Nguyên nhân lòng bàn tay nổi đốm đỏ là gì? Cách điều trị như thế nào?

1. Nguyên nhân lòng bàn tay nổi đốm đỏ là gì?

Lòng bàn tay nổi đốm đỏ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Mỗi nguyên nhân gây ra bệnh sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Vậy nguyên nhân lòng bàn tay nổi đốm đỏ là gì?

1.1. Dị ứng

Dị ứng thực phẩm hoặc thuốc gây ra có biểu hiện phổ biến là nổi đỏ lòng bàn tay. Nó có thể khiến da bạn bị ngứa, phồng rộp, thậm chí là nổi mề đay.

Các triệu chứng khác có thể đi kèm như:

Nôn mửa, tiêu chảy, ngứa miệng, sưng tấy.

Khó thở, khó nuốt.

Sốc phản vệ (là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cần sự trợ giúp của cấp cứu, y tế kịp thời).

1.2. Da khô

Thời tiết lạnh giá hoặc hanh khô có thể khiến cho da tay của bạn bị khô hơn và xảy ra tình trạng nổi mẩn đỏ khiến tay có cảm giác ngứa và bong tróc. Nếu gãi lòng bàn tay có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn.

Nguyên nhân lòng bàn tay nổi đốm đỏ là gì? Cách điều trị như thế nào? - Ảnh 2.

Da khô cũng làm tay bạn nổi đốm đỏ (Nguồn: Internet)

1.3. Hắc lào

Hắc lào là một bệnh về nhiễm trùng da, biểu hiện là các nốt đỏ hình nhẫn trên khắp các bộ phận khác nhau của cơ thể, trong đó có cả lòng bàn tay. Đây là một tình trạng nhiễm nấm dễ gặp phải và hoàn toàn có thể chữa trị được.

1.4. Viêm da

Viêm da có thể do bệnh chàm gây ra hoặc do tay của bạn chạm vào các chất gây kích ứng. Các nốt đỏ trên tay có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc cũng có thể xuất hiện sau một thời gian phát triển từ từ.

Biểu hiện xảy ra khi tay bạn chạm vào các tác nhân như:

Cây thường xuân độc

Cây sồi độc

Một số đồ trang điểm kém chất lượng như kem dưỡng, phấn, kem chống nắng…

Bạn cũng có thể bị nổi đỏ bàn tay khi chạm vào các vật dụng làm sạch, thuốc tẩy và một số loại xà phòng.

1.5. Bệnh vẩy nến

Đây là một tình trạng bệnh có thể gây viêm nhiễm các bộ phận khác nhau của cơ thể bao gồm cả lòng bàn tay. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do di truyền, bị kích hoạt khiến da bị tổn thương hoặc nhiễm trùng.

Các biểu hiện của bệnh:

Da bị đỏ

Da khô, có vảy

Các mảng da bị dày lên ở các vùng bị ảnh hưởng

Xuất hiện các vết nứt gây đau đớn.

1.6. Bệnh chân tay miệng

Chân tay miệng là một bệnh rất dễ lây lan và thường phổ biến ở trẻ em. Đây là một bệnh nhiễm trùng do virus khiến cho vùng da bị lở loét, nổi các vết đỏ trên miệng, lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Các triệu chứng khác đi kèm có thể là:

Sốt

Viêm họng

Phồng rộp trên lưỡi

Chán ăn

Với các dấu hiệu nhẹ, tình trạng bệnh có thể chữa lành chỉ trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng xấu và nghiêm trọng, bạn cần tìm đến bác sĩ vì nó có thể nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

1.7. Bệnh chàm bội nhiễm

Dyshidrotic eczema là một loại bệnh chàm gây ra các mụn nước nhỏ, đỏ vòng quanh và gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu trong lòng bàn tay. Các mụn nước này có thể khô và bong tróc trong khoảng thời gian là 3 tuần. Bệnh này thường xảy ra phổ biến hơn ở nữ giới và hiện tại chưa có thuốc đặc trị chữa dứt điểm.

1.8. Chốc lở

Đây là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến ở trẻ em. Tình trạng này khiến bạn nổi mụn nước trên mặt, cổ và tay. Chốc lở là một bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan khi tiếp xúc giữa người với người hoặc tiếp xúc vào các vật dụng mà người mắc bệnh đã chạm vào. Nó có thể gây ra ngứa ngáy, nổi đỏ và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

2. Cách phòng chống

Để hạn chế mắc tình trạng lòng bàn tay nổi đỏ do các tác nhân bên ngoài tác động, bạn cần chú ý:

Tránh dùng chung và chạm vào các vật dụng cá nhân với người khác.

Có một môi trường sống tốt, sạch sẽ và lành mạnh.

Chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng các thực phẩm hay các tác nhân dễ gây dị ứng khác.

Khi da bị khô, bạn nên tắm vòi sen hoặc bồn nước ấm, sử dụng máy phun sương làm ẩm không khí hoặc dùng các loại kem dưỡng tay giúp cấp ẩm và giữ ẩm.

Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không gây độc hại. Hoặc khi sử dụng các chất tẩy rửa bạn đeo bao tay để bảo vệ da.

3. Cách điều trị lòng bàn tay nổi đốm đỏ như thế nào?

Để điều trị tình trạng nổi đỏ lòng bàn tay, bạn cần phải tìm được nguyên nhân của bệnh. Mỗi nguyên nhân bệnh khác nhau sẽ có cách điều trị riêng biệt khác nhau. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xác định nguyên nhân bệnh một cách chính xác.

Đối với tình trạng bệnh được xác định là do bệnh chàm, viêm da gây ra, nếu có triệu chứng nhẹ, bạn có thể sử dụng các loại kem bôi không kê đơn. Những trường hợp nặng hơn có thể phải dùng thuốc corticosteroid hoặc thuốc kháng histamin.

Khi nổi đỏ lòng bàn tay được xác định do bệnh chân tay miệng gây ra, bạn có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn để giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, đây là một loại bệnh rất dễ lây lan. Vì vậy, bạn có thể ngăn ngừa virus bằng cách vệ sinh tay chân sạch sẽ, tránh tiếp xúc gần với người khác.

Nếu bạn bị nấm da như hắc lào, bạn có thể dùng các loại kem bôi không kê đơn. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu cho bạn một số sản phẩm chống nấm. Khi các triệu chứng và tình trạng bệnh nhiễm trùng kéo dài và nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để bạn có thể uống. Những người mắc bệnh cần tránh tiếp xúc với người khác vì điều này có thể làm lây lan nhiễm trùng. Trong quá trình điều trị bệnh, khi tiếp xúc các bộ phận khác, bạn nên đeo găng tay dùng một lần để hạn chế nấm lan sang bộ phận khác của cơ thể.

Nếu bạn bị nổi đỏ lòng bàn tay do bệnh vẩy nến gây nên thì rất khó chữa trị. Vẩy nến là một bệnh không có cách nào chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách:

Dùng kem dưỡng ẩm

Nguyên nhân lòng bàn tay nổi đốm đỏ là gì? Cách điều trị như thế nào? - Ảnh 3.

Kem dưỡng ẩm giúp kiểm soát tình trạng nổi đốm đỏ trên tay (Nguồn: Internet)

Kem steroid

Liệu pháp ánh sáng UV

Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như cyclosporin.

Để chẩn đoán được các nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể dựa vào các biểu hiện khác đi kèm như đau, sốt, nổi mụn nước, các vết nứt da, mủ, vẩy hay sưng tấy… và tiền sử bệnh gia đình của bạn.

Lòng bàn tay nổi đỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Hầu hết các bệnh đều không quá nghiêm trọng, có thể chữa khỏi hoặc cải thiện bằng các phương pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan. Khi có các triệu chứng nghiêm trọng và dai dẳng, bạn cần đi đến bệnh viện để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

- Why Do I Have a Palm Rash?

- Causes and treatments for palm rash, with pictures

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/long-ban-tay-co-cham-do-a54775.html