Thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm cần thiết đối với tất cả mọi người. Vậy, khái niệm thuyết trình là gì? bài thuyết trình là gì? Vai trò của thuyết trình ra sao? Đặc điểm của bài thuyết trình như thế nào? Khi khi nào cần thuyết trình? Các bạn hãy cùng UNICA tham khảo bài viết dưới đây nhé thông qua khoá học thuyết trình trước đám đông rồi nhé..
Thuyết trình là kỹ năng trình bày một sự việc, một chủ đề, một thông tin hoặc một ý tưởng cụ thể trước đám đông nhằm mục tiêu nhất định. Việc trình bày này có thể thực hiện thông qua ngôn ngữ cụ thể, âm thanh, hình ảnh, video hoặc bất kỳ phương tiện trực quan khác để có sự tương tác giữa những người nói và người nghe.
Chẳng hạn như khi còn đi học, chúng ta thường phải nói về một đề tài, một chủ đề trong bài học trước lớp. Hay là những người huấn luyện viên phải trình bày về chiến thuật cho toàn đội bóng,... Hành động thuyết trình được chúng ta thực hiện mọi lúc, mọi nơi.
Thuyết trình không chỉ đơn giản là trình bày một thông tin nào đó, mà còn là việc sắp xếp nội dung logic, hấp dẫn và dễ hiểu. Người thuyết trình cần chọn lọc các thông tin sao cho phù hợp với mục tiêu của thuyết trình và hiểu biết của khán giả.
Thuyết trình là sự truyền đạt thông tin đến người nghe
Kỹ năng thuyết trình càng tốt thì bài thuyết trình càng hấp dẫn và thu hút sự chú ý của người nghe. Việc có kỹ năng thuyết trình tốt đem đến nhiều cơ hội và tạo ra những tác động tích cực trong các lĩnh vực trong cuộc sống. Kỹ năng thuyết trình đem lại những lợi ích như là:
Nâng cao khả năng giao tiếp trong cuộc sống: Người thuyết trình có kỹ năng tốt sẽ tự tin và lưu loát hơn trong việc truyền tải thông điệp. Không những thế, người nghe dễ dàng tiếp thu, hiểu và tạo ra nhiều sự tương tác tích cực.
Tạo ấn tượng tốt: Việc thuyết trình trôi chảy, hấp dẫn tạo ra ấn tượng tốt giữa đồng nghiệp, khách hàng và đối tác, tạo ra nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp hơn.
Thuyết trình có vai trò như thế nào trong cuộc sống?
Tăng lợi thế cạnh tranh: Khi đi phỏng vấn, ký hợp đồng chúng ta cũng cần kỹ năng thuyết trình để thuyết phục những nhà tuyển dụng, đối tác, tăng khả năng cạnh tranh với ứng viên và những đối thủ khác.
Tạo ra sự ảnh hưởng: Đối với những nhà lãnh đạo, người diễn thuyết rất cần kỹ năng thuyết trình để nâng cao sự ảnh hưởng, thu hút được nhiều người quan tâm.
Xây dựng thương hiệu cá nhân: Ngày nay, thương hiệu cá nhân là một yếu tố quan trọng để mỗi cá nhân trở nên nổi bật, thu hút hơn. Việc thuyết trình tốt không chỉ giúp bạn tự tin mà còn giúp bạn xây dựng được phong cách riêng của bản thân.
Kết nối với những mối quan hệ có giá trị: Sự độc đáo, lưu loát trong quá trình thuyết trình sẽ khiến bạn được tin tưởng hơn, nhận được nhiều sự kết nối từ những mối quan hệ chất lượng.
>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình trong công việc
Để cải thiện kỹ năng thuyết trình, bạn cần kết hợp và luyện tập nhuần nhuyễn những kỹ năng sau.
Nghiên cứu
Việc nghiên cứu kỹ các thông tin và dữ liệu liên quan đến chủ giúp cho người trình bày có cái nhìn sâu hơn về vấn đề. Từ đó, người thuyết trình có thể dễ dàng nhìn ra các khía cạnh, các mặt trái của vấn đề để tăng độ tin cậy, chính xác cho buổi thuyết trình của bạn.
Phân tích
Trong quá trình thu thập và xử lý dữ liệu, người thuyết trình cần đến kỹ năng phân tích để hiểu rõ các số liệu một cách kỹ lưỡng. Việc phân tích kỹ càng giúp bạn nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ, khiến bạn giống như một chuyên gia trong buổi thuyết trình đó.
Tổ chức
Đây là một kỹ căng rất cần thuyết để tạo ra một cấu trúc logic cho bài thuyết trình. Bạn cần xác định các thành phần chính, sắp xếp các dữ liệu, thông tin liên kết với nhau bằng các hình ảnh, biểu đồ để hỗ trợ việc trình bày thông tin hấp dẫn, dễ hiểu và trực quan hơn.
Kỹ năng tổ chức còn giúp người thuyết trình quản lý thời gian cho buổi thuyết trình. Trên thực tế, các buổi thuyết trình với khách hàng hoặc trong lớp đều được giới hạn thời gian, vì vậy người thuyết trình cần phải phân bố thời gian cho mỗi slide sao cho phù hợp với thời gian quy định.
Đặc điểm của một bài thuyết trình
Giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng tạo ra sự thành công trong buổi thuyết trình. Trong buổi thuyết trình, việc sử dụng ngôn từ lưu loát, thuyết phục không chỉ giúp bạn tự tin mà còn giúp bạn tạo ra tương tác tích cực với người nghe. Kỹ năng giao tiếp giúp bạn truyền tải đầy đủ thông điệp, ý tưởng của mình đến với người nghe.
Giải quyết vấn đề
Trên thực tế, trong quá trình thuyết trình sẽ có thể xảy ra những tình huống hoặc một số cứ nào đó mà bạn không thể đoán trước được. Lúc này, bạn rất cần kỹ năng giải quyết vấn đề để kịp thời xử lý, điều chỉnh phù hợp với từng tình huống.
Thực hành, luyện tập
Việc luyện tập nhiều lần là cách hiệu quả nhất để cải thiện kỹ năng thuyết trình. Khi thực hành, luyện tập giúp bạn thể hiện phần thuyết trình trôi chảy và thuận lợi hơn. Ngoài ra, việc này cũng hạn chế những sai sót nhỏ trong quá trình thuyết trình.
Thuyết trình có ý nghĩa quan trọng trong công việc
Quản lý thời gian
Trước khi thuyết trình, bạn cần lên kế hoạch bài thuyết trình sẽ được kéo dài trong bao lâu, phần nào là phần quan trọng cần dành nhiều thời gian hơn. Việc sắp xếp thời gian các phần hợp lý và hoàn thành đúng tiến độ giúp bạn đảm bảo chất lượng buổi thuyết trình, khiến người nghe không bị mệt mỏi hoặc sao nhãng trong buổi thuyết trình.
Tự tin
Thể hiện phong thái tự tin là một yếu tố quan trọng cải thiện kỹ năng thuyết trình. Bởi khi tự tin sẽ giúp bạn thuyết trình trôi chảy, mạch lạc và gây ấn tượng tốt hơn. Nó không chỉ giúp bạn trông chuyên nghiệp hơn mà còn cho thấy niềm tin của bạn vào những điều bạn thuyết trình.
Trở thành chuyên gia Thuyết trình bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm được lý thuyết và kiến thức nền tảng để có thể thuyết trình tốt, tăng sự tự tin và làm chủ của bản thân đối với chính mình và đối với đối phương, thấu hiểu cơ chế ứng xử hành vi của mình, của người để “trăm trận trăm thắng”,...
Để có thể xây dựng một bài thuyết trình hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Kỹ năng thuyết trình
Việc thu thập thông tin và nghiên cứu là một bước quan trọng trong việc xây dựng một bài thuyết trình hiệu quả. Tìm hiểu thông tin và nghiên cứu có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề và cung cấp cho bạn những kiến thức và thông tin cần thiết để thuyết trình một cách chuyên nghiệp và thuyết phục.
Khi thu thập thông tin và nghiên cứu, hãy chú ý đến các nguồn tin cậy và xác thực thông tin trước khi sử dụng chúng trong bài thuyết trình của bạn. Bạn cũng nên chú ý đến việc giữ bản quyền và trích dẫn nguồn thông tin một cách đúng đắn để tránh vi phạm pháp luật.
Các trò chơi và hoạt động tương tác giúp khán giả tham gia tích cực trong quá trình thuyết trình, giúp họ tương tác với thông tin được truyền đạt và tạo ra những trải nghiệm tốt hơn. Khi chuẩn bị tài liệu hỗ trợ, người thuyết trình nên chú ý đến tính chính xác, tính trực quan hóa và tính tương tác của tài liệu để tạo ra một bài thuyết trình hiệu quả và chuyên nghiệ
Bên cạnh đó bạn cần lựa chọn cho mình cách thuyết trình cuốn hút giúp khán giả cảm thấy có hứng thú với nội dung bạn đang muốn truyền tải tới họ và điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Thực hành nghiên cứu trước khi bước vào buổi thuyết trình chính thức
Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ là một bước rất quan trọng trong quá trình xây dựng một bài thuyết trình. Những tài liệu này sẽ giúp bạn hỗ trợ và trình bày những thông tin và ý tưởng của mình một cách rõ ràng, thuyết phục và chuyên nghiệp.
Điều quan trọng là chuẩn bị một bản tóm tắt ngắn gọn và súc tích về nội dung bài thuyết trình của bạn. Bản tóm tắt này có thể được phát cho đối tượng nghe của bạn để giúp họ
Khi nói đến cấu trúc, tất cả các bài thuyết trình nên bao gồm một slide ở đầu giới thiệu bài thuyết trình, với slide tiếp theo giải thích những gì mọi người có thể mong đợi học được trong quá trình thuyết trình. Trang trình bày kết thúc nên cảm ơn mọi người đã lắng nghe và hỏi họ có bất kỳ câu hỏi nào không.
Nếu có thể, hãy làm theo quy tắc một trang trình bày mỗi phút. Nếu bạn cần thêm thời gian, hãy dành một trang chiếu cho mỗi chủ đề, vì việc chuyển sang một trang chiếu mới cho khán giả biết rằng cuộc thảo luận đang chuyển sang một điều gì đó mới.
Thiết kế phần thuyết trình
Đầu tiên tìm cơ hội để thực hành kỹ năng thuyết trình, ví dụ như tham gia các cuộc họp, buổi hội thảo, hoặc các hoạt động cộng đồng. Bạn cũng có thể tổ chức một buổi thuyết trình giả lập để tự kiểm tra kỹ năng của mình. Đồng thời hãy chuẩn bị kỹ càng. Tìm hiểu đối tượng nghe, sắp xếp nội dung và lên kế hoạch cho bài thuyết trình của mình. Phải tập trung vào việc nói rõ ràng, lưu ý đến ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt và giọng nói của mình.
Sau khi thuyết trình, hãy lắng nghe phản hồi của người nghe và tự đánh giá bản thân. Hãy chú ý đến những điểm mạnh và điểm yếu của mình để có thể cải thiện trong các lần thuyết trình tiếp theo. Chủ động tìm kiếm các nguồn tài liệu và các chuyên gia trong lĩnh vực thuyết trình để học hỏi và phát triển kỹ năng của mình.
Để phát triển kỹ năng thuyết trình, bạn cần phải thực hành thường xuyên và kiên trì. Hãy tìm cách để thực hành kỹ năng thuyết trình một cách thường xuyên để có thể cải thiện kỹ năng của mình. Như vậy kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống và công việc. Bạn có thể phát triển và cải thiện kỹ năng này bằng cách thực hành thường xuyên và tìm hiểu thêm về các kỹ thuật thuyết trình hiệu quả.
Một số điều cần tránh để đảm bảo hiệu quả của bài thuyết trình đó là:
Thiếu sự tương tác đối với người nghe: Bài thuyết trình không chỉ là một mình bạn trình bày, mà còn là cơ hội để tương tác với mọi người nghe. Hãy sử dụng câu hỏi, gợi ý và khuyến khích người nghe để họ tham gia và bàn luận.
Lưu ý khi thuyết trình
Thời gian thuyết trình còn phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu của bài thuyết trình. Thông thường, thời gian thuyết trình sẽ được đưa ra trước khi bắt đầu trình bày. Một số thời gian thuyết trình phổ biến trong các tình huống khác nhau bao gồm:
Cần lưu ý rằng việc thực hiện một bài thuyết trình hiệu quả còn phụ thuộc vào khả năng quản lý thời gian của người thuyết trình. Họ nên lên lịch thời gian để đảm bảo có đủ thời gian trình bày nội dung cần thiết mà không vượt quá thời gian cho phép. Nếu thời gian thuyết trình được quy định, bạn nên thực hành trình bày bài thuyết trình của mình để đảm bảo rằng nội dung của bạn phù hợp với thời gian được quy định.
Giao tiếp và kết nối với khán giả chĩnh là một yếu tố quan trọng để có được một bài thuyết trình hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn giao tiếp và kết nối tốt hơn với khán giả trong quá trình thuyết trình:
Cách thuyết trình hiệu quả
Sử dụng tài liệu hỗ trợ là một phần quan trọng của việc xây dựng và thực hiện bài thuyết trình.
Sử dụng giọng nói và ngôn ngữ là một phần quan trọng trong việc tạo ấn tượng và giao tiếp hiệu quả trong bài thuyết trình. Dưới đây là một số lời khuyên để sử dụng giọng nói và ngôn ngữ cơ thể một cách hiệu quả:
Những lưu ý khi thuyết trình
Một bài thuyết trình thành công, thu hút thường được đánh giá dựa vào 8 yếu tố sau đây:
Nội dung
Người nói làm chủ vấn đề, thể hiện sự hiểu biết đa dạng về vấn đề đó.
Sự mạnh lạc, logic trong cấu trúc bài thuyết trình.
Nội dung phong phú và đa dạng.
Tính minh bạch, chính xác của các dữ liệu thông tin.
Trình bày
Tự tin, nói năng trôi chảy rõ ràng.
Khả năng tương tác, tạo liên hệ với khán giả.
Cách nhấn nhá vào các thông tin quan trọng.
Sử dụng ngôn ngữ, hành động phù hợp với đối tượng người nghe.
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp dễ hiểu, rõ ràng, mạch lạc.
Tạo ra sự thu hút, giữ sự tập trung, chú ý của người nghe.
Các cử chỉ, biểu cảm, giọng điệu tăng tính thuyết phục.
Một số tiêu chí đánh giá bài thuyết trình
Sử dụng tài liệu hỗ trợ
Tăng sinh động cho bài thuyết trình bằng bảng biểu, hình ảnh, video,..
Có giải thích và minh họa bằng số liệu, thông tin thực tế.
Thời gian
Đảm bảo thời gian quy định.
Không trình bày dài dòng gây lãng phí thời và không vội vã trong trình bày.
Thời gian là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của buổi thuyết trình
Tương tác và trả lời câu hỏi
Trả lời câu hỏi sáng suốt, chính xác và đi vào trọng tâm không lòng vòng.
Tích cực tương tác với khán giả để tạo sự liên kết.
Sự sáng tạo và cá nhân hóa
Tạo ra điểm nhấn bằng việc cá nhân hóa nội dung.
Sáng tạo trong việc trình bày và diễn đạt các ý tưởng.
Tổng quan và ấn tượng tổng thể
Tạo sự ấn tượng và ghi nhớ thông qua việc mở đầu bài thuyết trình và kết thúc bài thuyết trình.
Đánh giá tổng thể về bài thuyết trình và cách thức thể hiện.
Như vậy, qua bài viết này, các bạn đã tìm ra lời giải đáp về những vấn đề liên quan đến học thuyết trình rồi đúng không? Hy vọng với những chia sẻ bổ ích này sẽ là hành trang vững chắc cho các bạn xây dựng một bài thuyết trình hoàn hảo.
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/the-nao-la-thuyet-trinh-a54739.html