Cách mở đầu bài thuyết trình bằng tiếng Anh đơn giản

Trong công việc và học tập, không thể thiếu những buổi thuyết trình bằng tiếng Anh để truyền tải nội dung cho đối tác, giáo viên nước ngoài cũng như để thể hiện kĩ năng sử dụng tiếng Anh của mỗi cá nhân.

Tuy vậy, để có một bài thuyết trình tiếng Anh trơn tru, người đọc phải trải qua quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng. Quá trình đó bao gồm việc chuẩn bị nội dung, nền tảng của một bài thuyết trình; cách thuyết trình, truyền tải nội dung đó đến khán giả, để tạo ấn tượng với người nghe.

Chính vì thế, bài viết này sẽ hướng dẫn đến bạn cách mở đầu bài thuyết trình bằng tiếng Anh hiệu quả và đơn giản chỉ với 6 bước.

Key takeaways

Phần mở đầu của mọi bài thuyết trình có thể nói là quan trọng nhất. Để bắt đầu phần thuyết trình một cách tốt nhất, nên làm theo 6 bước sau:

  1. Chào hỏi

  2. Giới thiệu bản thân

  3. Giới thiệu chủ đề

  4. Giải thích những lý do mà khán giả sẽ hứng thú

  5. Giới thiệu cách đặt câu hỏi

  6. Dẫn vào phần đầu của bài thuyết trình.

6 bước xây dựng phần mở đầu bài thuyết trình bằng tiếng Anh

6 bước đơn giản xây dựng phần mở đầu giới thiệu bằng tiếng anh ấn tượng

1. Chào hỏi

Để bắt đầu bài thuyết trình một cách lịch sự, sự chào đón người nghe, khán giả là vô cùng thiết yếu. Người thuyết trình có thể chào hỏi theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào vai trò của bản thân cũng như đối tượng thuyết trình.

Dưới đây là một số mẫu câu chào mừng dành cho những buổi thuyết trình trang trọng:

(Chào buổi sáng/chiều mọi người/thưa quý vị. Chào mừng đến với [Tên sự kiện].)

(Thay mặt cho [Nhóm]/[Lớp]/[Tổ chức]/… Cho phép tôi chào mừng mọi người đến với [Tên sự kiện].)

(Trước khi bắt đầu [Tên sự kiện], tôi muốn dành ra một phút để cảm ơn tất cả mọi người vì đã tới đây hôm nay.)

(Thật vinh dự khi được chào đón tất cả mọi người ở đây.)

Hoặc, người đọc cũng có thể bắt đầu nhẹ nhàng, đơn giản bằng những mẫu câu sau:

(Chào mọi người. Thật tốt khi thấy mọi người ở đây hôm nay.)

(Chào buổi sáng/chiều mọi người.)

(Thật tuyệt khi được gặp mọi người ở đây hôm nay.)

(Xin chào. Mọi người hôm nay có khỏe không?

Xem thêm: Cách chào hỏi bằng tiếng Anh trong nhiều tình huống.

2. Giới thiệu bản thân

Tiếp nối lời chào mừng sẽ là phần giới thiệu bản thân. Người đọc nên gói gọn nội dung này để tránh sự dài dòng, lê thê. Những mẫu câu sau có thể được sử dụng khi người thuyết trình muốn giới thiệu bản thân:

(Để tôi giới thiệu bản thân thật nhanh nhé. Tôi là [Tên], thành viên của [Lớp]/[Nhóm]/[Tổ chức]/…)

(Tên tôi là [Tên] và tôi là [Vai trò] tại [Lớp]/[Nhóm]/[Tổ chức]/…)

(Chào mọi người. Tôi là [Tên]. Rất vui được gặp mọi người.)

(Với những người không biết tôi, tên tôi là [Tên].)

(Tôi sẽ bắt đầu bằng việc giới thiệu bản thân. Tên tôi là [Tên].)

Xem chi tiết: Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh đơn giản.

3. Giới thiệu chủ đề

Sau đó, người thuyết trình nên giới thiệu về nội dung cơ bản của bài thuyết trình. Cụ thể, cần nói về 4 yếu tố sau:

Nội dung chính:

Đề tài chính của toàn thể bài thuyết trình. Người đọc nên gói gọn vào một hoặc hai câu. Có rất nhiều cách dẫn chủ đề mà người đọc có thể tham khảo như:

(Thứ mà tôi sẽ nói về hôm nay chính là…)

(Tôi rất vui vì được ở đây hôm nay để nói với các bạn về…)

(Tôi sẽ nói chủ yếu về…)

(Tôi muốn tận dụng cơ hội này để nói với mọi người về…)

(Như mọi người đã thấy trên màn hình, chủ đề hôm nay của chúng tôi là…)

(Chủ đề/ của bài thuyết trình này là…)

(Tôi muốn trình bày nhanh với mọi người về…)

(Hôm nay tôi ở đây để nói với mọi người về…)

(Chủ đề của hôm nay là…)

Cấu trúc

Trình tự cơ bản của bài thuyết trình và nhấn mạnh các đề mục trọng điểm:

(Phần trình bày của tôi sẽ được chia thành [Số] phần…)

(Tôi sẽ bắt đầu với… sau đó sẽ đến … tiếp theo là … và cuối cùng là …)

(Đầu tiên, thứ hai, thứ ba, cuối cùng…)

Mục tiêu

Những mục đích của bài thuyết trình đối với khán giả và bản thân người thuyết trình:

(Mục đích của bài trình bày này là…)

(Mục tiêu của tôi hôm nay là…)

(Tôi mong mọi người có thể … sau bài thuyết trình của tôi hôm nay.)

Thời lượng

Thời gian dự tính của bài thuyết trình và những mốc thời gian cần chú ý (giờ nghỉ, thay đổi người thuyết trình, giờ hỏi đáp,...):

(Phần nói/thuyết trình này sẽ nằm trong khoảng [Số] phút.)

(Chúng ta sẽ bắt đầu bây giờ và kết thúc vào lúc [Giờ].)

(Sẽ có một khoảng giải lao [Số] phút vào lúc [Giờ].)

(Sau phần thuyết trình của tôi, sẽ có một phần hỏi & đáp trong [Số] phút.)

Xem thêm:

4. Giải thích những lý do mà khán giả sẽ hứng thú

Để nâng mức độ hứng thú và hướng trọng tâm bài thuyết trình vào khán giả, người thuyết trình nên liệt kê ra một số những lý do khán giả sẽ muốn lắng nghe bài nói này, bằng một số mẫu câu sau đây:

(Bài diễn thuyết của tôi sẽ rất liên quan cụ thể tới những người các bạn/chúng ta mà…)

(Chủ đề hôm nay đặc biệt sẽ gây hứng thú với những người các bạn/ chúng ta mà…)

(Chủ đề hôm nay rất quan trọng với các bạn vì…)

(Khi buổi thuyết trình này kết thúc, các bạn sẽ quen thuộc với…)

5. Giới thiệu cách đặt câu hỏi

Cuối cùng, người nói nên nêu những chỉ dẫn cụ thể về việc đặt câu hỏi liên quan đến nội dung thuyết trình, bằng những câu mẫu sau:

(Hãy thoải mái ngắt lời tôi nếu bạn có bất kì câu hỏi nào.)

(Tôi sẽ cố trả lời tất cả câu hỏi của mọi người sau phần thuyết trình.)

(Tôi sẽ dành ra một thời gian sau buổi thuyết trình cho các câu hỏi.)

(Tôi sẽ rất biết ơn nếu bạn có thể để dành câu hỏi của mình cho đến sau buổi thuyết trình.)

6. Dẫn vào phần đầu của bài thuyết trình

Sau tất cả những lời giới thiệu, nhiệm vụ cuối cùng của phần mở đầu chính là dẫn dắt vào đề mục đầu tiên của bài thuyết trình. Dưới đây người đọc có thể tham khảo các mẫu câu nói để chuyển từ phần mở đầu sang phần thân của bài:

(Hãy bắt đầu với một số thông tin chung về…)

(Hãy để tôi bắt đầu bằng cách giải thích tại sao/làm sao…)

(Tôi muốn cho mọi người một số thông tin nền về…)

(Trước khi bắt đầu, có ai biết về…)

(Như mọi người đã biết…)

(Tôi nghĩ tất cả mọi người đều đã nghe về…, nhưng ít ai biết rõ về nó.)

Tìm hiểu thêm: 7 yếu tố tiên quyết làm nên bài thuyết trình bằng tiếng Anh chuyên nghiệp.

Bài mẫu phần mở đầu bài thuyết trình tiếng Anh

Trong công việc

“Hello ABC company! First, I would like to introduce myself. My name is Nguyen Van A, currently holding the position of head of the graphic design department of XYZ company and also the person directly responsible for your project this time.

I will offer the ABC firm with our team's campaign strategy today. I want to be able to share a lot of information with you through this presentation so that you can better grasp the new branding orientation of your business. Color schemes, logo design, website layouts, and advertising models are among the topics we'll explore.

If you have any questions to discuss before we begin, feel free to discuss!”

Dịch nghĩa:

(“Xin chào quý công ty ABC! Đầu tiên, tôi xin được giới thiệu. Tôi tên là Nguyễn Văn A, hiện tôi đang giữ chức vụ trưởng phòng thiết kế đồ họa của công ty XYZ và cũng là người trực tiếp chịu trách nhiệm cho dự án lần này của bạn.

Hôm nay, tôi sẽ phác thảo kế hoạch của nhóm chúng tôi cho chiến dịch này của Công ty ABC. Qua phần trình bày này, tôi hy vọng có thể cung cấp nhiều thông tin để các bạn hiểu rõ hơn về hướng đi mới cho hình ảnh thương hiệu của công ty mình. Nội dung chúng tôi sẽ đề cập bao gồm bảng màu, thiết kế logo, bố cục trang web và mẫu quảng cáo.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần thảo luận trước khi chúng ta bắt đầu, vui lòng thảo luận! ")

Trong học tập

“Hello everyone. I am Thanh Ngan from Group 10 and I will be the next member to present part 2: Producer surplus. This part might be comparatively similar to the first part that we’ve already learned. Now I will be discussing in the next 20 minutes the benefit that sellers may receive or gain from taking part in the market through 3 main parts of my presentation.

You might want to listen carefully and take note because this session will be included in the upcoming test. Please save all of your questions until the end of our group’s presentation as we will have a 15-minute Q&A session.

First, let me start with some general information on cost and the willingness to sell. Let’s have a look at some important definitions in this section.”

Dịch nghĩa:

("Chào mọi người. Mình là Thanh Ngân đến từ nhóm 10 và mình sẽ là thành viên tiếp theo trình bày phần 2: Thặng dư nhà sản xuất. Phần này có thể tương đối giống với phần đầu tiên mà chúng ta đã học. Bây giờ tôi sẽ thảo luận trong 20 phút tới về lợi ích mà người bán có thể nhận được hoặc thu được khi tham gia vào thị trường thông qua 3 phần chính của bài trình bày của tôi.

Bạn có thể muốn lắng nghe cẩn thận và ghi chú vì phần này sẽ được đưa vào bài kiểm tra sắp tới. Vui lòng lưu tất cả các câu hỏi của bạn cho đến khi kết thúc phần trình bày của nhóm chúng tôi vì chúng tôi sẽ có một phiên Hỏi và Đáp kéo dài 15 phút.

Trước tiên, hãy để tôi bắt đầu với một số thông tin chung về chi phí và mức độ sẵn sàng bán. Hãy cùng xem qua một số định nghĩa quan trọng trong phần này.")

Tổng kết

Vừa rồi là chi tiết cách mở đầu bài thuyết trình bằng tiếng Anh đầy đủ nhất. Phần mở đầu của mỗi bài thuyết trình đều rất quan trọng vì người nói có thể tạo những ấn tượng ban đầu tốt trong mắt người nghe, từ đó tăng sự quan tâm đến những phần sau của bài thuyết trình.

Chúc bạn đọc có một khởi đầu suôn sẻ cho bài thuyết trình của mình trong học tập và công việc.

Anh ngữ ZIM hiện đang tổ chức các khóa học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm cam kết đầu ra Zero-risk, giúp người học bồi dưỡng từ vựng và ngữ pháp, luyện tập phản xạ giao tiếp tự nhiên ứng dụng trong các tình huống học tập và công việc. Liên hệ ngay hotline 1900-2833 nhánh số 1 để được tư vấn chi tiết.

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/nhung-cau-noi-mo-dau-bai-thuyet-trinh-tieng-anh-a54127.html