Copywriter là gì? Những công việc của một Copywriter

Với sự phát triển của xã hội, nhiều loại hình nội dung mới như ảnh, video, bài viết là những công cụ tiếp thị tuyệt vời cho các doanh nghiệp. Người tạo dựng lên những nội dung này chính là các Copywriter. Vậy Copywriter là gì và những công việc của họ ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết này.

Copywriter là gì?

Copywriter phải làm gì?
Copywriter phải làm gì?

Copywriter là người làm công việc Copywriting. Copywriting được hiểu là công việc viết các nội dung được sao chép một cách có chọn lọc từ các tài liệu khác để phục vụ mục đích tiếp thị, quảng cáo. Các sản phẩm Copywriting được sử dụng để quảng bá thương hiệu, thúc đẩy quá trình mua hàng, điều hướng khách hàng… Một Copywriter có thể đảm nhiệm công việc tạo ra rất nhiều nội dung khác nhau như, slogan, hình ảnh, video,… chứ không đơn thuần chỉ là nội dung của bài viết.

Copywriter luôn sở hữu một tiếng nói, một phong cách làm việc của riêng mình. Tuy nhiên, một Copywriter là người truyền tải thông điệp, tiếng nói của doanh nghiệp. Do đó, Copywriter cần phải điều chỉnh tiếng nói của mình cho thật phù hợp với tiếng nói của doanh nghiệp bởi mục tiêu cuối cùng là gây được thiện cảm với khách hàng.

Vai trò của một Copywriter với doanh nghiệp là rất quan trọng. Không chỉ đảm nhận việc tạo ra các nội dung, một Copywriter còn phải lên kế hoạch, lịch trình cụ thể để định hướng các nội dung, chiến dịch một cách hiệu quả. Do đó, hình ảnh của công ty trong khách hàng ra sao phụ thuộc rất nhiều vào Copywriter.

Vậy Copywriter và Content Writer có gì khác biệt

Nhiều người vẫn luôn lầm tưởng rằng Copywriter và Content Writer là một vì tính chất công việc khá giống nhau và đều tạo ra nội dung. Tuy nhiên, công việc của Copywriter rộng hơn Content Writer rất nhiều.

Công việc của Content Writer hầu như phục vụ mục đích chính là xây dựng các nội dung dài và có tính chuyên sâu. Các sản phẩm này chủ yếu được sử dụng cho website, landing hay các kênh mạng xã hội để thu hút traffic. Bài viết mà bạn đang đọc cũng chính là sản phẩm của Content Writer.

Vậy Copywriter và Content Writer có gì khác biệt?
Vậy Copywriter và Content Writer có gì khác biệt?

Với Copywriter công việc mà họ đảm nhận có thể bao hàm cả Content Writer, thậm chí, đôi khi sản phẩm của cả hai là giống nhau. Tuy nhiên, như đã nói ở trên Copywriter còn phải định hướng nội dung, lên kế hoạch cụ thể để việc truyền thông được tốt nhất, thể hiện rõ ràng tiếng nói doanh nghiệp. Chính vì vậy, có thể xem như Copywriter là một bậc cao hơn trên con đường phát triển của Content Writer.

Phân loại Copywriter theo trình độ

Có khá nhiều cách để phân loại Copywriter như phân loại theo nơi làm việc hay theo nội dung mà họ tạo ra. Tuy nhiên, chúng ta sẽ phân loại các Copywriter theo trình độ để cho những ai đang có mong muốn theo đuổi công việc này có một cái nhìn rõ hơn về lộ trình công việc và phát triển.

Cấp bậc đầu tiên là Intern Copywriter. Đây là cấp bậc mà các bạn sinh viên lần đầu bước chân vào tìm hiểu về công việc của một Copywriter đảm nhiệm. Công việc của một Intern chủ yếu là hỗ trợ và học hỏi kinh nghiệm từ những người đã có kinh nghiêm.

Junior Copywriter chính là cấp bậc tiếp theo trên con đường phát triển. Lúc này, bạn sẽ bắt đầu được bắt tay vào lên kế hoạch nội dung, nghiên cứu chiến lược hay cập nhật các xu hướng mới để bắt trend.

Senior Copywriter là cấp bậc kế sau Junior với công việc nhiều hơn và lúc này bạn sẽ trở thành một trong những thành phần nòng cốt của team. Một Senior sẽ được làm việc với khách hàng, lắng nghe những chia sẻ của khách hàng để từ đó chỉnh sửa kế hoạch kế hoạch cho thật phù hợp.

Một trong những vị trí được rất nhiều Copywriter phấn đầu chính là Content Manager. Ở mức độ này, bạn đã là một trong những nhân tố rất quan trọng với công ty. Các hoạt động lên kế hoạch, tổ chức các chiến dịch sẽ do bạn đảm nhiệm. Hàng tháng, bạn sẽ phải có những bảng báo cáo chi tiết tiến độ và các hoạt động của team.

Bạn cũng có thể phân loại các Copywriter theo công việc
Bạn cũng có thể phân loại các Copywriter theo công việc

Cuối cùng chính là vị trí Content Director. Ở vị trí này, bạn sẽ là người lên chiến lược, xét duyệt các kế hoạch của Content Manager cũng như trình bày các chiến lược với toàn công ty. Bạn cũng sẽ là người quản lý chung cho cả bộ máy các Copywriter và quyết định xem quyền lợi của mỗi cá nhân dựa trên nỗ lực của họ.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tính thêm Freelance Copywriter là một mức độ thăng tiến nằm ngoài phạm trù trên. Một Freelance Copywriter có thể làm việc tại bất cứ đâu và hoạt động vô cùng tự do. Bạn cũng có thể thành lập một nhóm những người giống như mình hoặc hoạt động độc lập tùy theo nhu cầu.

Trên đây là những giải đáp về Copywriter là gì cũng như những trình độ mà một người làm Copywriter có thể phấn đấu và phát triển. Nếu bạn đang tìm hiểu về marketing và có mong muốn trở thành một người làm Digital Marketing Full stack mà vẫn chưa tìm được địa chỉ đào tạo như ý, hãy tham khảo ngay khóa đào tạo của FPT Skillking tại địa chỉ skillking.fpt.edu.vn. Với đội ngũ giáo viên đều là những người làm việc lâu năm trong ngành, kết hợp với giáo trình chuẩn quốc tế sẽ giúp cho bạn dễ dàng bước chân vào thị trường việc làm đầy dẫy tiềm năng và cơ hội.

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/cong-viec-copywriter-a50842.html