Lan cẩm cù là một loại cây thuộc thân leo và thường được trồng tại ban công, bờ tường, sân vườn để làm đẹp và tạo hương thơm cho ngôi nhà. Để lan cẩm cù có thể ra hoa nhanh và nhiều bạn cần có cách trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật. Trong bài viết dưới đây, Shop hoa tươi Sunny sẽ chia sẻ cách trồng và chăm sóc lan cẩm cù ra hoa nhanh, mời bạn tham khảo.
Lan cẩm cù hay còn gọi là lan sao hoặc lan cầu lông, với tên gọi khoa học là Hoya Carnosa thuộc họ thiên lý Asclepiadaceae có nguồn gốc xuất từ từ khu vực Đông Nam Á và Úc. Hiện nay lan cẩm cù được trồng phổ biến ở Việt Nam với hơn 40 loài hoa khác nhau.
Đây là loại cây dây leo thân mềm, có chiều cao trung bình từ 3 - 7m. Thân cây có màu nâu nhạt hoặc xanh và có nhiều đốt nhỏ. Tại phần đốt này sẽ có rễ cây mọc ra và có thể cắt từng đốt đem nhân giống thành cây mới.
Hoa lan cẩm cù có rất nhiều giống khác nhau như:
Hoa lan cẩm cù tượng trưng cho sự trọn vẹn, sum vầy và cuộc sống đầy đủ ấm no nên thường được dùng làm quà tặng người thân, bạn bè. Ngoài ra lan cẩm cù còn mang lại may mắn và thu hút tài lộc đến với gia chủ, phù hợp làn giàn cây trang trí hoặc trồng làm chậu hoa trưng Tết.
Bên cạnh việc trồng để trang trí sân vườn, lan cẩm cù còn có tác dụng trong y học giúp chữa các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản…Bởi cây có chứa lượng sterol glucoside hoyin từ 0.76 - 0.832%.
Xem thêm: Cây hoa lan tỏi - Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Lan cẩm cù là loại cây ưa sáng và rất dễ trồng, không yêu cầu chăm sóc hay có kinh nghiệm quá cao.
Thời gian thích hợp để trồng lan cẩm cù là vào tháng 2 - tháng 4 hoặc tháng 8 -tháng 10. Khoảng thời gian này khá mát, nhiệt độ trung bình và có nhiều ánh nắng mặt trời không quá gắt tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Hạt có thể thu thập từ trái đã già và chín. Quá trình trưởng thành của trái mất vài tháng để phát triển, từ giai đoạn già đến khi chín và khô. Khi trái chín khô, vỏ tự tách ra thành hai phần và hạt, được bao phủ bởi lông tơ, rơi xuống và được phát tán đi xa bởi gió. Để thu hoạch hạt khi trái đã chín và khô, ta nên bọc chúng bằng bao nylon.
Việc gieo hạt yêu cầu một hỗn hợp chất trồng giàu dinh dưỡng và đặc biệt là xốp để giúp rễ phát triển, cần được trồng ở nơi có bóng mát. Khi hạt đã phát triển thành cây với các lá riêng biệt, ta có thể chuyển chúng vào các chậu nhỏ riêng lẻ. Sau khi cây ổn định và trưởng thành, quá trình này có thể kéo dài tới 12 tháng, phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc.
Cẩm cù có thể nhân giống bằng phương pháp giâm lá trong hỗn hợp chất trồng và sử dụng thuốc kích thích ra rễ để tăng tốc quá trình phát triển rễ. Quy trình này gồm việc đặt lá cẩm cù ở góc 45o trong hỗn hợp chất trồng, sau đó lấp chất trồng phủ cuống lá. Lá cẩm cù phát triển rễ khá nhanh chóng, tuy nhiên để cây phát triển thành cây trưởng thành sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức.
Mặc dù việc nhân giống bằng phương pháp giâm lá có hiệu quả nhanh, nhưng việc nhân giống bằng thân dây thì lại đơn giản và dễ dàng hơn nhiều. Đây cũng là cách phổ biến và đảm bảo cây cẩm cù có sức khỏe và phát triển tốt. Kỹ thuật nhân giống này bắt đầu bằng việc chọn khúc thân dây đã cứng cáp, trưởng thành hoặc hơi già.
Tiếp theo, ta cắt một đoạn khoảng 3-4 đốt lá, ngắt lá ở đốt cuối và sử dụng chất kích thích ra rễ dạng bột hoặc nước để tăng cường quá trình phát triển rễ. Khúc thân dây được đặt trong hỗn hợp chất trồng giàu dinh dưỡng, thoáng khí và không giữ nước nhiều. Nơi trồng cây cũng cần được bảo quản mát mẻ và tưới nước đủ lượng. Sau một khoảng thời gian, các đốt lá sẽ phát triển mầm nhánh và từ đó tiếp tục phát triển thành cây cẩm cù trưởng thành.
Một số bệnh thường gặp ở lan cẩm cù là rệp, nhện phấn trắng, bệnh nứt gốc…Chính vì thế để phòng và chữa bệnh bạn nên trồng ở ngoài ban công, nơi có nhiều ánh nắng tự nhiên và sử dụng vôi, thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt sâu bệnh, nấm mốc lây lan.
Tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc lan cẩm cù phát triển khỏe mạnh và ra hoa nhanh hơn.
Các chất trồng phù hợp cho cây cẩm cù có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là chất trồng phải có độ xốp, thoáng khí và đủ dinh dưỡng. Một số chất trồng thích hợp bao gồm tro trấu, xơ dừa, mùn dừa, gỗ mục, hỗn hợp đất trồng cây bán sẵn, gạch vụn, đá bọt, đá non, đá perlite và phân bò khô. Để tạo thành hỗn hợp chất trồng, ta có thể sử dụng tỷ lệ phù hợp của các thành phần trên, ví dụ như 50% tro trấu, 30% xơ dừa, 10% gạch vụn và 10% phân bò khô..
Cẩm cù là một loài thực vật thích ứng với môi trường ẩm, có khả năng chịu đựng hạn hán nhưng lại rất nhạy cảm với việc tưới nước quá nhiều. Trong điều kiện bình thường, khi trồng cây trong chậu với lượng chất trồng vừa đủ, ta nên tưới nước mỗi tuần từ 1 đến 2 lần, tuỳ thuộc vào mùa. Tuy nhiên, khi trồng cẩm cù ngoài trời, không nên tưới nước vào mùa mưa vì điều này có thể gây ra hiện tượng ngấm úng và làm cây chết.
Thay vào đó, nên tưới nước khi chất trồng đã khô, và có thể tưới đến mức nước chảy ra ngoài theo lỗ thoát của chậu, nhưng đồng thời đảm bảo nước sẽ không cuốn theo cả chất trồng ra ngoài. Để đảm bảo sự thoát nước tốt, chậu trồng cây cẩm cù cần được thiết kế có lỗ thoát nước.
Cẩm cù thực sự không cần sử dụng phân bón một cách quá mức, vì nếu chất trồng đã đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cây có thể phát triển lâu dài và ổn định mà không cần đến phân bón. Tốt nhất là chỉ nên tưới phân qua lá, khoảng 1-2 lần mỗi tháng để đảm bảo cây nhận được một lượng dinh dưỡng cân đối.
Trong trường hợp ta thay chậu cho cây cẩm cù, không nên bón phân trong vài tháng sau khi thay chậu, cho tới khi cây đã ổn định và phát triển bình thường. Việc sử dụng quá nhiều phân bón có thể gây ra hiện tượng cây không trổ hoa.
Hầu hết cây cẩm cù thích ánh sáng tán xạ và cần mức ánh sáng thích hợp để thực hiện quang hợp và trổ hoa. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hình dáng và màu sắc của cây. Khi đặt cây ở nơi râm mát quá, cây có xu hướng ít ra hoa, lá sẽ mọc xanh tốt và thân dây sẽ phát triển mạnh. Ngược lại, khi đặt cây dưới ánh nắng mặt trời quá nhiều, cây sẽ phát triển chậm hơn, có thể ra hoa nhiều hơn nhưng lá sẽ chuyển màu sang vàng hoặc thậm chí đỏ.
Cách trồng cây cẩm cù phù hợp là dưới giàn có lưới che, ví dụ như dưới giàn phong lan, hoặc có thể trồng chung với cây phong lan dưới giàn. Trong thực tế, có một số nơi phù hợp để trồng cây cẩm cù như dưới hiên nhà có ánh sáng nhưng không trực tiếp ngoài ánh nắng mặt trời, dưới tán cây lớn, trồng chung với giàn hoa phong lan hoặc bên cửa sổ.
Độ ẩm và nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cẩm cù. Nếu môi trường cung cấp đủ độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng thích hợp, cây sẽ phát triển mạnh mẽ và ra hoa đều đặn quanh năm. Cây cẩm cù ưa thích môi trường có độ ẩm cao, do đó khi trồng và chăm sóc, tốt nhất nên tạo môi trường có độ ẩm và ánh sáng phù hợp để cây cho hoa và kết quả tốt nhất.
Xem thêm: Quy trình và kỹ thuật trồng hoa lan tường
Như vậy Shop hoa tươi Sunny vừa chia sẻ đến bạn cách trồng và chăm sóc lan cẩm cù ra hoa nhanh. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn, giúp bạn trồng và chăm sóc cây ra hoa thành công và tươi lâu nhất.
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/cay-lan-cam-cu-a52871.html