Không chỉ là ngành nghề có mức tăng trưởng cao, đòi hỏi nhiều chất xám, Khoa học máy tính còn là ngành có sức hút mãnh liệt với các bạn trẻ đam mê công nghệ, có tư duy đi trước đón đầu những ngành nghề “đắt giá” trong kỷ nguyên số.
Ngành Khoa học máy tính là gì?
Khoa học máy tính (Computer Science) là “chìa khóa” để bứt phá trong Cách mạng Công nghiệp 4.0, Chuyển đổi số, Đô thị thông minh bền vững trên thế giới và ở Việt Nam. Ngành khoa học máy tính bao gồm nghiên cứu cấu trúc dữ liệu, cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu, phân tích dữ liệu, các thuật toán xử lý dữ liệu, khai phá dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và các hệ thống dữ liệu lớn phục vụ mọi mặt của kinh tế - xã hội.
Khoa học máy tính đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề.
Nhu cầu nhân lực của ngành Khoa học máy tính hiện nay như thế nào?
Tại Mỹ, Khoa học máy tính là một trong những ngành nghề được đánh giá là có thị trường việc làm tốt nhất với mức lương trung bình 86.320 USD/tháng, cao hơn 38.640 USD so với các ngành nghề khác. Hiện tại, nhu cầu tuyển dụng của ngành này lên đến hơn 500.000 vị trí trong khi đó, mỗi năm chỉ có khoảng gần 50.000 Kỹ sư Khoa học máy tính tốt nghiệp ra trường.
Khoa học máy tính - ngành nghề tiên phong trong kỷ nguyên số.
Tại Việt Nam, Khoa học máy tính là 1 trong những ngành nghề nằm trong danh mục Công nghệ 4.0.
Công bố mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, máy tính và công nghệ thông tin là 1 trong 2 lĩnh vực ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao nhất.
Báo cáo của VietnamWorks - trang tin tuyển dụng lớn nhất Việt Nam cho thấy: Trong 10 năm qua, nhu cầu nhân lực về Khoa học máy tính, CNTT tăng gấp 04 lần và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Đánh giá của Google Brain, nhu cầu nhân lực phục vụ cho lĩnh vực AI là 1 triệu người, nhưng hiện mới có khoảng 10.000 nhân lực chất lượng cao đáp ứng. Dự báo, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 900,000 nhân sự khoa học máy tính trong năm 2022 trên tổng nhu cầu 350.000 người của toàn thị trường.
Lý giải về nhu cầu nhân lực lớn của ngành Khoa học máy tính, TS. Trần Đăng Công - Trưởng khoa Công nghệ thông , trường Đại học Đại Nam cho biết: “Sự “du nhập” như vũ bão của các dự án công nghệ nước ngoài nhằm tận dụng nguồn nhân lực trình độ cao với chi phí cạnh tranh; sự bùng nổ của dữ liệu lớn, yêu cầu về bảo mật, vận hành hệ thống, hay các giải pháp bảo vệ thông tin trước tin tặc…; tốc độ phát triển của các công ty công nghệ mới khiến cho nhu cầu nhân lực về ngành Khoa học máy tính ngày càng lớn”.
Kỹ sư Khoa học máy tính ra trường làm việc ở đâu?
TS. Trần Đăng Công nhấn mạnh thêm: “Khoa học máy tính là ngành học phù hợp với những bạn trẻ năng động, có tư duy sáng tạo, đam mê công nghệ. Theo học ngành Khoa học máy tính, người học không bao giờ lo thất nghiệp và có thu nhập cao bởi đây là ngành học cung không đủ cầu”.
Theo đó, Kỹ sư Khoa học máy tính ra trường có thể làm việc ở nhiều vị trí công việc khác nhau, như: Cán bộ kĩ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin; Lập trình viên, kiểm thử sản phẩm phần mềm, quản lý quy trình phát triển phần mềm; Chuyên viên IT, quản trị và giám sát an ninh mạng; Thiết kế, xây dựng, phát triển, vận hành và bảo trì mạng máy tính nội bộ trong các doanh nghiệp, cơ quan, trường học; Quản trị dự án hệ thống mạng thông tin…
Lĩnh vực nghề nghiệp của ngành Khoa học máy tính rất đa dạng, nhu cầu nhân lực lớn, chế độ đãi ngộ cao.
Mức lương có thể nhận sau tốt nghiệp của Kỹ sư Khoa học máy tính dao động trong khoảng từ 12-20 triệu đồng/ tháng. Mức lương này sẽ tăng rất nhanh theo năng lực và kinh nghiệm của mỗi người trong quá trình làm việc.
Học Khoa học máy tính ở đâu tốt?
Năm 2024, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh hệ đại học chính quy ngành Khoa học máy tính (mã ngành 7480101) theo 03 phương thức xét tuyển: Sử dụng kết quả 03 môn theo tổ hợp xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển học bạ; xét tuyển thẳng.
>>> Đăng ký xét tuyển tại: TẠI ĐÂY
Theo học ngành Khoa học máy tính tại trường Đại học Đại Nam, sinh viên sẽ được học từ cơ bản đến chuyên sâu về khoa học máy tính; có khả năng thiết kế các hệ thống xử lý, tính toán phức tạp; có khả năng phát triển các thuật toán trí tuệ nhân tạo ứng dụng vào nhiều lĩnh vực; phát triển các hệ thống dữ liệu lớn và các thuật toán phân tích, khai phá dữ liệu hỗ trợ ra quyết định kinh doanh, quản lý…
Trong suốt quá trình theo học tại trường, sinh viên sẽ được:
- Thực hành tại Phòng nghiên cứu & Phát triển Khoa học dữ liệu và AI (bắt đầu từ học kỳ 1 năm thứ nhất);
- Thực tập tại các công ty công nghệ hàng đầu, như: Công ty Giải pháp Trí thông minh nhân tạo Việt Nam; Công ty Cổ phần Công Nghệ Dữ Liệu Dagoras; Công ty FIMO…;
- Có cơ hội việc làm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường;
Đội ngũ giảng viên hùng hậu, giỏi chuyên môn và kinh nghiệm của khoa Khoa học máy tính Đại học Đại Nam.
- Được học tập, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tâm huyết;
- Cơ sở vật chất hiện đại (phòng học công nghệ, phòng thực hành, phòng nghiên cứu và Phát triển Khoa học dữ liệu và AI, thư viện rộng rãi với nguồn học liệu phong phú…) đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên;
- Chế độ học bổng hấp dẫn khuyến khích học tập và giảm bớt chi phí cho người học;
Đại học Đại Nam là trường đại học có hoạt động phong trào phong phú, đa dạng nhất miền Bắc.
- Trải nghiệm môi trường đại học năng động, hiện đại, thân thiện và giàu trải nghiệm để phát triển bản thân một cách toàn diện thông quá các hoạt động ngoại khóa và thiện nguyện bổ ích.
Các phương thức xét tuyển vào ngành Khoa học máy tính trường Đại học Đại Nam năm 2023:
Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.
Phương thức 2:
+ Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình năm học lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển.
+ Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình năm học lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.
Tổ hợp xét tuyển:
Liên hệ Hotline/Zalo: 0971595599/ 0961595599/ 0931595599
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY
BTT
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/khoa-hoc-may-tinh-lam-gi-a55594.html