Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh là 2 loại giấy tờ pháp lý quan trọng mà doanh nghiệp phải có nếu muốn đi vào hoạt động một cách hợp pháp. Hầu hết cá nhân, tổ chức vừa thành lập đều chưa hiểu rõ 2 loại giấy này nên thường nhầm lẫn chúng là một. Dưới đây là các thông tin nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ bản chất của những giấy phép kinh doanh cũng như tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh hợp pháp, hiệu quả.
Giấy phép kinh doanh là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân hoặc tổ chức, cho phép họ được hoạt động kinh doanh trong một ngành nghề cụ thể theo quy định của pháp luật. Giấy phép này xác nhận doanh nghiệp đã tuân thủ các điều kiện pháp lý cần thiết và được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh theo đúng quy định.
Tuy nhiên, tên gọi này không thể hiện chính xác loại giấy tờ nhất định liên quan. Trong thủ tục thành lập và triển khai kinh doanh của doanh nghiệp, có 02 loại giấy tờ quan trọng doanh nghiệp cần đăng ký:
Vậy doanh nghiệp cần hiểu, Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ pháp lý cho phép các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp, đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định pháp luật hiện hành trong ngành nghề có điều kiện. Và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không thể được coi là giấy phép kinh doanh bởi đây là 02 loại giấy tờ khác biệt như đã giải thích ở trên.
Giấy phép kinh doanh (hay còn gọi là Giấy phép con) tiếng anh là Business License
✍ Xem thêm: Cách xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp hiệu quả
Đặc điểm của giấy phép kinh doanh:
Phạm vi
Giấy đăng ký doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp được thành lập và triển khai kinh doanh.
Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề không có điều kiện thì chỉ cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là doanh nghiệp đã được phép hoạt động kinh doanh
=>Mọi doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh. Khi có đủ cả 2 loại giấy phép, doanh nghiệp mới được phép hoạt động kinh doanh.
Giấy phép kinh doanh được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
=>Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì phải có giấy phép kinh doanh
Cơ quan cấp giấy phép
Đăng ký Công ty: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Đăng ký Hộ kinh doanh cá thể: Phòng chức năng của UBND cấp quận, huyện tại nơi kinh doanh.
Tùy vào ngành, nghề mà cơ quan cấp giấy phép sẽ khác nhau. Ví dụ, giấy phép ATVSTP sẽ do Bộ Công thương, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp. Giấy phép PCCC sẽ do Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC cấp.
Điều kiện để được cấp
Cần đảm bảo đủ 4 điều kiện sau:
Tùy vào từng ngành, nghề cụ thể mà yêu cầu về điều kiện cấp giấy phép sẽ không giống nhau. Khi đó, điều kiện cấp giấy phép kinh doanh có thể là: về cơ sở vật chất, về chứng chỉ hành nghề, bằng cấp, vốn điều lệ, vốn ký quỹ hoặc người đại diện pháp luật…
Thời hạn
Hiện tại, luật không có quy định về thời hạn sử dụng đối với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hầu hết các giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đều có thời hạn sử dụng. Thời hạn cụ thể sẽ căn cứ vào ngành nghề cũng như loại giấy phép kinh doanh.
Ví dụ:
➧ Giấy phép PCCC, giấy phép bán buôn rượu có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp;
➧ Giấy phép VSATTP có thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp.
Lưu ý:
Khi giấy phép hết hạn, cá nhân/tổ chức bắt buộc phải làm thủ tục gia hạn hoặc cấp mới để có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh ngành nghề đó.
Phân biệt giấy đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000 | Giấy phép an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp
Các cụm từ sử dụng trong giấy phép kinh doanh tiếng anh hiện nay thường dùng là:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Certificate of land use rights and land-attached assets
Giấy ủy quyền
Power of Attorney
Hợp đồng hợp tác KD
Business cooperation contract
Hợp đồng BOT/BTO/BT
BOT/BTO/BT contract
Hợp đồng lao động
Labor contract
Công ty TNHH 1 thành viên
One member limited liability company
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Limited liability companies with 2 or more members
Công ty Cổ phần
Joint stock companies
Công ty Đại chúng
Public companies
Công ty hợp danh
Partnership
Doanh nghiệp nhà nước
State-owned companies
Doanh nghiệp tư nhân
Sole proprietorships
Nhóm công ty
Groups of companies
Chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty cổ phần
Conversion of one-member limited liability companies into joint-stock companies
Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên
Converting a joint-stock company into a single-member limited liability company
Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Converting a joint-stock company into a multi-member limited liability company
Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH 1 thành viên
Transforming a private enterprise into a one-member limited liability company
Tạm ngừng kinh doanh
Enterprise suspension
Giải thể
Dissolution
Vốn điều lệ
Regulation capital
Lĩnh vực họat động chính
The main operation scope
Điều lệ Công ty
Company’s charter
Báo cáo quyết toán
Finalization Report
Ngành, nghề kinh doanh
Main business lines
Vốn điều lệ
Regulation Capital
Vốn đầu tư
Investment Capital
Tổng vốn dự kiến
Total proposed capital
Hình thức góp vốn
Form of capital contribution
Liên doanh
Joint venture
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngòai
Enterprise with 100% foreign owned capital
Qui mô dự kiến
Proposed scale
Ban quản lý khu công nghiệp
Industrial Zone Management Board of…
Cổ đông
Shareholder
Quyền và nghĩa vụ
Rights and obligations
Người đại diện theo pháp luật
Legal representative
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi | Hỗ trợ thủ tục công bố
Một số loại giấy phép kinh doanh tiếng anh phổ biến mà doanh nghiệp phải thực hiện xin giấy phép khi kinh doanh dịch vụ ngành nghề có điều kiện:
Enterprise Registration Certificate
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Business Household Registration Certificate
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Investment Registration Certificate
Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Registration form of a lawyer’s office, a one-member limited liability law firm
Chứng chỉ đại diện sở hữu công nghiệp
Certificate of industrial property representation
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể dục thể thao
Certificate of eligibility for sports business
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy
Certificate of eligibility for fire prevention and fighting
Certificate of establishment of eligibility for food safety
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tiếng anh là Enterprise Registration Certificate
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng | Đơn giản - Hiệu quả
Đầu tiên, doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký thành lập công ty. Dựa trên cơ sở giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cá nhân tổ chức mới có thể tiến hành tiếp thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh / giấy phép con.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thành lập công ty giáo dục cần bao gồm đầy đủ các tài liệu như sau:
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty
Nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh, thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/ thành phố để tiếp nhận và xử lý. Hồ sơ có thể được nộp theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.
Sau khi tiếp nhận, Phòng Đăng ký kinh doanh, thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư sẽ xử lý hồ sơ của doanh nghiệp. Thời gian diễn ra từ 03 - 05 ngày làm việc.
Bước 3: Trả kết quả
Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây được xem là giấy phép kinh doanh đối với việc thành lập công ty. Nếu hồ sơ còn thiếu sót, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu chỉnh sửa thông qua văn bản.
Doanh nghiệp ngành nghề có điều kiện phải chú ý thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh theo đúng quy định pháp luật
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy thiết bị máy móc | An toàn - Uy tín
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Về cơ bản, hồ sơ xin giấy phép kinh doanh sẽ gồm có những thành phần sau:
Lưu ý: Đối với các ngành, nghề khác nhau sẽ có những yêu cầu về thông tin giấy tờ, văn bản liên quan đi kèm khác nhau.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Do mỗi ngành, nghề kinh doanh khác nhau có những yêu cầu về điều kiện khác nhau, do đó cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ, thời gian xét duyệt và cấp giấy phép cũng sẽ có sự khác biệt.
Ví dụ:
➧ Xin giấy chứng nhận ATTP:
1 trong 3 cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ Công thương, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tùy vào lĩnh vực kinh doanh, cá nhân/tổ chức lựa chọn cơ quan phù hợp);
Thời gian xét duyệt hồ sơ: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
➧ Xin giấy phép PCCC:
1 trong 2 cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC (tùy vào ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh mà cá nhân, tổ chức lựa chọn cơ quan phù hợp);
Thời gian xét duyệt hồ sơ: Từ 5 - 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: Đối với giấy phép kinh doanh, cơ quan thẩm quyền sẽ kiểm tra, thẩm định trực tiếp tại cơ sở kinh doanh. Nếu cơ sở đảm bảo đúng quy định, cơ quan sẽ tiến hành cấp giấy phép.
Bước 3: Trả kết quả
Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ và cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện, doanh nghiệp sẽ nhận được cấp giấy phép kinh doanh nghành nghề có điều kiện đã đăng ký.
Những doanh nghiệp không đạt điều kiện về hồ sơ cũng như trong quá trình kiểm tra thực tiễn sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh. Theo đó, đòi hỏi doanh nghiệp khắc phục thực tế và tiến hành bổ sung hồ sơ để được cấp giấy phép.
Công tác kiểm định an toàn phải được tiến hành bởi đơn vị có giấy phép kinh doanh do Nhà nước cấp trong lĩnh vực này
Trên đây là toàn bộ các thông tin về giấy phép kinh doanh mà doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục cần lưu ý và nắm rõ. Theo đó, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trong ngành nghề có điều kiện phải chú ý thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh theo đúng quy định pháp luật.
*Đây là bài cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này.
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/kd-la-gi-a53705.html