolic. Đây là chất chống oxy hóa rất cao. Nổi bật nhất là acetogenin Annonaceous với các hợp chất asimicin và annonacin là những cytotoxin mạnh. Đây là những hợp chất có khả năng chống ung thư, sốt rét và tẩy giun.
Nhờ thành phần dinh dưỡng dồi dào, quả na có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe:
Trong quả na có chứa hàm lượng vitamin C rất dồi dào. Đây là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có nguồn gốc tự nhiên.
Ăn quả na chín có lợi ích giúp cơ thể được tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh, nhất là những bệnh truyền nhiễm, gốc tự do gây hại cho tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.
Các thành phần trong na chín có khả năng cân bằng natri và kali có tác dụng tốt trong quá trình điều chỉnh mức huyết áp và nhịp tim.
Chất chống oxy hóa và vitamin C trong quả na chín cũng có tác dụng mạnh mẽ đối với việc ngăn ngừa sự hình thành gốc tự do, ngăn chặn cholesterol gây hại, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại tác nhân gây bệnh.
Chúng đều có tác dụng tốt đến hệ trái tim, cải thiện chức năng hoạt động của hệ tim mạch.
Trong na cũng chứa hàm lượng chất xơ cao. Ăn na thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón một cách hiệu quả.
Chất xơ trong quả na chín còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu, chống lại các tế bào ung thư hình thành trong ruột già, bảo vệ niêm mạc ruột khỏe mạnh.
Xem thêm: Mùa mãng cầu xiêm tháng mấy?
Quả na chín cũng chứa vitamin B6 với hàm lượng khá cao. Đây là chất có khả năng kiểm soát và loại bỏ sự căng thẳng, làm dịu thần kinh.
Đây cũng là chất cần thiết để chống lại tình trạng trầm cảm, giảm nguy cơ mắc bệnh parkinson.
Na có chứa các hợp chất chống oxy hóa quý giá như: polyphenol, asimicin và bullatacinare…
Các chất này đặc biệt có lợi ích tuyệt vời trong quá trình chống hình thành gốc tự do, chống lại sự phát triển của các tế bào gây ung thư, bảo vệ sức khỏe.
Trong quả na chín cũng được tìm thấy hàm lượng vitamin A, C, riboflavin, vitamin B2 khá nhiều.
Đây là những chất vô cùng quan trọng tham gia vào quá trình bảo vệ sức khỏe đôi mắt, cải thiện tầm nhìn, giúp đôi mắt luôn sáng và khỏe mạnh.
Từ lâu, na đã được biết đến là một trong những vị thuốc đông y với nhiều tác dụng chữa bệnh. Trong đó có thể kể đến những bài thuốc sau:
Quả na tươi hay ương thái về bỏ vỏ, bỏ hạt, thái miếng, đem sắc phần thịt na này rồi lấy nước uống và ăn cả phần cái. Na xanh chát nhẹ, có tác dụng rất tốt trong điều trị kiết lỵ, tiêu chảy.
Dùng 15-20 lá na tươi, rửa sạch để ráo nước rồi đem giã nhỏ, thêm nước khuấy đều rồi vắt lấy nước cốt.
Dùng nước cốt lá na này uống ngày 2-3 lần sẽ có tác dụng tốt cắt cơn sốt rét trong ngày.
Dùng lá na tươi rửa sạch, lưu ý dùng lá na già, giã nhỏ, cho thêm ít muối. Sau đó, lẫy hỗn hợp bã này đắp lên mụn, nhọt, hạch sẽ giúp mụn nhanh lên cồi và nhanh xẹp.
Dùng hạt na giã nhỏ, pha thêm rượu trắng, dùng hỗn hợp này bôi lên chân tóc và ủ khoảng 15-20 phút. Sau đó gội đầu thật sạch. Đây là bài thuốc dân gian trị chấy rận rất hiệu quả.
Phụ nữ sau sinh bị tắc tia sữa, sưng đau vú có thể áp dụng bài thuốc sau: dùng quả na điếc, sao cho ấm lên rồi đắp lên vú.
Ngoài ra, người ta còn dùng hạt na giã nhuyễn, pha nước ngâm quần áo để trị rận rệp. Hoặc dùng quả và rễ na sắc nước uống để trị giun sán.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Vựa Trái Cây Giá Rẻ thì bạn đã biết được Mùa na tháng mấy? nhé!
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/mua-na-thang-may-a43247.html