Măng le rừng là loài cây chung họ với cây tre nứa, được trồng chủ yếu ở vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên. Măng le rừng hay xuất hiện khoảng đầu mùa mưa.
Đây là loài cây có sức sống dẻo dai và phát triển mạnh mẽ. Chồi non sẽ mọc lại sau mỗi trận mưa kể cả khi bị đốt cháy. Măng le rừng được cho là có vị ngon nhất trong số các loại măng nhờ những đặc điểm như đặc ruột, vị ngọt và bùi.
Măng le rừng
Măng le rừng phân bố chủ yếu ở vùng núi, gồm núi Phú Cường, Tây Nguyên, núi Dinh. Ngoài măng le thì những địa danh cũng có những đặc sản nổi tiếng khác. Núi Phú Cường có những hàng cây thốt nốt xanh mướt, tuyệt đẹp.
Tây Nguyên nắng gió được biết đến không chỉ với những hạt cà phê thơm ngon, mà còn nhiều những cá lăng, heo rẫy nướng, gà nướng Bản Đôn,… Núi Dinh thì lại được nhắc tên nhiều với ốc và các loại hải sản.
Măng le rừng thường được chế biến thành nhiều những sản phẩm khác nhau trên thị trường hiện nay. Bạn có thể tùy mục đích sử dụng và nấu nướng để lựa chọn cho phù hợp.
Măng le tươi là món ăn khoái khẩu của nhiều người dân Tây Nguyên. Tuy nhiên măng le tươi nên ăn ngay, không nên để lâu sẽ hỏng. Măng le tươi có thể dùng luộc chấm nước mắm, cũng có thể thêm đậu phộng và gia vị vào xào để ăn cơm. Bạn cũng có thể dùng măng tươi kho thịt, nấu chua, hầm xương cũng vô cùng hấp dẫn.
Măng le tươi
Măng tre khô là những miếng măng le tươi được cắt nhỏ và phơi khô. Măng khô tuy không ngon bằng măng tươi nhưng hương vị lại đậm đà, có độ ngọt và giòn nhất định. Măng le khô có thể làm quà biếu tặng vì dễ bảo quản, thành phần dinh dưỡng cao.
Măng le khô
Măng le ngâm chua lại là món ăn hấp dẫn, nấu canh chua hay ăn sống đều giòn, ngon và lạ miệng. Bạn có thể thử măng le rừng muối Kim Hằng ngon, giòn với vị chua vừa phải, chế biến được thành nhiều món ăn ngon.
Măng le ngâm chua
Thành phần dinh dưỡng trong măng le cao, có khả năng phòng và điều trị các bệnh liên quan hô hấp, tim mạch ở người.
Măng le rừng cung cấp nguồn chất xơ dồi dào giúp giảm cholesterol trong máu. Người ăn kiêng dùng măng le rừng không sợ thừa chất béo hay quá tải calo.
Hàm lượng carbohydrate và đường trong măng le khá thấp nhưng các dưỡng chất (kali, selen,…) lại chiếm tỉ lệ cao. Sử dụng măng le thường xuyên đào thải cholesterol xấu, tăng tuần hoàn máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Măng rừng có lợi cho sức khỏe
Măng le có thể giúp phòng và điều trị bệnh liên quan hô hấp như khó thở, hen suyễn, viêm phế quản. Thực phẩm này cũng giúp kháng khuẩn, hỗ trợ hoạt động của dạ dày và hệ tiêu hóa. Bạn có thể luộc măng cùng chút mật ong có thể chữa long đờm hiệu quả.
Chuẩn bị 15 phútThực hiện 25 phútDành cho 2 - 3 người
Măng le rừng có thể làm canh cá diêu hồng nấu măng chua ngon chuẩn bị cho bữa tối ấm cúng. Tô canh cá béo ngậy, hấp dẫn. Cá diêu hồng tươi với thịt mềm, măng giòn sựt sựt mà không hề bị tanh cân bằng vị giác. Nước canh cũng ngọt nhẹ, thêm chút vị chua hài hòa hấp dẫn.
Lẩu gà măng chua
Cách làm lẩu gà măng chua thơm ngon đơn giản ngay tại nhà bạn có thể sẽ thích. Nước dùng lẩu ngọt ngọt, chua chua hấp dẫn. Thịt gà mềm thơm, măng giòn giòn có độ chua vừa phải. Bạn ăn chung với bún tươi hoặc mì trong những ngày thời tiết hơi se lạnh thì không còn gì bằng!
Chuẩn bị 15 phútThực hiện 40 phútDành cho 2 - 3 người
Nếu bạn chưa biết cách nấu vịt với măng chua đúng điệu thì cùng nghe Dì 10 chỉ cách nấu vịt măng chua thơm ngon miền tây nha. Bát canh vịt nóng hổi tỏa mùi thơm nức mũi. Nước dùng sánh và đậm vị của măng chua, hành ngò, thịt vịt. Bạn có thể ăn cùng cơm nóng để tăng thêm sự ngon miệng và độ ngon của món ăn.
Chuẩn bị 10 phútThực hiện 20 phútDành cho 2 - 3 người
Cách làm ếch xào măng thơm ngon hấp dẫn, không bị tanh, bạn có thể tham khảo công thức của Bách hóa XANH nhé! Đĩa ếch xào măng màu vàng nghệ bắt mắt và thơm ngon. Thịt ếch rất đằm vị, có độ ngọt xen lẫn vị chua chua kích thích của măng. Thịt ếch nấu cùng măng không dai mà giòn giòn, ăn lạ miệng hấp dẫn.
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/mang-le-rung-a51572.html