Kỹ thuật mới thông mạch cấp cứu đột quỵ trong “giờ vàng”

Bên cạnh đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đặc biệt ứng dụng các phương pháp mới trong điều trị thông mạch cấp cứu cho người bệnh đột quỵ ngay trong “giờ vàng”, nâng cao hiệu quả cứu sống người bệnh.

BS.CK1 Đào Duy Khoa - Bác sĩ nội thần kinh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết, đột quỵ là tình trạng bệnh lý xảy ra khi nguồn cung cấp máu lên não bị gián đoạn do cục máu đông bít tắc lòng mạch hoặc do sự cố vỡ mạch máu não. Đây là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế đứng thứ 3 trên thế giới và đứng hàng đầu tại Việt Nam, trên cả bệnh tim mạch và ung thư.

thông mạch cấp cứu đột quỵ

Việc chủ động tầm soát, theo dõi định kỳ và cấp cứu kịp thời khi đột quỵ xảy ra là rất quan trọng, nhằm giảm thiểu nguy cơ tử vong và hạn chế thấp nhất các biến chứng có thể xảy ra đối với người bệnh.

ThS.BS Đào Duy Khoa cho biết, với những tiến bộ gần đây trong chẩn đoán và điều trị, đặc biệt là điều trị thông mạch đối với đột quỵ thiếu máu não cấp, đã giúp cải thiện đáng kể khả năng hồi phục cho người bệnh đột quỵ, giúp họ tránh được tàn tật và có thể trở về được cuộc sống trước đây. Hiện tại, Đơn vị Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đã triển khai điều trị thông mạch cấp cứu cho người bệnh đột quỵ ngay trong “thời gian vàng”, bao gồm 2 phương pháp chính:

đột quỵ do tắc động mạch

Bác sĩ Khoa cảnh báo, mỗi phút chậm trễ trong điều trị thông mạch cấp cứu ở người bệnh đột quỵ sẽ khiến 2 triệu tế bào não bị chết. Do đó, “thời gian vàng” ngày càng được mở rộng nhằm giúp nhiều bệnh nhân hơn có được cơ hội điều trị thông mạch, không phải để có nhiều thời gian trì hoãn khi phát hiện và điều trị cho người bệnh.

Đặc biệt, việc điều trị cấp cứu thông mạch cho bệnh nhân đột quỵ đòi hỏi cần phải có sự tham gia của nhiều chuyên khoa khác nhau để mang lại hiệu quả cao nhất. Ví dụ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, với mô hình chăm sóc Team Based Care, người bệnh đột quỵ sẽ được đội ngũ bác sĩ từ các khoa Cấp cứu, Chẩn đoán Hình ảnh, Thần kinh, Hồi sức tích cực, phòng Cathlab phối hợp chặt chẽ để đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về thời gian cửa-kim (thời gian từ lúc vào cấp cứu đến lúc được truyền thuốc làm tan cục máu động) và thời gian cửa-bẹn (thời gian từ lúc vào cấp cứu đến lúc được can thiệp nội mạch lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học). Mục đích làm nhằm rút ngắn tối đa thời gian thông mạch máu bị tắc, giúp tăng tỷ lệ hồi phục, giảm tỷ lệ tàn phế và giảm thời gian nằm viện cho người bệnh đột quỵ. Đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên phục hồi chức năng cũng tham gia điều trị giúp tăng tỷ lệ hồi phục tốt nhất cho người bệnh.

hệ thống máy dsa
Hệ thống chụp hình mạch máu mới bằng tia X: Chụp mạch máu số hóa xóa nền (Digital Subtraction Angiography - DSA)

Ngoài ra, Bệnh viện Tâm Anh còn ứng dụng các kỹ thuật mới nhất về hình ảnh học như: cộng hưởng từ thành mạch độ phân giải cao (HR-MRI), holter ECG, siêu âm tim qua thực quản,… để tầm soát các nguyên nhân khó và hiếm gặp của đột quỵ.

GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ ĐỘT QUỴ - BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH TP.HCM

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đi vào hoạt động từ năm 2021 và triển khai Đơn vị Đột quỵ điều trị chuyên sâu lĩnh vực đột quỵ từ đầu năm 2022. Mục tiêu nhằm dự phòng, tiếp nhận, đánh giá phân loại, xử trí cấp cứu, điều trị tích cực, phục hồi chức năng sau đột quỵ cho người bệnh.

Đơn vị Đột quỵ thực hiện các nhiệm vụ chính bao gồm:

1. Tiếp nhận yêu cầu cấp cứu cho người bệnh đột quỵ cấp từ khoa Cấp cứu và các đơn vị lâm sàng trong Bệnh viện. 2. Phối hợp với Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh và các chuyên khoa liên quan để chẩn đoán đột quỵ. 3. Điều trị, chăm sóc người bệnh đột quỵ: Điều trị nội khoa tích cực, sử dụng thuốc tiêu huyết khối, can thiệp mạch cấp cứu nếu có chỉ định. Phối hợp với các bác sỹ phẫu thuật thần kinh và các chuyên gia liên quan hội chẩn và xử trí cho người bệnh nếu có chỉ định phẫu thuật thần kinh. 4. Phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ: Phối hợp với chuyên khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để thực hiện phục hồi chức năng cho người bệnh. 5. Dự phòng tái phát đột quỵ: Tư vấn kiểm soát huyết áp, bệnh nền, cân nặng cho người bệnh, tham vấn hỗ trợ thay đổi lối sống, sử dụng các loại thuốc hỗ trợ phòng ngừa… 6. Xây dựng tài liệu chuyên ngành, cập nhật hướng dẫn liên khoa trong cấp cứu, chẩn đoán, điều trị đột quỵ. 7. Truyền thông, giáo dục sức khỏe và tư vấn về phòng, chống đột quỵ cho người dân.

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/bac-si-dao-duy-khoa-a58221.html