Ngành Tài chính - Ngân hàng luôn nằm trong top những ngành có mức lương cao cùng cơ hội việc làm rộng mở. Chính vì vậy, ngành học này luôn có sức hút hấp dẫn trong các kỳ tuyển sinh. Vậy ngành Tài chính - Ngân hàng gồm những chuyên ngành nào? Nên học chuyên ngành nào của Tài chính - Ngân hàng? Nếu bạn đang có ý định xét tuyển vào ngành này và chưa có định hướng trong việc chọn chuyên ngành thì không thể bỏ qua bài viết dưới đây.
Tài chính - Ngân hàng là một ngành học khá rộng, bao gồm tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Sinh viên theo học ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ được cung cấp kiến thức về lĩnh vực tài chính, huy động vốn, phát hành cổ phiếu - trái phiếu, tư vấn cho các doanh nghiệp về các hoạt động trên thị trường như mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tàn phá nặng nề nền kinh tế của đất nước, đây vẫn là ngành nghề trọng yếu bởi nó ảnh hưởng đến việc luân chuyển tiền tệ của nền kinh tế. Quan trọng hơn cả, ngành Tài chính - Ngân hàng đóng vai trò định hướng trong việc định hướng chiến lược chính sách tiền tệ.
Ngành Tài chính - Ngân hàng luôn là ngành học hot được nhiều bạn trẻ lựa chọn
>>> Xem thêm:
Ngành tài chính ngân hàng học trường nào tốt nhất và cơ hội làm việc sau khi ra trường?
Ngành Tài Chính - Ngân hàng được chia thành nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau. Việc tìm hiểu thật kỹ các chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp theo năng lực và sở thích của bản thân.
Tùy theo mục tiêu đào tạo của từng trường đại học mà chương trình đào tạo của ngành Tài chính - Ngân hàng gồm các chuyên ngành tiêu biểu như sau:
Chuyên ngành này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết và đánh giá, tư vấn về các chính sách công, đồng thời nắm bắt và ứng dụng tốt các nguyên tắc quản trị khu vực công. Bên cạnh đó, sinh viên còn được cung cấp những thông lệ quốc tế để áp dụng một cách hiệu quả khi thực hiện quản lý tài chính tại các tổ chức tài chính và sử dụng ngân sách nhà nước.
Các môn học gắn với chuyên ngành Quản lý tài chính công gồm: Tài chính công, Kế toán công, Quản lý tài chính đơn vị công, Hoạch định chiến lược thuế…
Chuyên ngành Quản lý tài chính công
Bạn phân vân không biết Tài chính - Ngân hàng gồm những chuyên ngành nào và nên học chuyên ngành nào? Vậy thì hãy thử bắt đầu tìm hiểu từ chuyên ngành Thuế. Chuyên ngành này cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng về thuế, bao gồm: Lý thuyết thuế, chính sách thuế và các luật về thuế. Trong quá trình học, sinh viên học chuyên ngành Thuế sẽ nắm vững các quy trình quản lý thuế, lập hồ sơ kê khai thuế, các cam kết về thuế.
Đây là một trong các chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng được nhiều sinh viên lựa chọn nhất hiện nay. Nhiệm vụ của chuyên ngành Tài chính quốc tế là đào tạo chuyên sâu về kiến thức và các nghiệp vụ về tài chính quốc tế như: thương mại quốc tế, kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế. Ngoài ra, sinh viên cần phải nắm vững các quy trình quản trị dự án đầu tư quốc tế, quản lý dự án ODA, quản lý nợ, quản trị tài chính các công ty đa quốc gia.
Chuyên ngành Tài chính quốc tế
Chương trình đào tạo của chuyên ngành này bao gồm các kiến thức chung về thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán. Đi kèm với đó là kiến thức chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp như phân tích, hoạch định chiến lược và quản trị tài chính.
Sau khi tốt nghiệp, sinh việc thuộc ngành Tài chính doanh nghiệp sẽ có khả năng thẩm định dự án, phân tích báo cáo tài chính, huy động - quản lý - sử dụng vốn và nắm vững kiến thức về tổ chức hệ thống kiểm soát tài chính nội bộ doanh nghiệp.
Chuyên ngành Tài chính bảo hiểm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tài chính, kinh tế, xã hội, ngân hàng và những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực bảo hiểm. Sau khi học xong chuyên ngành, sinh viên sẽ sở hữu kỹ năng đàm phán, định phí bảo hiểm, thiết lập và quản lý hợp đồng bảo hiểm… với khách hàng.
Đây là một trong các chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng mà đa số các trường đại học đều có đào tạo. Sinh viên chuyên ngành Ngân hàng được trang bị kiến thức chuyên sâu về tiền tệ, tài chính, ngân hàng, quản trị vốn, quản trị tín dụng và tài sản… Ngoài ra, sinh viên còn được học về các công cụ quản lý rủi ro tài sản, các định chế tài chính phi ngân hàng, kiến thức về các quy trình hoạt động tài chính, thuế, kế toán, bảo hiểm trong ngân hàng và doanh nghiệp…
Chuyên ngành Ngân hàng
Sinh viên theo học chuyên ngành Hải quan sẽ có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hải quan và nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Những kiến thức liên quan đến quản lý nhà nước, những quy định về pháp luật về hải quan cũng như các cam kết quốc tế hải quan cũng được giảng dạy chi tiết trong chương trình đào tạo để sinh viên có thể ứng dụng vào công việc.
Khi theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ có kiến thức chuyên sâu về định giá doanh nghiệp, định giá bất động sản, định giá chứng khoán, cơ chế vận hành tài sản, quy trình hạch toán kế toán. Các nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn cũng được giảng dạy chi tiết để sinh viên nắm chắc và áp dụng chính xác trong công việc sau này.
Trong chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính, sinh viên được đào tạo các kiến thức về phân tích tài chính tầm vi mô và vĩ mô, chi phí và dự báo tài chính, quy trình tổ chức thực hiện chính sách tài chính…
Chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính
Sinh viên chuyên ngành Đầu tư tài chính được trang bị các kiến thức, nghiệp vụ liên quan đến thị trường tài chính, các hoạt động của cơ quan quản lý thị trường tài chính cũng như các kiến thức bổ trợ về pháp luật có liên quan đến lĩnh vực này. Trong quá trình học tập, sinh viên còn được trau dồi kỹ năng phân tích và dự báo thị trường, hạch toán kế toán trong đầu tư tài chính, quản lý rủi ro các công cụ đầu tư trên thị trường…
Có thể thấy, các chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng rất đa dạng. Việc chọn chuyên ngành còn phụ thuộc vào sở thích, năng lực và định hướng công việc trong tương lai của bạn.
Một tín hiệu đáng mừng về thị trường việc làm trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng chính là 90% sinh viên tốt nghiệp ngành học này đều có việc làm ngay sau khi ra trường, đảm nhận tốt công việc trong môi trường nội bộ và quốc tế. Dù học chuyên ngành nào của ngành Tài chính - Ngân hàng, bạn đều có cơ hội đảm nhận các vị trí công việc như chuyên viên tín dụng ngân hàng, kế toán viên phòng thanh toán quốc tế, chuyên viên kinh doanh tiền tệ, chuyên viên tài trợ thương mại, chuyên viên thẩm định giá tài sản, chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán…
Tuy vậy, đứng trước thị trường nhân lực ngày càng khắt khe của thị trường lao động, sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng cần không ngừng nỗ lực củng cố kiến thức nghiệp vụ, đồng thời tìm kiếm cho mình những cơ hội học tập, tiếp xúc với công việc thực tế để nâng cao năng lực và tích lũy kinh nghiệm.
Cơ hội việc làm của ngành Tài chính - Ngân hàng vô cùng rộng mở
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn có đáp án cho câu hỏi “Tài chính - Ngân hàng gồm những chuyên ngành nào?” “Nên học chuyên ngành nào của Tài chính - Ngân hàng?” Hiện Đại học Yersin Đà Lạt là một trong những trường đi đầu trong đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng tại khu vực Tây Nguyên. Sinh viên theo học tại trường có lộ trình học rõ ràng để đảm bảo chất lượng đào tạo, có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp, ngân hàng lớn và có việc làm ngay sau khi ra trường.
>>> Xem thêm:
Cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng
Nếu bạn đang có mong muốn theo học ngành Tài chính - Ngân hàng thể tìm hiểu và đăng ký tại Đại học Yersin Đà Lạt nhé!
Hotline: 1900 633 970 - 0911 66 20 22
Website: https://yersin.edu.vn
Email: tuyensinh@yersin.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/YersinUniversity
Địa chỉ: 27 Tôn Thất Tùng, Phường 8, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
>>> Có thể bạn quan tâm:
>>>Có thể bạn quan tâm: Review ngành Tài chính ngân hàng, Chuyên ngành ngân hàng, Ngành Tài chính ngân hàng, Chuyên ngành ngân hàng là gì, Những kiến thức cơ bản về tài chính ngân hàng, Khoa Tài chính ngân hàng, Ngành tài chính gồm những ngành nào, Học chuyên ngành ngân hàng ra làm gì, Nên chọn chuyên ngành tài chính hay ngân hàng
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/nen-hoc-chuyen-nganh-nao-cua-tai-chinh-ngan-hang-a55616.html