Khi đi xe đạp, có khi nào trong đầu bạn đặt ra câu hỏi: “Bản thân có thể đi xe đạp đạt được tốc độ tối đa là bao nhiêu không?”
Bài viết ngày hôm nay, phần nào sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn
Xe đạp là phương tiện không còn quá xa lạ đối với mỗi người dân Việt Nam. Trong mỗi gia đình phải có ít nhất một chiếc xe đạp cho dù xã hội ngày càng phát triển. Bởi vì Xe đạp mang lại nhiều ưu điểm nổi bật: Sự tiện dụng với chi phí thấp còn bảo vệ môi trường. Đặc biệt hơn cả, đi xe đạp còn được coi là môn thể thao nâng cao sức khỏe con người.
Theo một nghiên cứu các nhà Khoa học Đan Mạch kết hợp cùng với các chuyên gia y tế cộng động công bố năm 2021 chỉ ra rằng: Trong 1 tuần nếu Tổng thời gian bạn đi xe đạp 90 phút/tuần ( Chỉ khoảng 15 phút/ngày) nguy cơ đau thắt ngực hay đau tim sẽ giảm. Và tỷ lệ này giảm lên đến 24 % so với những người không vận động. Ngay cả ở những người chỉ đạp xe 30 phút hằng tuần (Khoảng 4 phút/ngày) cũng giảm tới 16 %. Một nghiên cứu khác ở Thụy Điền cũng chỉ ra những người luyện tập bằng xe đạp đều giảm 12-15% nguy cơ béo phì, cao huyết áp, cholesterol cao, đái tháo đường…
Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà đi xe đạp mang lại. Một môn thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe và dáng đẹp eo thon.
Vậy hãy cùng mình tìm hiểu Tốc độ tối đa khi đi xe đạp là bao nhiêu sẽ phù hợp và đem đến hiệu quả sức khỏe nhé!
Biết được tốc độ đi xe đạp bản thân sẽ giúp bạn đặt mục tiêu. Và tiến hành thực hiện để hoàn thành mục tiêu đó.
Theo một kết quả nghiên cứu: Trên mặt đường bằng phẳng, tốc độ trung bình đạt từ 27 đến 30 km/h. Tốc độ có thể đạt đến 40 đến 45 km/h và tối đa gần 60 km/h đối với những đoạn đua nước rút. Tuy nhiên, tốc độ này có thể thay đổi, tăng hoặc giảm phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính người đi xe đạp. Bạn có thể đi xe đạp với tốc độ tối đa như thế nào.
Một người nghiệp dư có thể đạt được tốc độ trung bình từ 16 km/h đến 22,5 km/h. Trong cự ly ngắn sẽ đạt khoảng là 25km/h. Chỉ vài tuần tập luyện, tốc độ sẽ được cải thiện lên khoảng 24 đến 32 km/h. Và sau vài tháng đạt 40 km/h là điều dễ dàng và thậm chí lên 50 km/h. Nam giới ở độ tuổi 20, tốc độ trung bình khi đi xe đạp đạt khoảng 15km/giờ và nữ giới khoảng 13km/giờ. Đối với những người cao tuổi, tốc độ tối đa phù hợp là khoảng 15km/h.
Trên là tốc độ trung bình được khuyến cáo áp dụng với người có sức khỏe bình thường.
Để đạt được tốc độ tối đa khi đi xe đạp, bạn cần biết đến ba yếu tố quan trọng. Đó là sức mạnh và độ bền; trọng lượng và lực cản.
Chân bạn đạp càng mạnh, xe bạn đi càng nhanh. Muốn vậy, cơ chân và cơ đùi phải thật mạnh mẽ, là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tốc độ đạp xe. Tuy nhiên bạn cần có cả sức bền. Nếu chỉ mạnh, chắc chắn bạn chỉ duy trì tốc độ cao ở một thời gian ngắn nhất định. Vì vậy, sức bền cũng đóng một vai trò trong tốc độ đạp xe.
Đó là lý do tại sao điều cần thiết là phải cải thiện sức chịu đựng của bạn. Khi đó, lượng oxy trong phổi gia tăng, sức bền phần nào được cải thiện.
Không chỉ là trọng lượng của bạn mà còn tính cả trọng lượng của xe đạp. Trọng lượng càng cao, trọng lực tác dụng xuống đất càng mạnh. Bạn càng chịu tác động của lực hấp dẫn càng lớn. Đó là lý do tại sao, xe đua có trọng lượng khá nhe. Những chiếc xe đua chuyên nghiệp nhẹ đến mức bạn dễ dàng nhấc lên bằng vài ngón tay. Điều này đến từ chất liệu cấu tạo lên các bộ phận. Đó là carbon, tiếp đến là Nhôm. Những chiếc xe đạp đua thường có câng nặng tới 10kg, mức trung bình là khoảng 8,1kg.
Lực cản, ma sát có thể làm bạn chậm lại. Đó là mật độ không khí, tốc độ gió.
Tư thế đi xe đạp của bạn cũng rất quan trọng. Tư thế cúi thấp người trên xe đạp, làm giảm diện tích tiếp xúc của cơ thể với môi trường. Từ đó giảm lực cản, tăng tốc dễ dàng hơn. Vì vậy, trong những cuộc đua, bạn không lạ gì chiến thuật nút gió hay cúi người thấp để tăng tốc về đích.
Quần áo và mũ bảo hiểm nên mặc thoải mái nhưng không phải là rộng thùng thình. Phần dư thừa này sẽ làm tăng lực cản cho bạn, khiến bạn chậm lại
Các yếu tố khác của xe đạp cũng có thể tạo ra lực cản. Ví dụ: hình dạng chai nước, kích thước và hình dạng phần mở rộng của tay lái, và hình dạng bánh xe có thể phân biệt giữa đi xe đạp nhanh và chậm.
XEM THÊM: 6 MẸO ĐI XE ĐẠP LO GÌ NẮNG NÓNG
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/toc-do-xe-dap-trung-binh-a53636.html