Chiếc máy tính điện tử đầu tiên ra đời đã tạo nên một dấu ấn cho cuộc cách mạng công nghệ hiện đại. Tìm hiểu ngay những thông tin thú vị về sự xuất hiện của chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới trong bài viết này của Điện Thoại Vui nhé.
Máy tính điện tử đầu tiên ENIAC là khởi đầu của kỷ nguyên máy tính, trở thành tiền đề cho sự phát triển của những chiếc máy tính điện tử hiện đại ngày nay.
Máy tính điện tử là một thiết bị hỗ trợ người dùng trong việc điều khiển, truy cập thông tin và xử lý dữ liệu. Chức năng chính của máy tính là truy xuất, lưu trữ và xử lý dữ liệu. Bạn có thể dùng máy tính để gửi email, soạn thảo văn bản, chơi game, lướt web và còn nhiều tính năng khác như lập trình, chỉnh sửa văn bản.
ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Calculator) hoàn thành và được đưa vào sử dụng vào ngày 10/12/1945. Đầu năm 1946, ENIAC chính thức được đặt tại trường Đại học Pennsylvania.
1 năm sau (1947), ENIAC trải qua lần cải tiến đầu tiên. Các nhà khoa học đã chuyển đổi hình thức lập trình lưu trữ dạng ROM sang lập trình bằng công tắc. Sau đó, ENIAC cũng được trải qua thêm vài lần cải tiến nữa cho đến khi hoàn thành sứ mệnh và dừng hoạt động vào năm 1955.
Sự ra đời của chiếc máy tính đầu tiên này đánh dấu sự khởi đầu của ngành khoa học dữ liệu và máy tính. Nhờ có ENIAC mà các nhà khoa học có thể nghiên cứu và phát triển thêm các công nghệ mới. Trong đó, nổi bật nhất chính là chương trình Apollo và công cuộc khám phá Mặt Trăng của NASA.
So với những chiếc máy tính hiện đại, ENIAC có cấu trúc phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, máy vẫn đảm bảo được các thành phần chính như:
Ngoài ra, thông số kỹ thuật của ENIAC cũng gây bất ngờ với: 17468 ống chân không, 1500 rơ-le, 10000 tụ điện, 70000 điện trở, 5 triệu mối nối hàn thủ công,... Điều này khiến ENIAC có kích thước khổng lồ lên đến 2.4m × 0.9m × 30m. Trọng lượng ước tính 27 tấn và phải dùng 1 căn phòng có diện tích 167m2 mới có thể chứa hết.
ENIAC được ca ngợi là 'bộ não khổng lồ' vì tốc độ tính toán của chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới nhanh gấp nghìn lần so với các máy tính cơ điện thời đó. ENIAC có thể thực hiện 5.000 phép cộng, 385 phép nhân mỗi giây.
Dù là một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại thế nhưng ENIAC lại biết đến như một cỗ máy phục vụ chiến tranh. Cụ thể, ENIAC được phát triển cho quân đội Mỹ. ENIAC phục vụ/hỗ trợ đơn vị pháo binh giải quyết các bài toán thực nghiệm cho vụ nổ nhiệt hạch của “siêu bom” Hydrogen.
Năm 1950, ENIAC còn thực hiện thành công thêm 1 nhiệm vụ nữa đó chính là dự báo thời tiết. Đây cũng là lần đầu tiên việc dự báo thời tiết bằng kỹ thuật số được áp dụng.
Ban đầu, trung tâm hoạt động của ENIAC là bộ đếm vòng mười vị trí khi chưa có hệ thống bộ nhớ lưu trữ. Việc đếm số được thực hiện thông qua bộ đếm vòng và xung dao động. Nguyên lý hoạt động của nó dựa trên cơ chế của các bánh xe số trong máy tính cơ học.
Một chu kỳ hoạt động cơ bản của ENIAC là khoảng 200 micro giây, tương đương với 5000 chu kỳ/giây. Để thực hiện phép nhân một số 10 với một số có 10 chữ số, máy tính này cần 14 chu kỳ, tương ứng với 2.800 micro giây. Còn đối với các phép tính phức tạp như chia hoặc căn bậc 2, bậc 3,... thời gian cần thiết có thể lên đến 143 chu kỳ, tương đương 28.600 micro giây để hoàn thành.
Phép tính đơn giản sẽ thực hiện tính toán nhanh hơn, trong khi phép tính phức tạp sẽ mất nhiều thời gian hơn để thực hiện.
Tối ngày 2/10/1955, ENIAC chính thức ngừng hoạt động sau gần 1 thập kỷ cống hiến. Tuy nhiên đây không phải là dấu chấm hết, sự kết thúc của chiếc máy tính điện tử đầu tiên đã mở ra bệ phóng cho nền công nghệ máy tính hiện đại. Năm 2024, ngày càng nhiều máy tính điện tử với nhiều chức năng, kiểu dáng ra đời để phục vụ cho mọi nhu cầu của người dùng:
Máy tính cá nhân (Personal Computer) được hãng IBM sản xuất và cho ra mắt lần đầu vào năm 1981. PC đầu tiên này chạy hệ điều hành MS-DOS (Microsoft Disk Operating System) của Microsoft.
2 năm sau (1983), Apple cho ra đời thêm máy tính Lisa - một trong những PC đầu tiên sở hữu GUI (graphical user interface) có các icon trên màn hình.
Máy tính xách tay xuất hiện vào khoảng giữa thập niên 80. Chiếc laptop thương mại đầu tiên là Osborne 1, ra mắt năm 1981. Máy tính có màn hình kích thước 5inch, RAM 64 KB, trọng lượng khoảng 11,1 kg.
Hiện tại, laptop là một trong những thiết bị công nghệ phổ biến và được sử dụng với nhiều mục đích. Người ta còn phân laptop ra thành nhiều dòng phục vụ cho từng nhu cầu mục đích riêng như Laptop Gaming, Laptop Workstation, Laptop 2 in 1,...
Netbook hay còn được biết là những chiếc máy tính siêu cơ động, nhỏ hơn laptop. Chiếc Netbook đầu tiên xuất hiện vào năm 2007. Đây cũng là tiền đề của
Tablet hay máy tính bảng.
Trên thực tế, máy tính bảng đã được Lenovo sản xuất vào năm 2000. Tuy nhiên, phải đến năm 2010 khi Apple cho ra đời iPad thì tablet mới thực sự được chú ý và các hãng bắt đầu sản xuất nhiều hơn.
Đây là những cỗ máy có công suất lớn, sử dụng cho mục đích chuyên nghiệp như lập trình, thiết kế đồ họa, xử lý video, âm thanh,... So với máy tính thông thường, máy trạm sẽ được đầu tư hơn về chip xử lý CPU, GPU, RAM, PSU,... mạnh hơn.
Và tất nhiên, giá thành của máy trạm cũng đắt hơn rất nhiều lần. Hầu hết chỉ có các công ty, doanh nghiệp lớn trang bị loại máy này.
Hy vọng những thông tin về máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới mà Điện Thoại Vui cung cấp đã giúp bạn tìm hiểu thêm được những thông tin mới thú vị. Hãy tiếp tục theo dõi những Tin tức hấp dẫn khác của Điện Thoại Vui nhé!
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/may-tinh-dien-tu-dau-tien-eniac-a47283.html