Hình Thức Đào Tạo Là Gì? Các Hình Thức Đào Tạo Tại Việt Nam

Chất lượng đào tạo của nền giáo dục đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Để đảm bảo chất lượng đào tạo tốt nhất, và đáp ứng nhu cầu học tập của những đối tượng khác nhau, nên hiện này xuất hiện nhiều hình thức đào tạo khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về các hình thức đào tạo hiện nay.

Hình thức đào tạo là gì?

Mặc dù hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào giải thích cụ thể thuật ngữ hình thức đào tạo giáo dục, song đa số ý kiến đều thống nhất cho rằng:

Hình thức đào tạo là cách thức tổ chức chương trình đào tạo nhằm cung cấp và củng cố nền tảng kiến thức chuyên môn liên quan đến chuyên ngành mà học viên đang theo học tại các cơ sở đào tạo.

Hình thức đào tạo hiện nay rất đa dạng, được phân chia tuỳ thuộc vào nhu cầu học tập, khả năng tài chính của học viên. Hơn nữa, mỗi hình thức đào tạo lại có những ưu điểm nhất định và mang đến cho học viên những lợi ích khác nhau.

Vậy hiện nay có những hình thức đào tạo nào? Phần tiếp theo: Phân loại cách hình thức đào tạo sẽ trình bày cụ thể với bạn. Tiếp tục theo dõi nhé!

cách hình thức đào tạo tại Việt Nam
cách hình thức đào tạo tại Việt Nam

Phân loại các hình thức đào tạo

Cách phân loại tổng quát

Có đa dạng các hình thức đào tạo song hiện nay có 3 cách tổng quát nhằm phân loại các hình thức đào tạo bao gồm:

Hình thức đào tạo chính quy

Hình thức đào tạo chính quy là hình thức đào tạo phổ biến nhất trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đều thực hiện đào tạo theo hình thức đào tạo này.

Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo bao gồm các khoá học có tính tập trung toàn bộ thời gian để dạy và học. Chương trình đào tạo chính quy phải tuân theo nền tảng chương trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Thời gian học với hình thức đào tạo chính quy thường kéo dài từ 4 đến 6 năm tuỳ vào ngành học. Chương trình học sẽ được chia thành 2 khối kiến thức là kiến thức đại cương áp dụng cho tất cả các chuyên ngành và kiến thức chuyên ngành, và lại được chia thành nhiều học phần nhỏ để học viên đăng ký.

Hình thức đào tạo tại chức

Hình thức đào tạo tại chức, hay còn gọi là hình thức đào tạo vừa học vừa làm. Đây là hình thức đào tạo dựa vào nhu cầu và nguyện vọng của học viên.

Không giống như hình thức đào tạo chính quy, đào tạo tại chức không được tổ chức theo hình thức tập trung liên tục, thay vào đó, học viên sẽ theo học tại cơ sở theo từng thời kỳ, khoá học khác nhau. Người học thuận tiện thu xếp thời gian có thể vừa đi làm vừa đi học, đảm bảo vẫn trau dồi và nâng cao nền tảng kiến thức, nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến công việc.

Hình thức đào tạo từ xa

Hình thức đào tạo từ xa là hình thức đào tạo có sự ứng dụng của tiến bộ công nghệ thông tin vào trong quá trình đào tạo.

Có nhiều thuật ngữ được sử dụng để mô tả hình thức đào tạo từ xa, chẳng hạn như Giáo dục mở, Giáo dục từ xa, Dạy từ xa, Học từ xa, Đào tạo từ xa hoặc giáo dục ở xa…. Cho dù được dùng với khái niệm nào thì bản chất của hình thức đào tạo từ xa phải là: quá trình dạy và học phải bao hàm yếu tố có sự tách biệt, ngăn cách về mặt không gian hoặc/và thời gian.

(*) Theo quy định mới nhất trong Luật Giáo dục Đại học thì văn bằng cấp cho người theo học hình thức đào tạo vừa học vừa làm hay đào tạo từ xa có giá trị tương đương với văn bằng chính quy. Nói cách khác, học viên theo học hình thức đào tạo chính quy và tại chức đều có cơ hội ngang nhau sau khi hoàn thành chương trình học.

Cách phân loại hình thức đào tạo khác

Bên cạnh cách phân loại hình thức đào tạo chung thì còn có nhiều hình thức đào tạo đại học khác như:

Quy định về việc ghi hình thức đào tạo lên bằng cấp của học viên

Việc ghi hình thức đào tạo lên văn bằng là điều bắt buộc. Thế nhưng với những sửa đổi mới trong quy định pháp luật, cụ thể là Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT, thì không bắt buộc phải ghi hình thức đào tạo lên văn bằng

Thay vào đó, phần hình thức đào tạo sẽ được ghi trong phần phụ lục văn bằng kèm theo đó là các nội dung khác về chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam

Tóm lại, trên văn bằng sẽ chỉ còn 10 nội dung là: Tiêu đề, tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo, ngành đào tạo, tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng, họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng, hạng tốt nghiệp (nếu có), số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng…

Lời kết

Viện đào tạo liên tục Bệnh viện Thẩm mỹ Gangwhoo vừa gửi đến bạn những thông tin sơ lược về chủ đề hình thức đào tạo là gì và phân loại các hình thức đào tạo phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hoặc muốn đăng ký khoá đào tạo liên tục y khoa, đào tạo liên tục thẩm mỹ do bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo tổ chức, hãy liên hệ với Viện đào tạo liện tục Bệnh viện Thẩm mỹ Gangwhoo theo địa chỉ Hotline: 0901 666 879.

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/hinh-thuc-hoc-a55568.html