Quản lý nhân sự là vấn đề đa chiều nhất trong các nhiệm vụ quản lý. Dù là trưởng nhóm nhỏ với vài nhân sự hay trưởng phòng, giám đốc quản lý hàng trăm người thì tầm quan trọng của kỹ năng quản lý nhân sự cũng không hề suy giảm. Nếu bạn đang nhắm đến một trong các chiếc ghế quản lý, thì những ví dụ về kỹ năng quản lý nhân sự mà quân sư TalentBold đề cập hôm nay, một lần nữa khẳng định vai trò chắc chắn không thể thiếu của kỹ năng này trong cuộc cạnh tranh chinh phục nhà tuyển dụng. MỤC LỤC: 1. Đôi nét về kỹ năng quản trị nhân sự 2. Ví dụ về kỹ năng quản trị nhân sự 2.1. Kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn 2.2. Kỹ năng sắp xếp công việc 2.3. Kỹ năng quản lý xung đột, giao tiếp đắc nhân tâm 2.4. Quan tâm đến các đồng nghiệp 2.5. Tận tụy với công việc làm gương cho nhân viên
>>> Xem thêm: Việc làm lương cao
Nhân lực là nền tảng cốt lõi cho mọi thành công, điều này đồng nghĩa, một người quản lý chỉ có thể thành công khi có thể xây dựng một đội ngũ nhân lực dưới quyền đoàn kết, được bố trí đúng người đúng việc, phát huy tối đa năng lực của mỗi người hợp thành chuỗi mắt xích vững mạnh của cả một tập thể.
Tất cả những kỳ vọng này chỉ có được khi người lãnh đạo sở hữu kỹ năng quản lý nhân sự giỏi. Đây là một kỹ năng mềm quan trọng, hội tụ sự linh hoạt của nhiều kỹ năng khác nhau, không chỉ thiên về chuyên môn (để bố trí đúng việc cho từng người), mà còn dung hòa cảm xúc làm việc hiệu quả nhất cho cả một tập thể (giao tiếp đắc nhân tâm). >>>> Xem thêm: 8 kỹ năng quản lý cơ bản của người lãnh đạo
Danh sách tổng hợp kỹ năng quản lý nhân sự thì nhiều bài viết đã đề cập, nên quân sư TalentBold sẽ tập trung vào trọng tâm ví dụ của kỹ năng quản lý nhân sự, nhằm minh chứng năng lực hỗ trợ tuyệt vời của kỹ năng này đối với người quản lý
Phòng kỹ thuật sản xuất là nơi chịu trách nhiệm về sự vận hành suông sẻ của hệ thống máy móc trong dây chuyền. Thông thường, những hư hỏng sẽ do kỹ sư xuống giải quyết. Tuy nhiên, lần này lại là hư hỏng mang tính dây chuyền, mức độ khó khá cao hơn. Lúc này nếu trưởng phòng kỹ thuật thoái thác hoặc ép trách nhiệm vào đội ngũ chuyên viên, hình ảnh của trưởng phòng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sau này đưa ra chỉ thị sẽ khiến nhân viên khó tin tưởng.
Hiểu được tầm quan trọng này, trưởng phòng kỹ thuật một công ty may mặc tại Đồng Nai luôn không ngừng cập nhật tay nghề, không chỉ cùng đội ngũ kỹ sư tham gia khóa đào tạo nâng cao do doanh nghiệp tổ chức, mà có thể là chủ động tự trau dồi bên ngoài. Khi sự cố lớn xảy ra, trưởng phòng đã trực tiếp xuống xưởng sản xuất, nghiên cứu, tìm hiểu giải pháp cùng anh em. Sự đồng lòng này đã mang đến hiệu quả khắc phục máy móc nhanh chóng, đồng thời các kỹ sư cảm nhận được sự tôn trọng và hỗ trợ hết mình từ cấp lãnh đạo, cụ thể chính là trưởng phòng.
Để triển khai một dự án ra mắt sản phẩm mới, hàng tá công việc phải được lên kế hoạch và chỉ đạo thực hiện chỉ trong thời gian ngắn. Trưởng phòng kinh doanh chính là đầu tàu trong dự án này, trình tự công việc, cùng danh sách nhân sự đảm trách đều phải thông qua sự phê duyệt của trưởng phòng.
Là một người dày dạn kinh nghiệm qua nhiều vị trí trước khi lên trưởng phòng, anh A không bao thầu mọi việc mà chỉ đạo triển khai theo từng cấp. Nghĩa là giao nhiệm vụ phân chia công việc chi tiết cho trưởng bộ phận, sau đó trưởng bộ phận báo cáo, tham mưu cho trưởng phòng về trình tự, quy cách, đối tượng nhân sự thực hiện.
Như vậy, anh vừa có thể tập trung quản lý ở tầm vĩ mô, vừa tạo cơ hội cho cấp dưới phát huy sự sáng tạo trong cách thức triển khai nhiệm vụ. Nhờ vậy, những dự án sau này, mọi người đã quen nếp triển khai, trưởng phòng A không cần phải cầm tay chỉ việc nữa. Nhân sự vừa thoải mái phát huy năng lực mà hiệu quả công việc luôn được kiểm soát chặt chẽ. >>>> Xem thêm: CEO là gì? CEO cần sở hữu tố chất nào?
Hai nhân viên tranh luận gay gắt về trách nhiệm đối với sai sót trong một lô hàng nhập về từ Singapore. Người A nói người B không theo sát đơn hàng, không chủ động liên lạc theo kế hoạch công việc để phát sinh phí lưu bãi, người B thì nói đó là trách nhiệm của người A vì người A theo sát chứng từ, nắm bắt được thời gian hàng về như thế nào mà không thông báo cho bên giao nhận xúc tiến nhận hàng.
Ai cũng có lý lẽ của mình, và để giải quyết xung đột, trước hết trưởng phòng xuất nhập khẩu giải quyết cho lô hàng về công ty trước đã, xong xuôi đâu đó mới lục lại bảng mô tả, phân công nhiệm vụ của từng nhân sự. Từ đó, phát hiện, trách nhiệm thuộc về nhân viên A vì biết ngày hàng cập cảng mà không báo cho bên giao nhận để sắp xếp lấy hàng. Nhưng nhân viên B bên giao nhận cũng có một phần trách nhiệm vì họ nắm bắt kế hoạch tiếp nhận hàng hóa trong cả 01 tháng, như vậy, khi chưa thấy thông tin từ nhân viên A, với ý thức trách nhiệm với công việc, nhân viên B nên chủ động hỏi.
Trên tinh thần đó, trưởng phòng đã gọi từng nhân viên vào trao đổi riêng, để mỗi người thấy được phần lỗi của mình, chứ không gọi cả hai, vì như vậy, nhân viên B có thể cho rằng lỗi mình nhỏ xíu, lỗi của A mới lớn nên B không chú trọng khắc phục tinh thần trách nhiệm trong công việc sau này. Cách giải quyết rất thông minh.
Quản lý nhân sự trong công việc không là chưa đủ. Để giữ chân nhân tài hiệu quả, người quản lý cần tinh ý, chia sẻ những khó khăn, mệt mỏi của họ trong cuộc sống nữa. Điều này không khó phát hiện vì khi nhân viên xao nhãng, dễ bị sai sót trong công việc. Ngay khi nhân viên giỏi lâu năm của mình phát sinh những sai sót nhỏ, trưởng phòng sản xuất tại công ty dệt may ABC đã để tâm tìm hiểu rồi.
Vì công việc khá bận rộn nên trưởng phòng đã nói chuyện với người đồng nghiệp thân thiết của nhân viên đó, hỏi thăm và nhờ đồng nghiệp tìm hiểu giúp. Khi biết được lý do là con của nhân viên đó đang bị bệnh, phải nhập viện mà nhà chỉ có hai vợ chồng ở trọ, ông bà gia đình đều ở xa. Trưởng phòng đã gọi nhân viên đó lên, giả vờ hỏi lý do vì sao hay bị sai sót dạo gần đây, sau khi biết lý do, trưởng phòng ngay lập tức cho phép nhân viên nghỉ 01 tuần không trừ ngày phép, công việc các đồng nghiệp sẽ hỗ trợ. Nhờ vậy, nhân tài công ty đối thủ thì thay đổi việc liên tục, còn tại đây thì gắn bó 10 năm là chuyện bình thường. >>>> Có thể bạn quan tâm: Cách rèn luyện kỹ năng quản lý
Không ai sẵn sàng hỗ trợ một người lười biếng, không chịu nỗ lực mà chỉ muốn người khác làm dùm mình cả. Nhân viên với Sếp cũng vậy, muốn nhân viên hết lòng vì công việc, Sếp phải là tấm gương chăm chỉ, nỗ lực, tấm gương thành công để mọi người noi theo.
Vì vậy, mặc dù giám đốc có thể về nhà xử lý công việc nhưng giám đốc công ty một công ty dịch vụ du lịch tại quận 2 vẫn thỉnh thoảng ở lại văn phòng làm việc cho xong, thậm chí về sau cùng, và không ngại cùng đồng nghiệp thức tới khuya để giải quyết những vấn đề phát sinh du lịch trong và ngoài nước. Nhân viên nhìn thấy sự tận tụy này, thấy Sếp luôn vì quyền lợi của mình nên họ chẳng tiếc công cống hiến hết mình vì tổ chức. Chỉ sau 2 năm, công ty đã trở thành lựa chọn tin cậy cho kỳ nghỉ cuối năm của nhiều doanh nghiệp lớn.
Những ví dụ về kỹ năng quản lý nhân sự trên đây chỉ là một phần rất rất nhỏ trong số những tình huống nhân sự mà một người quản lý phải đối mặt. Vì vậy, quân sư TalentBold gửi trọn tâm huyết vào bài viết này với mong muốn khích lệ và thôi thúc các bạn ứng viên kiên trì, nỗ lực trau dồi để sở hữu kỹ năng quản lý nhân sự càng sớm càng tốt. Nếu bạn cần thêm thông tin gì về kỹ năng quản lý nhân sự, cũng như cách rèn luyện kỹ năng này, hãy liên lạc với quân sư TalentBold nhé. Chúc bạn thành công!
- Chi tiết liên hệ: Talentbold - We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail: sales@talentbold.com Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/vi-du-ve-quan-tri-nguon-nhan-luc-a63543.html