Với tình hình chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, việc quản lý chi tiêu cá nhân trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Khi không biết cách kiểm soát ngân sách hàng ngày sao cho hợp lý, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng bấp bênh về tài chính. Trong bài viết này, Home Credit chia sẻ 7 bí quyết để kiểm soát các khoản phí sinh hoạt, giải trí, tiết kiệm... giúp bạn quản lý chi tiêu một cách hiệu quả. Cùng khám phá ngay ngay!
Bài viết liên quan:
Quản lý chi tiêu cá nhân là kỹ năng cần thiết trong xã hội hiện đại
Quản lý chi tiêu cá nhân là quá trình lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát các khoản thu chi của bản thân nhằm:
>>> Xem thêm: 5 mục tiêu tài chính cho tuổi 20 để trở nên giàu có
Quản lý chi tiêu cá nhân là lên kế hoạch, sắp xếp và phân chia nguồn tiền vào những khoản hợp lý
Để quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả, điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần làm là theo dõi chặt chẽ từng khoản chi. Việc ghi chép chi tiết mọi khoản thu, chi, dù là nhỏ nhất, sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về thói quen tiêu dùng của bản thân. Từ đó, bạn dễ dàng phát hiện những khoản chi tiêu không cần thiết, điều chỉnh kế hoạch và đưa ra quyết định tài chính thông minh hơn.
Bạn nên ghi chép chi tiêu thường xuyên để kiểm soát dòng tiền ra vào chặt chẽ nhất
Sau khi đã nắm rõ thói quen chi tiêu của mình, bước tiếp theo là lên một kế hoạch chi tiêu cụ thể. Hãy chia các khoản chi tiêu thành từng hạng mục như ăn uống, nhà cửa, đi lại, giải trí và tiết kiệm. Việc đặt ra ngân sách giới hạn cho từng hạng mục sẽ giúp bạn kiểm soát chi tiêu hiệu quả hơn, tránh tình trạng tiêu xài quá mức.
Lập ngân sách cho từng khoản nhà ở, ăn uống... giúp bạn kiểm soát chi tiêu hiệu quả hơn
Áp dụng các nguyên tắc chi tiêu hiệu quả không chỉ kiểm soát nguồn tiền tốt hơn mà còn dự trù được các khoản tiết kiệm dài hạn, giúp bạn giảm thiểu rủi ro tài chính tương lai. Dưới đây là 4 quy tắc quản lý chi tiêu cá nhân phổ biến được nhiều người lựa chọn:
2.3.1. Quy tắc 50/30/20
50/30/20 là quy tắc quản lý chi tiêu cá nhân đơn giản và hiệu quả được phát minh bởi nhà tài chính Elizabeth Warren. Đúng như cái tên thể hiện, quy tắc 50/30/20 sẽ chia thu nhập của bạn thành 3 phần:
>>> Xem thêm: Quy tắc 50/20/30 trong quản lý tài chính cá nhân
Với quy tắc quản lý chi tiêu cá nhân 50/30/20, bạn sẽ dành 20% thu nhập cho tiết kiệm và đầu tư
2.3.2. Phương pháp 6 chiếc lọ tài chính
So với quy tắc 50/30/20, công cụ 6 chiếc lọ tài chính của doanh nhân người Canada Harv Eker được đánh giá là chi tiết và trực quan hơn. Theo đó, mỗi chiếc lọ sẽ tượng trưng cho mục tiêu tài chính khác nhau, từ ngắn hạn đến dài hạn. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn hình dung cụ thể về phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân độc đáo này.
>>> Xem thêm: Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính: Bí quyết quản lý tiền thông minh
2.3.3. Phương pháp bìa thư
Phương pháp bìa thư là một cách quản lý chi tiêu cá nhân bằng tiền mặt truyền thống nhưng vẫn rất hữu ích ở hiện nay. Thay vì sử dụng thẻ ngân hàng, bạn sẽ chia nhỏ số tiền cần dùng trong tháng vào các phong bì riêng biệt, mỗi bìa thư đại diện cho một khoản chi cụ thể như ăn uống, tiền nhà, du lịch, tiết kiệm... Khi trực tiếp nhìn thấy số tiền mặt trong mỗi phong bì, bạn sẽ ý thức hơn trong việc tiêu tiền và dần dần đưa ra được những quyết định chi tiêu hợp lý.
>>> Xem thêm: Thay đổi cuộc sống với 8 cách tiết kiệm tiền của người Nhật
Phương pháp bìa thư giúp bạn ý thức hơn trong việc chi tiêu
2.3.4. Công thức 9-1 của người Do Thái
Quy tắc 9-1 là một phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân thông minh được người Do Thái áp dụng từ lâu. Theo đó, bạn chỉ nên tiêu xài tối đa 90% thu nhập và dành 10% còn lại để tiết kiệm. Ví dụ, hôm nay bạn kiếm được 100.000 VNĐ từ công việc hiện tại, bạn phải "bỏ heo" 10.000 VNĐ. Kiên trì trong thời gian dài, bạn sẽ có một khoản tiết kiệm đáng kể cho bản thân.
Bạn nên dành một khoản tiết kiệm nhất định để dự phòng cho bản thân
So với các phương pháp quản lý truyền thống, nhiều ứng dụng hiện đại ngày nay được thiết lập nhiều tính năng hiện đại, giúp bạn kiểm soát chi tiêu hợp lý và khoa học.
Trong đó, ứng dụng Home Credit - Tài chính số Online hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề tài chính cấp tốc khi cung cấp khoản vay linh hoạt, tiết kiệm chi phí hơn với nhiều ưu đãi hấp dẫn,... Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng quản lý ngân sách cá nhân trong những tình huống cấp bách và chủ động hơn trong việc kiểm soát tài chính.
>>> Xem thêm: Top 13 app quản lý chi tiêu thông minh, dễ dùng nhất 2024
Sử dụng các app quản lý chi tiêu cá nhân để dễ dàng lập kế hoạch ngân sách
Mọi người thường hay quên thanh toán các loại hóa đơn đúng hạn và cho rằng không ảnh hưởng gì tới tài chính cá nhân. Tuy nhiên, nếu bạn thanh toán hóa đơn trễ hạn, bạn sẽ phải chịu phí phạt. Chính những phí phạt nhỏ lẻ phát sinh liên tục trong tháng sẽ ảnh hưởng tới các khoản chi còn lại, dẫn đến mất cân bằng tài chính.
Bên cạnh đó, việc thanh toán trễ hạn còn khiến bạn bị liệt vào "danh sách đen" tín dụng và khó tiếp cận với các khoản vay trong tương lai. Do đó, bạn nên tạo nhắc lịch thanh toán hoặc sử dụng tính năng thanh toán tự động để không bỏ lỡ bất kỳ hóa đơn nào.
Bạn nên thanh toán hóa đơn đúng hạn để không chịu phí phạt
Các dịch vụ như truyền hình cáp, gym, internet/3G/4G,... dù mang lại nhiều tiện ích, nhưng bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của mình. Ví dụ, nếu ngân sách eo hẹp, bạn nên tạm dừng việc đi gym và tập luyện tại nhà, hoặc chuyển sang gói internet/3G/4G có dung lượng thấp hơn. Việc giảm bớt các khoản chi không cần thiết sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.
Bạn có thể giảm một số khoản phí định kỳ để quản lý chi tiêu cá nhân tốt hơn
Tiết kiệm tiền là hoạt động không thể thiếu để quản lý tài chính hiệu quả, giúp bạn có tiền dự phòng để đối phó với những sự cố bất ngờ trong tương lai. Một trong những cách tiết kiệm tiền thông minh là mở tài khoản tiết kiệm online tại các công ty tài chính hoặc ngân hàng. Cách này không chỉ quản lý chi tiêu cá nhân tiện lợi và an toàn mà còn giúp bạn có thêm lợi nhuận từ số vốn ban đầu.
Bắt đầu tiết kiệm ngay từ bây giờ nếu bạn muốn đạt mục tiêu tài chính
Quản lý chi tiêu cá nhân là một quá trình cần sự kiên trì và nỗ lực. Với 7 cách được chia sẻ trong bài viết này, bạn hoàn toàn biết cách lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát tối ưu từng khoản thu chi. Hãy nhớ rằng, thành công không đến một sớm một chiều mà là kết quả của quá trình nỗ lực không ngừng. Đừng quên theo dõi blog Tài chính số toàn diện của Home Credit để cập nhật những mẹo hay về tài chính nhé!
-
Home Credit- Tài chính số toàn diện
Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ 16 triệu khách hàng trên cả nước.
Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:
Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline tư vấn:
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/quan-ly-chi-tieu-ca-nhan-a51889.html