Một trong những thuật ngữ phổ biến mà nhà đầu tư (NĐT) bắt gặp trên thị trường chứng khoán khá thường xuyên là GAP, hở GAP. Khoảng trống giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của hai ngày liên tiếp và những khoảng trống như vậy thường được lấp đầy... Do đó, đây là một chỉ số quan trọng đối với NĐT trong việc xác định các cơ hội giao dịch trên thị trường.
Trong bài viết này, Vietcap sẽ giải thích GAP là gì, cách hoạt động của việc lấp đầy GAP trong cổ phiếu và cách NĐT có thể giao dịch quanh khoảng trống giá này.
GAP là gì?
Gap là khoảng trống giữa hai phiên giao dịch (hoặc hai cây nến) liên tiếp, được hình thành khi giá đóng cửa của ngày hôm trước và giá mở cửa của ngày hôm sau có sự chênh lệch.
Gap xảy ra khi giá cổ phiếu tăng hoặc giảm nhanh mà không có bất kỳ hoạt động giao dịch nào ở giữa.
GAP được tạo ra khi một cổ phiếu đóng cửa trong ngày lúc 15h, và sau đó mở cửa ngày hôm sau, giá cổ phiếu cao hơn hoặc thấp hơn hẳn so với giá đóng cửa trước đó. Kết quả là giá cổ phiếu có chênh lệch khi thị trường mở cửa trở lại lúc 9 AM và tạo ra khoảng hở GAP.
Hiện tượng này xuất hiện khi có sự mua bán rầm rộ hoặc bán tháo đầy hoảng loạn trên thị trường bởi những thông tin, sự kiện hoặc các chất xúc tác khác khiến giá cổ phiếu tăng hoặc giảm. Khoảng cách GAP giá cổ phiếu càng lớn thì lý do đằng sau đó càng quan trọng hoặc có ảnh hưởng càng lớn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giá cổ phiếu tăng giảm đột ngột khi thị trường mở cửa. Thường bất kỳ thông tin liên quan đến hoạt động của cổ phiếu được công bố vào sau giờ giao dịch ngày hôm nay như có báo cáo kết quả kinh doanh đột biến, các tin tức liên quan đến hội đồng quản trị, mua bán sáp nhập, phá sản, vv…và các tin tức kinh tế gây sốc, chấn động cho chị trường chứng khoán cũng gây ra lượng lớn người tham gia mua/bán ồ ạt làm giá bị đẩy lên xuống quá mức. Hoặc cũng có thể cổ phiếu bị đội lái làm giá để gom hàng là những tình huống phổ biến dẫn đến giá tăng giảm quá mức. Ngoài ra, các tin đồn, thông tin không xác thực cũng có ảnh hưởng sốc đến giá cổ phiếu.
Khi giá tăng vọt lên thì gọi là Gap tăng giá (Gap Up). Ngược lại, trường hợp giá cổ phiếu giảm xuống gọi là Gap giảm giá (Gap Down).
Khoảng trống trong biểu đồ giá cổ phiếu có xu hướng được lấp đầy. Điều đó nghĩa là, nếu một cổ phiếu có khoảng GAP, thì giá cổ phiếu có xu hướng quay trở lại trung bình và lấp đầy khoảng trống. Đây gọi là “lấp GAP”.
Điều này cũng đúng với cả GAP up và GAP down. Tất nhiên, không phải tất cả các khoảng GAP đều được lấp đầy và một số đảo chiều kết thúc bằng các mô hình tiếp tục. Nhưng phần lớn xu hướng là một cổ phiếu sẽ được lấp đầy khoảng trống. Lấp GAP là một xu hướng xảy ra đủ thường xuyên trên biểu đồ giá để NĐT phải chú ý đến.
Việc lấp GAP có thể xảy ra vì nhiều lý do. Trong nhiều trường hợp, khoảng GAP được lấp đầy vì GAP ban đầu là phản ứng thái quá đối với tin tức. Sau báo cáo thu nhập, các khoảng trống thường được lấp đầy khi các nhà đầu tư đã bình tĩnh và tìm hiểu kỹ vấn đề hơn.
Các khoảng trống cũng có thể được lấp đầy vì lý do kỹ thuật là áp lực giữa phe mua và phe bán. Đối với GAP Down, nếu phe mua áp đảo đủ để đẩy giá lên cao hơn, thì có thể sự mất cân bằng sẽ tự giải quyết và lấp đầy khoảng trống.
Tương tự, với GAP Up nếu áp lực bán đủ mạnh để đẩy giá xuống thấp hơn, có thể giúp lấp đầy khoảng trống và tạo ra các mức hỗ trợ hoặc kháng cự.
Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này vì giá cổ phiếu được xác định bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm điều kiện thị trường, hoạt động của công ty và các sự kiện tin tức toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều NĐT vẫn tin rằng khoảng trống giá cổ phiếu cuối cùng thường được lấp đầy, giá sẽ tăng hoặc giảm để thu hẹp khoảng cách.
Niềm tin này dựa trên ý tưởng rằng cổ phiếu có xu hướng di chuyển theo chu kỳ và khoảng hở GAP được tạo ra khi giá cổ phiếu vượt ra khỏi phạm vi bình thường. Thông thường giá sẽ có xu hướng quay trở về các vùng này để kiểm tra lại nhằm xác định cụ thể xu hướng giá hiện tại trước khi tiếp tục giảm hoặc tăng.
Nếu một cổ phiếu có khoảng hở GAP Up và không được lấp đầy, thì khoảng GAP này là xu hướng tăng giá vì nó cho thấy người mua sẵn sàng trả giá cao hơn. Ngược lại, nếu một cổ phiếu có GAP Down và không được lấp đầy, thì khoảng GAP này là xu hướng giảm vì nó cho thấy rằng người bán sẵn sàng bán với giá thấp hơn.
GAP có được lấp đầy hay không cuối cùng được xác định bởi các điều kiện thị trường, hiện tượng lấp GAP có thể xảy ra hoặc là không, có thể được lấp đầy hoặc lấp một phần, và thời gian lấp GAP có thể trong phiên giao dịch hoặc sau một vài ngày sau đó từ thời điểm GAP hình thành.
Có 4 loại Gap chính có thể xảy ra trên biểu đồ giá cổ phiếu: Gap phổ biến, Gap đột phá, Gap tiếp diễn và Gap cạn kiệt.
Gap phổ biến (Common Gap) xảy ra khi giá cổ phiếu dao động trong các phạm vi hẹp, có thể lấp đầy và lặp lại theo xu hướng cũ. Và cũng thường xảy ra ở những cổ phiếu có tính thanh khoản thấp.
Common Gap thường xảy ra thường xuyên mà không có xu hướng hoặc sự kiện cơ bản. Vì vậy Common Gap mang tín hiệu rất yếu không phản ánh nhiều ý nghĩa đối với việc phân tích, thường không mang lại cơ hội giao dịch thú vị cho nhà đầu tư.
Gap đột phá (Breakaway Gap) là Gap phá vỡ xu hướng, vượt lên trên mức kháng cự hoặc dưới mức hỗ trợ. Những Breakaway Gap sẽ thường không được lấp đầy, vì chúng thể hiện những thay đổi đáng kể trong tâm lý nhà đầu tư mà khó có thể đảo chiều. Nếu xuất hiện Gap tăng giá thì Gap đột phá được coi như là điểm hỗ trợ, ngược lại nếu xuất hiện sự xuống giá thì Gap này đóng vai trò như một điểm kháng cự.
Gap đột phá xảy ra khi thị trường xuất hiện các thông tin, sự kiện bất thường khiến nhà đầu tư thay đổi tâm lý nhanh chóng, có thể kéo xu hướng giá đi lên hoặc xuống.
Gap tiếp diễn (Continuation Gap) cho thấy sự tăng tốc của một mô hình tăng giá hoặc giảm giá theo cùng một hướng. Nhà đầu tư có thể tìm cách đi theo xu hướng với Gap tăng giá hoặc đặt điểm cắt lỗ ngay bên dưới Gap xuống giá. Trong một số trường hợp, những Continuation Gap có thể lấp đầy nếu không có đủ áp lực mua/bán để đẩy giá cổ phiếu qua mức hở trước đó. GAP tiếp diễn nếu có kích thước không quá lớn sẽ xác nhận tính bền vững của xu hướng. Bất kỳ biến động chênh lệch giá hoặc chênh lệch cực đoan nào cũng có thể báo trước sự thay đổi động lực của người mua và người bán.
Gap cạn kiệt (Exhaustion Gap) trông giống với breakaway Gap, nhưng Exhaustion Gap báo hiệu một sự đảo ngược xu hướng sắp tới. Gap cạn kiệt thường xảy ra với khối lượng giao dịch thấp, có thể do tâm lý đám đông của các nhà đầu tư chạy theo xu hướng hoặc xảy ra vào cuối một đợt tăng giá mạnh khi khối lượng giảm dần. Trong khi đó Breakaway Gap xảy ra với khối lượng giao dịch cao.
Những khoảng GAP này thường sẽ được lấp đầy khi các nhà đầu tư thực hiện “chốt lời” hoặc bán tháo cổ phiếu. Do đó, các nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ theo dõi sự đảo ngược và vào vị trí ngược lại với xu hướng trước đó, chốt lời hoặc cắt lỗ.
Khi giao dịch với GAP để đem lại hiệu quả cao nhất thì nhà đầu tư ngoài việc xác định được khoảng thời gian GAP được lấp đầy mà còn cần xác định GAP đang nằm trong mức kháng cự hay vùng hỗ trợ hoặc các mô hình nến phổ biến nào không.
Nếu GAP trùng với những mức cản đó thì tên có xu hướng GAP được lấp đầy và giá sẽ quay trở lại, đồng thời xác nhận lại xu hướng chính xác trước khi tiếp tục đến giai đoạn tăng hoặc giảm theo xu hướng đó.
Nếu GAP thuộc vào 2 dạng thường gặp là Continuation GAP và Exhaustion GAP thì khả năng được lấp đầy là rất lớn. Do đó, việc nhận biết được các loại GAP này sẽ rất hữu ích đối với các nhân đầu tư trong giao dịch.
Nhà đầu tư nên kết với các chỉ báo RSI, MACD, chỉ báo OBV để ra quyết định phù hợp.
Powered by Froala Editor
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/gap-viet-tat-cua-tu-gi-a49822.html