Khi bị cảm cúm ăn cháo gì? 5 món cháo giải cảm nhanh chóng
Khi bị cảm cúm, ăn cháo có thể là một lựa chọn tốt để giúp giảm triệu chứng và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Cùng tìm hiểu xem khi cảm cúm ăn cháo gì là tốt nhất nhé!
Vì sao cảm cúm nên ăn cháo?
Cảm cúm là một bệnh lý gây ra viêm nhiễm đường hô hấp trên, xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau họng, mệt mỏi và nghẹt mũi. Điều này khiến người bệnh trở nên chán ăn, ăn không ngon miệng, và thậm chí là buồn nôn, nôn ói. Trong khi đó, cháo là món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, trở thành một món ăn lý tưởng giúp người bệnh bổ sung năng lượng và dưỡng chất cần thiết để mau chóng phục hồi sức khỏe.
Cụ thể những lợi ích mà cháo đem lại cho người bị cảm cúm là:
Tăng cảm giác thèm ăn: Khi mắc bệnh, nhiều người thường cảm thấy đắng miệng và không có hứng thú với việc ăn cơm. Lúc này, việc ăn cháo sẽ giúp kích thích vị giác và tạo ra sự ham muốn trong việc ăn uống của người bị bệnh.
Dễ tiêu hóa hơn: Hệ tiêu hóa của người bệnh thường bị suy giảm và cháo có thành phần dễ tiêu hóa.
Cung cấp nước: Cơ thể người ốm cần được duy trì đủ lượng nước để giữ ẩm cho niêm mạc đường hô hấp ẩm. Cháo có khả năng bổ sung nước vào cơ thể.
Tăng cường hệ miễn dịch: Một số loại cháo có chứa các chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp người bệnh mau khỏi bệnh. Ví dụ như: Cháo gà, cháo thịt bò, cháo cá hồi,...
Bị cảm cúm ăn cháo gì để nhanh khỏi bệnh?
Nếu bạn đang băn khoăn cảm cúm ăn cháo gì thì đừng lo lắng, dưới đây là các gợi ý cho bạn về những món cháo thơm ngon bổ dưỡng giúp tình trạng cảm cúm được cải thiện một cách hiệu quả.
Cháo đậu xanh
Cháo đậu xanh là một món ăn phổ biến của người Việt. Thành phần vitamin C trong đậu xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm triệu chứng của cảm cúm. Không chỉ là món ăn chứa nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, mà cháo đậu xanh còn có tính mát, có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.
Nguyên liệu:
50g đậu xanh;
100g gạo tẻ;
1 lít nước;
Hành lá hoặc hành phi (tùy chọn);
Gia vị: Muối, hạt nêm, dầu ăn.
Hướng dẫn nấu:
Rửa sạch đậu xanh và gạo tẻ, ngâm trong nước khoảng 30 phút.
Đun sôi nước trong nồi lớn, sau đó cho gạo và đậu xanh vào.
Nấu với lửa nhỏ trong khoảng 20 - 30 phút cho đến khi các hạt đậu mềm và tan chảy.
Khi cháo đã mềm, thêm các gia vị gồm muối, hạt nêm, dầu ăn vào và khuấy đều, rồi nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.
Khi cháo đã đạt độ sệt theo ý muốn, tắt bếp và trang trí cháo với hành lá hoặc hành phi (tuỳ chọn).
Cháo tía tô
Cháo tía tô là món ăn đơn giản, dễ làm, có tác dụng cải thiện các triệu chứng của cảm cúm. Ăn cháo tía tô hàng ngày sẽ giúp cho người bị cảm cúm mau chóng phục hồi sức khỏe.
Nguyên liệu:
100g gạo tẻ;
20g tía tô;
10g hành khô;
Gia vị: Muối, hạt nêm.
Hướng dẫn nấu:
Vo sạch gạo, sau đó hãy ngâm trong nước tầm 30 phút.
Rửa sạch và cắt nhỏ lá tía tô.
Cho gạo vào nồi, thêm nước, thêm ít muối trắng rồi đun cháo đến khi chín nhừ.
Trong khi ninh cháo, phi thơm hành khô.
Khi cháo đã chín nhừ, tiếp tục cho lá tía vào và khuấy đều.
Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và rồi đun thêm 5 phút là hoàn thành.
Trang trí cháo bằng hành và tỏi phi.
Cháo gà
Cháo gà có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, giảm ho, long đờm, hạ sốt. Do đó, cháo gà là món ăn phù hợp cho người bị cảm cúm. Bên cạnh đó, cháo gà còn có vị ngọt thanh, bùi thơm, dễ ăn, phù hợp với mọi lứa tuổi.
Khi nước sôi, hạ lửa xuống mức nhỏ để luộc trong khoảng 30 phút để loại bỏ các chất bẩn và mỡ thừa.
Sau đó cho gạo vào nồi thịt gà, thêm nước, nấu sôi.
Thêm muối, tiêu, hành tím hoặc hành lá đã được băm vào nồi.
Đun thêm 5 - 10 phút để gia vị ngấm vào cháo rồi tắt bếp và thưởng thức.
Cháo thịt băm và gừng
Một sự lựa chọn tuyệt vời khác cho người bị cảm cúm là cháo thịt băm gừng tươi. Gừng có công dụng lưu thông máu, kháng viêm, ức chế sự phát triển của virus gây bệnh. Thêm vào đó, kết hợp với thịt băm giàu dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Nguyên liệu:
50g gạo tẻ;
100g thịt băm;
50g hành lá;
1 củ gừng;
Gia vị: Muối, hạt nêm, dầu ăn.
Hướng dẫn nấu:
Đun nóng một ít dầu trong trên chảo.
Cho thịt vào xào đến khi chín.
Sau đó thêm gừng vào và xào kỹ trong khoảng 1 phút.
Đổ nước lọc vào nồi, cho gạo vào rồi đun sôi.
Khi cháo sôi, hạ nhỏ lửa, ninh nhừ.
Cho phần thịt băm khi nãy vào cháo, khuấy đều.
Lúc này nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn, thêm hành lá vào đảo đều rồi tắt bếp và thưởng thức.
Cháo thịt bò cà rốt
Bạn có biết cháo thịt bò cà rốt là một món ăn dinh dưỡng thích hợp cho người đang điều trị cảm cúm. Protein từ thịt bò và vitamin A từ cà rốt cùng những thành phần khác sẽ giúp tăng sức đề kháng của bạn.
Nguyên liệu:
100g gạo tẻ;
100g thịt bò;
1 củ cà rốt;
Hành tím, hành lá;
Gia vị: Muối, hạt nêm, dầu ăn.
Hướng dẫn nấu:
Đầu tiên, rửa sạch thịt bò và cắt thành miếng nhỏ.
Phi thơm hành rồi thêm thịt bò vào xào chung.
Tiếp theo, vo sạch gạo, cho vào nồi chứa đủ nước rồi nấu sôi.
Trong lúc chờ, gọt vỏ và thái nhỏ cà rốt.
Khi cháo đã nhừ, cho thịt bò và cà rốt vào cháo rồi khuấy đều, đồng thời nêm nếm gia vị vừa ăn.
Cuối cùng, tắt bếp và cho hành lá vào rồi thưởng thức.
Người bị cảm cúm nên lưu ý gì khi ăn cháo?
Dưới đây là một số lưu ý khi ăn cháo khi bạn đang bị cảm cúm này:
Hãy lựa chọn loại cháo phù hợp. Bạn có thể chọn các loại cháo cơ bản đã được gợi ý phía trên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm vài món khác, ví dụ như: Cháo cá, cháo lươn, cháo bí đỏ,...
Không nên ăn cháo quá nóng vì có thể gây bỏng miệng và niêm mạc thực quản.
Nên ăn cháo khi còn ấm sẽ dễ tiêu hơn.
Lượng cháo ăn trong một lần không nên quá nhiều, chỉ nên ăn từ 1 - 2 bát.
Lưu ý khi chế biến cần tránh các loại gia vị nặng và các thành phần khó tiêu hóa.
Dưa chua làm tăng tiết axit dạ dày, gây nguy cơ loét và đau dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của người bệnh, do đó không nên kết hợp ăn cháo với dưa chua.
Bài viết trên đây là một số gợi ý cho bạn lúc bị cảm cúm ăn cháo gì. Mong rằng bạn đọc có thể lựa chọn món cháo phù hợp với khẩu vị và sở thích của mình để chế biến trong quá trình điều trị cảm cúm nhé!