Phân biệt y tá, hộ lý, điều dưỡng, trợ lý điều dưỡng

Y tá, hộ lý, điều dưỡng, trợ lý điều dưỡng là các ngành nghề khác nhau trong hệ thống y tế. Tuy nhiên chúng ta thường xuyên nhầm lẫn những bộ phận này là một. Cùng phân biệt y tá, hộ lý, điều dưỡng, trợ lý điều dưỡng để thấy sự khác nhau.

Hộ lý là gì? Công việc của một hộ lý

Hộ lý là người giúp đỡ, chăm sóc bệnh nhân các công việc như ăn uống, đi lại, vệ sinh cá nhân, trông nom phòng bệnh, hành lang, hỗ trợ bác sĩ, y tá, điều dưỡng khi cần thiết để theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân và báo cáo lại với bác sĩ, đồng thời được rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ dọn dẹp vệ sinh, hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc sức khỏe.

Công việc, nhiệm vụ cụ thể của hộ lý:

ho ly va dieu duong
Hộ lý đảm bảo vệ sinh trật tự và hỗ trợ y tá, điều dưỡng

Y tá là gì? Công việc của một y tá

Y tá cùng với những bộ phận y tế khác thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, chữa trị, giáo huấn, bảo đảm an toàn cho người bệnh từ cấp cứu đến hồi phục tại cơ sở điều trị và tại nhà, tư vấn hỗ trợ tâm lý gia đình bệnh nhân, chỉ dẫn bệnh nhân và người nhà cách chữa bệnh, chăm sóc vết thương, chăm sóc hậu điều trị, chế độ dinh dưỡng, chương trình tập luyện,… nhằm giúp bệnh nhân hồi phục và không tái phát.

Ngoài ra, y tá còn phải theo dõi, lưu hồ sơ bệnh án, triệu chứng bệnh nhân, hỗ trợ bác sĩ chuyên môn kiểm tra, chẩn đoán, phân tích kết quả, vận hành máy móc y khoa, ghi chép và cập nhật bệnh lý, giúp xét nghiệm, thử nghiệm, sử dụng máy móc công cụ y tế…

Hệ đào tạo y tá là sơ cấp, trung cấp, được đào tạo trong thời gian từ 09 đến 18 tháng. Chức năng nghề nghiệp chủ yếu của y tá là thực hiện y lệnh của bác sĩ.

ho ly va dieu duong (1)
Y tá được đào tạo 9-18 tháng, thực hiện chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, hỗ trợ điều dưỡng, bác sĩ

Điều dưỡng là gì? Công việc của một điều dưỡng viên

Điều dưỡng có chức năng phối hợp chặt chẽ với các ngành nghề khác trong hệ thống y tế để nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh và người khuyết tật tại các cơ sở y tế.

Tuy nhiên, một người được gọi là điều dưỡng viên phải tốt nghiệp chương trình đào tạo điều dưỡng từ Cao đẳng trở lên (3 năm), Đại học (4 năm), Sau đại học (Chuyên khoa I, Thạc sĩ, Tiến sĩ) và có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Hiện nay, hệ thống Y tế được chia thành 2 mảng là: Khám chữa bệnh do các Y Bác sĩ thực hiện; Chăm sóc và phục vụ do Điều dưỡng thực hiện. Tức điều dưỡng đã trở thành ngành nghề độc lập bên cạnh bác sĩ.

Điều dưỡng không chỉ làm theo y lệnh của bác sĩ mà còn phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực như xã hội, tâm lý, giao tiếp,… để vận dụng hiệu quả trong quá trình chăm sóc người bệnh.

Điều dưỡng tốt nghiệp cao đẳng trở lên, được đào tạo tối thiểu 3 năm, hỗ trợ bác sĩ và các công việc khác

Trợ lý điều dưỡng là gì?

Đây là chức danh có trong chương trình đào tạo du học nghề tại Đức. Ở Việt Nam có hộ lý, y tá và điều dưỡng. Còn ở Đức có điều dưỡng và trợ lý điều dưỡng.

Chương trình đào tạo điều dưỡng sẽ kéo dài 3 năm. Còn chương trình đào tạo trợ lý điều dưỡng chỉ từ 3 tháng đến 2 năm.

Vị trí trợ lý điều dưỡng chủ yếu do các cơ sở y tế tuyển dụng thực tập sinh để đào tạo kỹ năng cần thiết nhằm giúp cho điều dưỡng. Còn chương trình đào tạo điều dưỡng viên nằm trong chương trình đào tạo của nhà nước nhằm mục đích chăm sóc cho người già, người bệnh và trẻ em.

Trên đây là các thông tin phân biệt hộ lý, y tá, điều dưỡng, trợ lý điều dưỡng. Hy vọng bạn đã có hiểu biết rõ ràng về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí. Nếu bạn đang có nhu cầu du học nghề điều dưỡng tại Đức thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể, chi tiết.

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/ho-ta-la-gi-a47581.html