10 cách bố trí bếp chữ L tiện nghi giúp tối ưu không gian bếp

Chọn cách bố trí phù hợp với căn bếp là chìa khóa vàng giúp gia chủ dễ dàng biến không gian bếp thành nơi tuyệt vời để thư giãn trong ngày. Ý tưởng nhà bếp chữ I một trong những phong cách bố trí truyền thống và đầy tiện nghi, bởi sự linh hoạt trong cách sắp xếp phụ kiện bếp, tối đa không gian lưu trữ cùng với đó khiến người nội trợ không có cảm giác căn bếp quá kín. Mời gia chủ cùng Tân Kỷ Nguyên khám phá ngay 10 cách bố trí bếp chữ L giúp tối ưu không gian bếp qua bài viết ngày hôm nay.

Cách bố trí bếp chữ L tiện nghi
Cách bố trí bếp chữ L tiện nghi giúp tối ưu không gian bếp

1. Lợi ích khi bố trí bếp chữ L

Sẽ thật tiện lợi biết bao khi gia chủ bố trí căn bếp của mình theo hình chữ L. Bởi:

1 - Lựa chọn tốt nhất cho không gian lưu trữ: Bếp chữ L giúp gia chủ bố trí 1 tủ bếp trên kèm một tủ bếp dưới chạy dọc theo bức tường căn bếp. Cùng với đó, gia chủ có thể thiết kế để thêm bàn bếp chữ L để những vật dụng cồng kềnh như xoong nồi.

2 - Cho phép nhiều không gian nấu nướng: Bố trí bếp chữ L tạo ra bề mặt không gian nấu thoáng đãng, người nội trợ dễ dàng di chuyển qua lại trong quá trình trình chế biến đồ ăn.

Bố trí bếp chữ L
Bố trí bếp chữ L tạo ra bề mặt không gian nấu thoáng đãng

3 - Linh hoạt, dễ dàng thay đổi: Nếu trong quá trình nấu nướng, gia chủ muốn bỏ hoặc thêm một tủ bếp vẫn không ảnh hưởng đến bố cục nhà bếp và các đồ nội thất khác.

4 - Có thể thêm bồn rửa không gian bếp: Bếp chữ L thường có hai cạnh đối diện nhau, do đó để quy trình nấu ăn được tối ưu, gia chủ có thể thiết kế thêm một bồn rửa.

5 - Tính thẩm mỹ cao: Tùy vào nhu cầu của gia chủ mà các phụ kiện tủ bếp sẽ phù hợp với căn bếp chữ L có nhiều phong cách đa dạng, màu sắc hiện đại.

Bố trí bếp chữ L
Bố trí bếp chữ L mang lại rất nhiều tiện ích cho gia chủ

Bếp chữ L có nhiều tiện ích là vậy, tuy nhiên để bố trí đồ nội thất khoa học, phù hợp với không gian bếp chữ L là điều không hề dễ dàng. Mời gia chủ đọc phần tiếp theo để có đa góc nhìn cho việc bố trí phụ kiện bếp hình chữ L.

Có thể bạn quan tâm: Bật mí 6 cách bố trí bếp chữ i cho căn bếp nhỏ xinh

2. 10 cách bố trí bếp chữ L cực tiện nghi

Ngay bên dưới là 10 cách bố trí bếp chữ L vô cùng tiện nghi giúp tận dụng tối đa không gian bếp gia đình.

2.1. Cách bố trí bếp chữ L theo nguyên tắc luồng công việc

Việc nấu nướng luôn theo một quy trình nhất định. Người nội trợ sẽ cần ít nhất 5 khu vực để tối ưu quá trình này bao gồm: nơi chứa thực phẩm; nơi để vật dụng chế biến như: thớt, dao,…; nơi rửa thực phẩm; nơi sơ chế thực phẩm và nơi chế biến. Do vậy, bàn bếp chữ L cần bố trí theo nguyên tắc luồng công việc nấu nướng để thuận tiện nhất trong quá trình người nội trợ nấu ăn.

Bố trí bếp chữ L theo nguyên tắc luồng công việc
Bố trí bếp chữ L theo nguyên tắc luồng công việc của người nội trợ

2.2. Cách bố trí tủ bếp chữ L theo nguyên tắc “tam giác”

Trong quá trình nấu nướng, người nội trợ sẽ thuận tay hoạt động theo ba vị trí chính theo hình tam giác trong căn bếp. Mỗi góc tam giác, gia chủ bố trí 1 bếp nấu, khu vực sơ chế và cuối cùng là bồn rửa tương ứng với 3 góc của căn bếp hình chữ L.

Bố trí bếp chữ L theo nguyên tắc tam giác
Bố trí bếp chữ L theo nguyên tắc tam giác thuận tiện cho người nội trợ

2.3. Cách bố trí bếp chữ L với một cửa sổ

Đây là cách thực tế nhất để sử dụng hình chữ L và phổ biến nhất. Bằng cách để một bên của bếp chữ L cạnh cửa sổ, cạnh còn lại sẽ là nơi chứa bếp nấu, khu vực sơ chế và tủ bếp. Điều này sẽ giúp không gian căn bếp trông thoáng đãng, kích thích sự sáng tạo trong quá trình nấu nướng, mở rộng tầm nhìn. Đặc biệt cửa sổ có thêm hoa văn sẽ giúp tạo điểm nhấn đặc biệt cho khách đến chơi nhà.

Bố trí bếp chữ L gần với cửa sổ
Bố trí bếp chữ L gần với cửa sổ giúp không gian bếp thoáng đãng

2.4. Nhân đôi bố trí bếp chữ L

Nếu không gian còn rộng, gia chủ có thể chọn bố trí kết hợp khéo léo hai hình chữ L để tạo thành bếp chữ U. Quầy bếp chữ L nhỏ sẽ là nơi tích hợp thêm bộ bàn ghế, đồ ăn khi nấu xong sẽ được di chuyển đến đây, tiết kiệm không gian. Trong khi quầy bếp chữ L lớn phục vụ việc chế biến. Sử dụng thêm một khu bếp chữ L giúp tạo thêm một khu riêng biệt vừa đủ mà không tạo cảm giác xa cách với khu nấu nướng chính.

Nhân đôi thiết kế bếp chữ L
Nhân đôi thiết kế bếp chữ L tạo cảm giác gần gũi với khu bếp chính

2.5. Cách bố trí tủ bếp chữ L hợp phong thủy

Một trong những cách bố trí bếp chữ L được nhiều gia chủ quan tâm nhất chính là bố trí bếp hợp phong thủy. Dưới đây là một số lưu ý cho gia chủ:

Bếp chữ L hợp phong thủy
Bếp chữ L hợp phong thủy thu hút tài lộc cho gia chủ

2.6. Thiết kế bếp chữ L có bàn đảo

Cách bài trí bếp chữ L có bàn đảo cho phép nhiều người nấu ăn cùng nhau khi tổ chức tiệc tối hoặc bữa ăn gia đình. Ngược lại nếu không có một bàn đảo, gia chủ sẽ phải quay mặt đi với khách của mình khi đang bận chuẩn bị đồ ăn. Cách bố trí bếp chữ L có bàn đảo chỉ phù hợp với không gian bếp rộng rãi, gia chủ yêu thích tụ tập ăn uống tại gia.

Thiết kế bếp chữ L có bán đảo
Thiết kế bếp chữ L có bán đảo giúp gia chủ thỏa mãn nhu cầu tụ tập ăn uống

2.7. Tối đa hóa không gian lưu trữ bếp chữ L

Những chiếc tủ cao kịch trần, tủ dưới với không gian lưu trữ rộng trong nhà bếp hình chữ L là một cách tuyệt vời để tối đa hóa không gian lưu trữ. Với khoang tủ bếp trên, gia chủ nên sử dụng các phụ kiện tủ bếp như giá bát nâng hạ, máy hút mùi, giá bát cố định,… Ngược lại khoang tủ bếp dưới sẽ phù hợp với phụ kiện khác như thùng gạo thông minh, thùng rác, ngăn kéo bát đĩa, xoong nồi, …

Tên sản phẩm Hình ảnh Chức năng Giá tham khảo Giá bát nâng hạ Giá bát nâng hạ Thiết kế kệ 2 tầng đựng được rất nhiều bát đĩa, đồng thời giúp tiết kiệm không gian nhà bếp. 3.889.200 đ Giá bát cố định Giá bát cố định Đựng được nhiều bát đĩa cùng lúc. Khay hứng nước 1000mm bao phủ đáy tầng 2 giúp hứng nước đọng trên bát đĩa, tủ luôn trong tình trạng khô thoáng. 875.000 đ Thùng gạo thông minh Thùng gạo thông minh Thùng gạo có khả năng giữ trọn vẹn chất lượng gạo bởi khi đóng lại, nó sẽ ngăn cách hoàn toàn gạo, các loại hạt, ngũ cốc, … với môi trường không khí bên ngoài. 1.400.000 đ Thùng rác Thùng rác Thùng rác được thiết kế trong khoang tủ và gắn liền với cánh tủ giúp cho căn bếp trông gọn gàng, sạch sẽ 505.400 đ

2.8. Bố trí đèn sáng khu bếp chữ L

Nhà bếp được bố trí tủ bếp hình chữ L thường là hình vuông hoặc hình chữ nhật rộng, vì vậy ánh sáng nên tràn ngập khắp không gian một cách tự nhiên. Thế nhưng, đối với những ngày u ám, đèn chiếu sẽ tập trung thêm ánh sáng vào các khu vực nấu nướng chính của gia chủ và tạo ra ánh sáng trên mặt bàn. Và vì vậy, việc bố trí đèn sáng khu bếp chữ L là điều hết sức quan trọng gia chủ nên lưu ý.

Bố trí đèn sáng bếp chữ L
Bố trí đèn sáng bếp chữ L giúp không gian căn bếp thêm lung linh

2.9. Cách bố trí bếp chữ L sàn giật cấp

Nếu gia chủ có một nhà bếp hình chữ L không gian mở, hãy tạo ra sự ngăn cách giữa nhà bếp và khu vực sinh hoạt chung bằng các vật liệu lát sàn khác nhau, thậm chí các cấp sàn khác nhau. Cách bố trí bếp chữ L này sẽ giúp căn bếp thêm sinh động, tạo cơ hội để gia chủ thư giãn tối đa.

Thiết kế gạch phân cấp các không gian
Thiết kế gạch phân cấp các không gian sinh hoạt trong căn bếp

2.10. Bố trí đồ nội thất độc lập tạo căn bếp hình chữ L giả

Trong trường hợp gia chủ chưa thể thiết kế gian bếp chữ L ngay, hãy tận dụng đồ nội thất nhà bếp để tạo nên một căn bếp chữ L giả. Ví dụ: một tủ bếp dưới là chiều rộng của chữ L, khu vực rửa tay và rửa đồ ăn bố trí ở phần chiều dài còn lại.

Bố trí đồ nội thất độc lập
Bố trí đồ nội thất độc lập tạo căn bếp hình chữ L giả

Tìm hiểu thêm:

3. 4 lưu ý khi bố trí bếp chữ l

Việc bố trí căn bếp chữ L tiện nghi là vậy, tuy nhiên gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau:

>>> Tìm hiểu thêm kích thước tủ bếp chữ L phù hợp với chiều cao người Việt

4. Gợi ý 10 mẫu bố trí bếp chữ l tối đa không gian nhất

Chắc hẳn những thông tin vừa rồi, gia chủ đã một phần nào đó hiểu hơn về cách bố trí căn bếp chữ L. Để giúp gia chủ hiểu sâu và hình dung ra căn bếp chữ L ngoài thực tế. Tân Kỷ Nguyên mời gia chủ xem tiếp 10 mẫu bố trí bếp chữ L tối đa không gian nhất ngay bên dưới.

Mẫu bố trí bếp chữ L
Mẫu bố trí bếp chữ L theo hướng cổ điển
Thiết kế gian bếp chữ L
Thiết kế gian bếp chữ L chi tiết vị trí để phụ kiện nhà bếp
Công năng bếp chữ L đầy tiện nghi
Công năng bếp chữ L đầy tiện nghi
Các khu vực chính
Các khu vực chính được bố trí trong căn bếp chữ L
Bếp chữ L truyền thống
Bếp chữ L truyền thống kết hợp tông màu đen chủ đạo
Không gian bếp chữ L
Không gian bếp chữ L có phụ kiện tủ bếp trên và tủ bếp dưới hài hòa
Ví trí đặt phụ kiện tủ bếp chữ L
Ví trí đặt phụ kiện tủ bếp chữ L
Cách đặt vị trí khu vực theo nguyên tắc luồng công việc
Chi tiết về cách đặt vị trí khu vực theo nguyên tắc luồng công việc
Bố trí phụ kiện tủ bếp chữ L theo nhu cầu sử dụng
Bố trí phụ kiện tủ bếp chữ L theo nhu cầu sử dụng
Căn bếp chữ L với kích thước phù hợp
Căn bếp chữ L với kích thước phù hợp

Vừa rồi, chúng tôi đã chia sẻ 10 cách bố trí bếp chữ L cực tiện nghi giúp tối ưu không gian bếp. Hy vọng gia chủ sẽ lựa chọn được cho mình cách bố trí phù hợp. Nếu gia chủ vẫn còn điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với Tân Kỷ Nguyên và đội ngũ hỗ trợ theo thông tin dưới đây để được tư vấn.

Thông tin liên hệ: CÔNG TY CP ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI TÂN KỶ NGUYÊN

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/cach-bo-tri-bep-va-chau-rua-chu-l-a5279.html